OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Ngô Quyền có đáp án

01/12/2020 930.07 KB 437 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201201/415266421256_20201201_174118.pdf?r=4785
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì I sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Ngô Quyền có đáp án dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

 

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.

B. Số lượng, hình thái NST.

C. Số lượng, cấu trúc NST.

D. Số lượng không đổi.

Câu 2: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là

A. Biến đổi hình dạng

B. Tự nhân đôi

C. Trao đổi chất

D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 3: Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng

A. Đơn

B. Kép

C. Đơn bội

D. Lưỡng bội

Câu 4: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là

A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ

B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

C. Luôn co ngắn lại

D. Luôn luôn duỗi ra

Câu 5: Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

A. Tế bào sinh dục sơ khai

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1

D. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

A. Tế bào sinh sản

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Tế bào trứng

D. Tế bào tinh trùng

Câu 7: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A. Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B. Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C. Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D. Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

Câu 8: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là

A. Người

B. Ruồi giấm

C. Đậu Hà Lan

D. Lúa nước

II. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm).

Tại sao loại sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với với những loài sinh sản vô tính ?

Câu 2 (3,5 điểm) Khi cho lai giống cà chua quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau , kết quả F2 như thế nào?

Ở cà chua , màu quả được quy định bởi một cặp gen và tính trạng quả đỏ là trội so với quả vàng .

Giao phấn hai cây cà chua P thuần chủng  thu được F1.

Cho một số cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau , F2 thu được 289 cây quả đỏ và 96 cây quả vàng . Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

A

B

D

B

A

B

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Sự sinh sản trong sinh sản vô tính: Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân: tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ (nếu không xảy ra đột biến) → cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ → không (ít) co biến dị.

Sự sinh sản trong sinh sản giao phối (hửu tính): dựa trên hai cơ chế chủ yếu:

+ Cơ chế giảm phân: Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử → tạo ra được nhiều loại giao tử khác nhau .

+ Cơ chế thụ tinh: Có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền có nguồn gốc khác nhau trong giao tử → tạo ra đuợc nhiều giao từ khác nhau (biến dị tổ hợp) ở hợp tử → biến dị phong phú.

Câu 2:

Do đề bài cho mỗi gen quy định một tính trạng nên ta xác định được đây là bài toán di truyền thuộc quy luật Menđen

Bước 1- Quy ước gen     A : quả đỏ ; a : quả vàng

Bước 2 - Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ

Do F2 thu được 298 quả đỏ : 96 quả vàng

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 289/ 96 xấp xỉ 3 đỏ : 1 vàng

Tỷ lệ tuân theo định luật phân ly của Menđen . Suy ra cả hai cây cà chua F1 đem lai đều có kiểu gen dị hợp Aa và kiểu hình quả đỏ .

Do P thuần chủng nên P có kiểu gen là AA và aa

Bước 3 - Lập sơ đồ lai             P    : AA ( quả đỏ )      X         aa ( quả vàng )

GP :    A                                   a

F1  :                         Aa  ( quả đỏ ) 

F1  : Aa ( quả đỏ )        X           F1 : Aa ( quả đỏ )

 GF1: A , a                                  A , a

F2 :            1AA  : 2 Aa  : 1aa

Kiểu hình :   3 quả đỏ  :   1 quả vàng

---------------------0.0------------------------

ĐỀ SỐ 2

I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là

A. Kỳ đầu và kỳ cuối

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ sau và kỳ giữa

D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Câu 2: Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?

A. Kỳ trung gian

B. Kỳ đầu

C. Kỳ giữa

D. Kỳ sau

Câu 3: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN

B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST

C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào

D. Là nơi hình thành ti thể

Câu 4: Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng                   B. 2 hàng                                 C. 3 hàng                                D. 4 hàng

Câu 5: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn

B. Lưỡng bội ở trạng thái kép

C. Đơn bội ở trạng thái đơn

D. Đơn bội ở trạng thái kép

Câu 6: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 7: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

A. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần

B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 8: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

II/Tự luận: (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

Câu 2 (2 điểm).

Phân biệt thường biến với đột biến

Câu 3 (2 điểm).

Giải thích vì sao 2 AND con được tạo qua cơ chế nhân đôi lại giống AND mẹ?

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

C

A

A

B

C

D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Ngô Quyền có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF