OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi có đáp án

01/12/2020 947.18 KB 359 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201201/119098411083_20201201_154837.pdf?r=736
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì I sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi có đáp án dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 2: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A. 3,4 Å và 10 Å

B. 34 Å và 10 Å

C. 3,4 Å và 34 Å

D. 10 Å và 34 Å

Câu 3: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

A. 35%                                  B. 15%                                    C. 20%                                   D. 25%

Câu 4: Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành

1. Lai phân tích;
2. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa;
3. Tự thụ phấn.

A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
D. 1, 2, 3.

Câu 5: Điều nào không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly?
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
C. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 6: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

A. Bố mẹ phải thuần chủng.
B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

Câu 7: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

A. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 8: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. một nhân tố di truyền quy định.
B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

II. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Câu 2 (2 điểm). So sánh sự khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN.

Câu 3 (2 điểm). Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

A

B

D

D

A

B

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

* Ý nghĩa của nguyên phân:

- Giúp cho cơ thể lớn lên.

- Khi cơ thể đã lớn đến một giới hạn nào đó thì nguyên phân vẫ tiếp tục giúp tạo ra tế bào mới thay thế các tế bào già chết đi.

- Là cơ sở của sự sinh sản hữu tính.

- Bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào của 1 cơ thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính.

* Ý nghĩa của giảm phân:

- Giảm phân tạo ra các loại giao tử, có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp trong thụ tinh.

* Ý nghĩa của thụ tinh:

- Khôi phục duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.

Câu 2:

ADN

mARN

- Xảy ra trước khi phân bào

- Hai mạch đơn của ADN tách rời nhau.

 

- ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn.

- A của ADN liên kết với T ở môi trường nội bào.

- Cả hai mạch đơn của ADN đều được dùng làm khuôn để tổng hợp 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.

- Xảy ra khi tế bào cần tổng hợp Protein.

- Hai mạch đơn ADN tương ứng với từng gen tách rời nhau.

- mARN được tổng hợp theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung.

- A của ADN liên kết với U ở môi trường nội bào.

- Chỉ một đoạn mạch đơn ADN được dùng làm khuôn tổng hợp được nhiều phân tử mARN cùng loại.

 

Câu 3:

- ADN được cấu tạo bởi từ hàng vạn đến hàng triệu nuclêôtit với 4 loại khác nhau là A, T, G, X các loại nuclêôtit sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù cho ADN.
+ Tính đa dạng của ADN: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo nên vô số loại ADN ở các cơ thể sinh vật.
+ Tính đặc thù của ADN: mỗi loại ADN trong cơ thể sinh vật có thành phần, số lượng và trật tự xác định của các nuclêôtit.
- Tính đa dạng của ADN là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở các loài sinh vật.
- Tính đặc trưng của ADN góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở mỗi loài sinh vật.

---------------------0.0------------------------

ĐỀ SỐ 2

I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp vì

A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. gen trội không át chế được gen lặn.
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.

Câu 2: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là

A. kiểu gen và kiểu hình F1.
B. kiểu gen và kiểu hình F2.
C. kiểu gen F1 và F2.
D. kiểu hình F1 và F2.

Câu 3: Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn.
D. 100% trung gian.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

A. Trội hoàn toàn.
B. Phân li độc lập.
C. Phân li.
D. Trội không hoàn toàn.

Câu 5: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 .
B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2

Câu 6: Màu sắc hoa mõm chó do một gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được kết quả sau: hoa hồng hoa hồng F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào?

A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
B. Hoa hồng là tính trạng đồng trội.
C. Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ.
D. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng.

Câu 7: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. một nhân tố di truyền quy định.
B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 8: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách

A. lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
B. lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.

II/Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Biểu hiện của bệnh bạch tạng so sánh bệnh bạch tạng với bệnh câm điếc bẩm sinh?

Câu 2: Nêu khái quát các phương pháp nghiên cứu di truyền người? Việc nghiên cứu di truyền người có những điểm khó khăn nào so với nghiên cứu di truyền động vật?

Câu 3: Cơ chế NST giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai, con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1.

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

A

D

C

D

B

D

 

-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF