OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Chu Văn An có đáp án

01/12/2020 933.38 KB 282 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201201/499476025163_20201201_152158.pdf?r=3044
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Chu Văn An có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 2: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây

A. Mất đoạn NST

B. Chuyển đoạn trên 1 NST

C. Lặp đoạn NST

D. Chuyển đoạn tương hỗ

Câu 3: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?

A. Lặp đoạn

B. Mất đoạn

C. Đảo đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 5: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào

B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh

C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST

D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào

Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.

A. 3749                                   B. 3751                                  C. 3009                                  D. 3501

Câu 7: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là

A. Đột biến giao tử.

B. Đột biến tiền phôi.

C. Đột biến xôma.

D. Đột biến dị bội thể.

Câu 8: Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?

A. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài

B. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên

C. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hóa học

D. Cả B và C đúng

II. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là di truyền liên kết? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết?

Câu 2 (2 điểm). Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của AND và ARN.

Câu 3 (2 điểm). Trình bày sự hình thành chuỗi axit amin? Vì sao nói Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

D

B

B

A

C

D

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Hiên tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho qui luật phân ly độc lập của Menđen ở những điểm nào.

* Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li  trong quá trình phân bào.

* Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết là các cặp gen quy định tính trạng này nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

* Bổ sung: Trong mỗi tế bào có chứa nhiều cặp NST (trong mỗi NST có chứa nhiều cặp gen) cho nên các gen nằm trên NST khác nhau phân li đọc lập. Các gen nằm chung gọi là di truyền liên kết. Hai hiện tượng xảy ra đồng thời và ảnh hưởng đến nhau và chúng bổ sung cho nhau.

Ngoài ra còn giải thích vì sao trong tự nhiên có những tính trạng luôn đi kèm với nhau.

Câu 2:

Đặc điểm so sánh

ADN

ARN

Cấu trúc

Chuỗi xoắn kép

Chuỗi xoắn đơn

Cấu tạo

Có 4 loại: A-T-G-X

Có 4 loại: A-U-G-X

Số lượng

Lớn hơn so với ARN

Nhỏ hơn

Chức năng

Lưu giữ và truyền đạt thong tin di truyền

Truyền đạt thong tin di truyền.

Vận chuyển axit amin

Tham gia cấu trúc ribôxôm.

 

Câu 3:

* Diễn biến: Sự hình thành chuỗi aa:

- mARN rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi aa.

- Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X để đặt aa vào đúng vị trí.

- Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được nối tiếp

- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.

* Nói P có chức năng:

- Là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào, cơ thể.

- Là thành phần tham gia vào các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

- Là enzim làm nhiệm vụ xúc tác cho các phản ứng.

- Là hoocmon điều hoàn quá trình trao đổi chất.

- Là kháng thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.

- Làm nhiệm vụ vận chuyển và dự trữ các chất và năng lượng.

 

---------------------0.0------------------------

ĐỀ SỐ 2

I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A. Đưa đến sự nhân đôi của NST

B. Đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. Đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. Đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Câu 2: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

A. Sao chép ADN

B. Tái bản ADN

C. Tự sao ADN

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là

A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Sự tham gia xúc tác của các enzim

D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu 4: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 5: Chức năng của ADN là

A. Mang thông tin di truyền

B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. Truyền thông tin di truyền

D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 6: Đơn vị cấu tạo nên ADN là

A. Axit ribônuclêic

B. Axit đêôxiribônuclêic

C. Axit Amin

D. Nuclêôtit

Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là

A. Menđen

B. Oatxơn và Cric

C. Moocgan

D. Menđen và Moocgan

Câu 8: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.

C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể

D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

II/Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa KG, MT, KH của sinh vật và môi trường ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tính trạng của sinh vật.

Câu 2: Sự biến đổi số lượng một cặp NST thường gặp ở dạng nào? Cơ chế hình thành ra sao?

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN.

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

B

C

D

D

B

C

 

-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Chu Văn An có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF