OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 - Ôn thi giữa HK1 năm 2019 - 2020 Trường THPT Thăng Long

27/11/2019 975.88 KB 997 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191127/587424493047_20191127_150950.pdf?r=5608
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 - Ôn thi giữa HK1 năm 2019 - 2020 Trường THPT Thăng Long. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. 

 

 
 

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

(HỌC SINH THAM KHẢO LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I)

 

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

NHẬN BIẾT:

Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945.

B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.

C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945.

D. Từ ngày 4 đến 12-4-1945.

Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh  từ ngày 4 đến 11-2-1945 diễn ra ở đâu?

A. Oasinhtơn (Mĩ).

B. Ianta (Liên Xô).

C. Pốtxđam (Đức).

D. Luân Đôn (Anh).

Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?

A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.

C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.

D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.

Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?

A. Liên hợp quốc (UN).

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. 30.

B. 40.

C. 45.

D. 50.

Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?

A. Ban Thư kí.

B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Hội đồng Quản thác.

Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây?

A. Hội nghị Ianta (Liên Xô)

B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).

C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).

D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).

Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc ?

A. Hội Quốc liên.

C. Đệ nhị Quốc tế.

B. Liên minh vì tiến bộ.

D. Khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 11. Đến năm 2006, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?

A. 190.

B. 191.

C. 192.

D. 193.

Câu 12. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5.

B. 7.

C. 10.

D. 15.

Câu 13. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

C. Liên minh châu Âu (EU).

D. Liên hợp quốc (UN).

Câu 14. Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc tổ chức Liên hợp quốc ?

A. Đại hội đồng.

B. Ban Thư kí.

C. Hội đồng bộ trưởng.

D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Nhận biết:

Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của

A. các đế quốc Âu-Mĩ.                                            B. đế quốc Mĩ.

C. thực dân Pháp.                                                   D. thực dân Anh.

Câu 2.Các nước Đông Nam Á trong  chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là thuộc địa của

A. thực dân  Anh.                                                   B. thực dân Pháp.

C. phát xít Nhật.                                                    D. đế quốc Mĩ.

Câu 3. Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là

A. Hòa bình, trung lập.                                            B. Nhận viện trợ từ các nước .

C. Xâm lược các nước láng giềng.                           D. Trung lập tích cực.

Câu 4. Hội nghị thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại

A. Thái Lan.                                                           B. Xin-ga-po.

C. Ma-lai-xi-a.                                                        D. Phi-líp-pin.

Câu 5. Tổ chức ASEAN ra đời gồm 5 nước là

A. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin

B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin

C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin

D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin

Câu 6. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào và là thành viên thứ mấy

A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10.             B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9.

C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8.               D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7.

Câu 7. Mục tiêu chủ yếu thành lập tổ chức ASEAN  theo hiến chương là

A. phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự đóng góp giữa các nước thành viên

B. phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên

C. phát triển kinh tế và văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên

D. phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự nổ lực hợp tác giữa các nước thành viên

Câu 8. Hiện nay tổ chức ASEAN có tất cả bao nhiêu nước thành viên?

A. 8 nước.                                                               B. 9 nước.

C. 10 nước.                                                             D. 11 nước.

Câu 9. Hiện nay nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á chưa là thành viên của tổ chức ASEAN?

A. Bru-nây.                                                            B. Mi-an-ma.

C. Lào.                                                                    D. Đông Ti-mo.

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây  không  phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.

B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Sự ra đời  của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.

Câu 11. Kết quả chủ yếu mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đạt được sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại

A. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng rất nhanh.

B. bộ mặt kinh tế - xã hội có sự biến đổi to lớn.

C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh.

D. giải quyết tốt vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội.

Câu 12. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào kết thúc thắng lợi bởi sự kiện

A. Kí hiệp định Giơ-ne-vơ                     B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập

C. Kí hiệp định Viêng Chăn                   D. Thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi

Câu 13. Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại chủ yếu vì

A. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế.

B. Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.

C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Cần cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.

Câu 14.Thuận lợi chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thắng lợi của nhân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)

A. Sự viện trợ của Liên Xô.                  

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

C. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi..  

D. Có sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam.

Câu 15. Hoạt động nào dưới đây đánh dấu  bước ngoặt  của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay

A. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.

B. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.

C. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989.

D. Campuchia trở thành thành viên thứ 10 năm 1999.

Câu 16. Nội dung  nào dưới đây không phải là  nguyên tắc hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.

Câu 17. Mục đích các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” vào 11/2007

A. xây dựng ASEAN thành cộng đồng hòa bình, ổn định.

B. xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.

C. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chiến lược về chính trị, quân sự.

D. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chỉ mang tính chất chiến lược về quân sự.

Câu 18. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện?

A. Tổ chức ASEAN tăng cường số thành viên của mình.

B. Việt Nam, Lào được mời tham gia vào hiệp ước Ba-li.

C. Cả ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cùng tham gia vào ASEAN.

D. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao và các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo.

Câu 19. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

A. Lần lượt gia nhập ASEAN.                                B. Đều giành được độc lập.

C. Trở thành các nước công nghiệp mới.                D. Tham gia vào Liên hợp quốc.

Câu 20. Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945?

A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

B. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật.

Câu 21. Đâu không phải là điểm chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, Lào, Campuchia (1945-1954)?

A. Đều chiến đấu  chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cuộc đấu tranh giành thắng lợi.

C. Do hoạt động ngoại giao của Đảng Cộng sản Đông Dương, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập.

D. Thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 22. Nội dung cơ bản nhất của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện là

A. thu hút vốn đầu tư.                                            B. phát triển ngoại thương.

C. “mở cửa” nền kinh tế.                                         D. sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.        

Câu 23: Quốc gia ra đời muộn nhất ở Đông Nam Á là

A. Inđônêxia.                   B. Brunây.                C. Mianma.                  D. Đông Timo

Câu 24: Thành tựu bước đầu của chiến lược kinh tế hướng nội là

A. có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

B. sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.

C. giải quyết nạn đói, nạn thất nghiệp.

D. công nghiệp nặng phát triển.

Câu 25: Quốc gia nào ở Đông Nam Á trong những năm 70 của thế kỉ XX  có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất?

A. Xingapo.                              B. Malaixia.                    C. Philippin .                            D. Thái Lan.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

BÀI 6: NƯỚC MĨ

NHẬN BIẾT

Câu 1. Tình hình khoa học –kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. phát minh phục vụ mục đích quân sự.

B. đứng đầu thế giới trong phát minh khoa học – kĩ thuật.

C. là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

D. tiếp thu những thành tựu kĩ thuật của các nước đi trước.

Câu 2. Hạn chế lớn nhất của nền kinh tế Mĩ giai đoạn 1973-1991 là

A. sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

B. kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. do theo đuổi tham vọng  bá chủ thế giới.

D. sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

Câu 3. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là

A. Liên Xô                      B. Anh                    C. Mĩ                       D. Nhật Bản.

Câu 4. Dự trữ  vàng của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. 1/3 trữ lượng vàng của thế giới.

B. 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.

C. 1/4 trữ lượng vàng của thế giới.

D. 2/3 trữ lượng vàng của thế giới.

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ là

A.bắt tay với Trung Quốc.

B.hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

C.triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng bá chủ thế giới.

D.dung dưỡng với một số nước đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?

A. “Ngăn đe thực tế”.                                                      B. “Cam kết và mở rộng”

C. “Thế giới phải luôn công bằng”                                  D. “Thúc đẩy dân chủ”

Câu 7. “ Chiến lược toàn cầu” do tổng thống nào của Mĩ đề ra?

A. Truman.                    B. Kennơđi.

C.  Aixenhao.                 D. Giônxơn.

Câu 8. Âm mưu của Mĩ sau chiến tranh lạnh là

A.chuẩn bị để ra chiến lược mới.

B.vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

C.dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.

D.thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 9. Sản lượng công nghiệp của Mĩ năm 1948 là

A.hơn 56%.                    B. hơn 50%.                   C. hơn 54%.         D. hơn 55%.

Câu 10. Mĩ bình thường hóa quan hện ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A.1990.                          B. 1992.               C. 1995.               D. 1997.

Câu 11. Khối quân sự nào sau đây không do Mĩ thành lập

A.Khối NATO.         B. Khối SEATO          C. Khối VACSAVA    D. Khối CENTO.

Câu 12. Nguồn lợi chủ yếu Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.kí các hợp đồng huấn luyện quân sự.

B.cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục.

C.buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

D.chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với phát xít.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BÀI 8. NHẬT BẢN

NHẬN BIẾT

Câu 1. Ngày 8-9-1951 ,Nhật Bản  ký kết với Mĩ hiệp ước gì?

A. Hiệp ước phòng thủ chung ĐNA.

B. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật .

C. Hiệp ước liên minh Mĩ –Nhật.

D. Hiệp ước chạy đua vũ trang.

Câu 2. Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào thời gian nào?

A. Năm 1976

B. Năm 1977

C. Năm 1978

D. Năm 1979

Câu 3. Trong chính sách đối ngoại của Nhật từ 1945 – 1952, ngoài liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước nào?

A. Đông Bắc Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Các nước Tây Á.

Câu 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Nhật Bản từ 1960-1969 là

A. 10.8 %

B. 9.8 %

C. 8.8 %

D. 7.8 %

Câu 5. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về

A. dự trữ vàng.

B. tài chính.

C. ngoại tệ.

D. kinh tế.

Câu 6. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:

A. Mĩ - Anh  - Pháp.

B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D.Mĩ - Đức - Nhật Bản.

Câu 7. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. Tháng 9/1970

B. Tháng 9/1971

C. Tháng 9/1972

D. Tháng 9/1973

Câu 8. Nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của TK XX là gì?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu.

C. Mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

D. Mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Câu 9. Tác động lớn nhất của CTTG thứ 2 đến Nhật Bản là gì?

A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. Kinh tế phát triển nhanh chóng.

C. Các Đảng phái tranh giành quyền lực.

D. Kinh tế bị tàn phá nặng nề

Câu 10. Từ năm 1973 trở đi sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ những giai đoạn suy thoái là do chịu sự tác động của

A. khủng hoảng kinh tế thế giới.

B. khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. khủng hoảng tài chính thế giới.

D. khủng hoảng chất xám trong nước.

Câu 11. Nhật Bản nằm ở khu vực nào của Châu Á?

A. Khu vực Đông Nam Á.

B. Khu vực Đông Bắc Á.

C. Khu vực Tây Nam Á.

D. Khu vực Đông Nam Á.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Những khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật bản từ những năm 1952-1973 là

A. bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người thất nghiệp, đói rét.

B. bị Mĩ với vai trò đồng minh chiếm đóng theo chế độ quân quản.

C. nghèo tài nguyên và là nước bại trận sau chiến tranh thế giới thứ 2.

D. sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, các nước công nghiệp mới,Trung Quốc.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của TK XX trở đi?

A. Sự phát triển nhảy vọt.

B. Sự phát triển vượt bậc.

C. Sự phát triển thần kì.

D. Sự phát to lớn.

Câu 3. Trong phát triển khoa học - kĩ thuật Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực nào?

A. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.

D. Phát triển công nghiệp quân sự.

Câu 4. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản sau CTTGT2 là gì?

A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D. Bị mất hết thuộc địa.

Câu 5. Nội dung xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 – 2000 là gì?

A. Mở rộng quan hệ quốc tế.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Hợp tác với phương Tây.

VẬN DỤNG

Câu 1. Nguyên nhân nào quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng và trở thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

A. Áp dụng thành tựu KHKT nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

B. Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước.

C. Các công ty năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao.

D. Nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Câu 2. Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Vị trí trên trường quốc tế về kinh tế và chính trị.

B. Là một cường quốc về công nghệ và kinh tế.

C. Là một cường quốc về kinh tế và quân sự.

D. Là một cường quôc về quân sự và chính trị.

Câu 3. Nét đặc biệt trong nền văn hóa của Nhật Bản mà đến ngày nay vẫn còn lưu giữ?

A. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

B. Kết hợp giữa thơ, nhạc họa với kiến trúc.

C. Kết hợp giữa kiếm đạo và trà đạo.

D. Kết hợp giữa hoa đạo, trà đạo với kiếm đạo.

Câu 4. Điểm bất lợi trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 – 1952 là gì?

A. Phụ thuộc vào Mĩ về kinh tế.

B. Phụ thuộc vào Mĩ về chính trị.

C. Phụ thuộc vào Mĩ về đối ngoại.

D. Phụ thuộc vào Mĩ về quân sự

Câu 5. Việc Mĩ đóng quân ở Nhật Bản sau CTTG thứ 2 do quyết định của Hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Potxdam.

C. Hội nghị hòa bình Pari.

D. Hội nghị Xan phranxixco.

 

 ---(Nội dung đầy đủ chi tiết xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Bài 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

NHẬN BIẾT

Câu 1. Nguồn gốc chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?

A. Do sự bùng nổ dân số từ sau chiến tranh thế giới 2.

B. Do sự kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.

C. Do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt sau chiến tranh thế giới 2.

D. Để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.

Câu 2. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX là?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 3. Thời gian bắt đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần 2 là?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX

B. Những năm 50 của thế kỉ XX.     

C. Những năm 60 của thế kỉ XX       .

D. Những năm 70 của thế kỉ XX.     

Câu 4. Từ 1973 đến nay lĩnh vực nào được nâng lên vị trí hàng đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Lĩnh vực công nghệ.

B. Lĩnh vực công nghiệp.

C. Lĩnh vực nông nghiệp.

D. Lĩnh vực khoa học cơ bản.

Câu 5. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

C. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 6. Từ những năm 40 của TK XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra vì lí do nào dưới đây?

A. Nhu cầu ngày càng cao về cuộc sống và sản xuất của con người.

B. Sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Nhu cầu phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Sự bùng nổ dân số thế giới.

Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với  qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 8. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.

B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 9. Bản chất của xu thế toàn cầu hóa là gì?

A.  Sự phát  nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại tài chính quốc tế.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động phụ thuộc  lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Câu 10. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của?

A. Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia.

B. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

C. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.

D. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 11. Xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sự tăng lên mạnh mẻ quan hệ thương mại quốc tế   

B. Sự hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C. Sự tác động mạnh mẻ của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới.

D. Tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Câu 12. Tác động tiêu cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Xung đột dân tộc, sắc tộc.

B. Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia.

C. Sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo.

D. Mâu thuẫn giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Câu 13. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức liên kết kinh tế thương mại lớn nhất thế giới?

A.  WTO

B. APEC

C. ASEM

D. NAFTA

THÔNG HIỂU:

Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp                                            

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ một số lĩnh vực quan trọng.

Câu 2. Cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX được bắt nguồn từ cơ sở chủ yếu nào?

A. Do sự bùng nổ dân số trên thế giới.

B. Do yêu cầu của cuộc sống con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí ngày càng hiện đại.

D. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày cang cao của con người.

Câu 3. Tại sao từ thập niên 70 thế kỉ XX, cách mạng khoa học – kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học công nghệ?

A. Các phát minh chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kĩ thuật.

B. Với sự ra đời của các loại máy móc tiên tiến.

C. Với sự ra đời của hệ thống các công trình kĩ thuật.

D. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật.

Câu 4. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nữa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là gì?

A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.   

B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

C. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 5. Nhân tố quyết định nhất giúp con người giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là gì?

A. Hệ thống máy tự động.

B. Công cụ sản xuất mới.

C. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

D. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.

Câu 6. Nguồn gốc sâu xa nhất dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp ở TK  XVIII-XIX  và cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Yêu cầu của sản xuất và đời sống của con người.

B. Yêu cầu của chiến tranh và sản xuất.

C. Sự bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường.

D. Sự vơi cạn nguồn tài nguyên và sản xuất.

Câu 7. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp

B. Khoa học cơ bản

C. Công nghệ thông tin.

D. Thông tin liên lạc và giao thông.

Câu 8. Một trong những tác động tích cực của của cách mạng khoa hoc –kĩ thuật hiện đại đối với thế giới là gì?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế.

B. Sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.

D . Hình thành xu thế toàn cầu hóa.

Câu 9. Toàn cầu hóa là một xu thế:

A. xu thế phát triển xã hội.

B. xu thế  phát triển của nhân loại.

C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.

D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.

Câu 10. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì lý do nào dưới đây?

A. Cuộc cách mạng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C.Cuộc cách mạng diễn ra  trên lĩnh vực công nghệ thông tin.

D. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

Câu 11. Mục đích của sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn là gì?

A. Đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hoá.

B. Tăng nhanh sự phát triển của công ti. 

C. Thắt chặt quan hệ thương mại quốc tế.

D. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.

B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự sáp nhập và họp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 13: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố

A. Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; tài nguyên thiên nhiên được tái tạo.

B. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.

C. Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.

D. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo; giảm tỷ lệ gia tăng dân số.

VẬN DỤNG

Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?

A. Thay đổi cơ cấu dân cư.

B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.

C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

D. Tăng năng suất lao động.

Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp ở TK XVIII là gì?

A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.

B. Mọi phát minh kĩ thuật điều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.

D. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

A. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.

C. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.

D. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 4. Do đâu mức sống, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao?

A. Do áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. Do năng suất lao động tăng.

C. Do tác động của tiến bộ kĩ thuật.

D. Do tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Câu 5. Để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước các công ty cần làm gì?

A. Phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

B. Sự phát triển tác động của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự phát triển nhanh chống của các công ty thương maị quốc tế.

D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 6. Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra vấn đề có ý nghiã sống còn đối với Đảng và nhân dân ta là gì?

A. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế.

B. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài.

C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.

Câu 7. Do đâu mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn?

A. Do sự chủ quan của con người.

B. Do trình độ khoa học kĩ thuật kém.

C. Do tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.

D. Do không bắt kịp nhịp phát triển của quốc tế.

Câu 8. Quan hệ thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ phản ánh vấn đề nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao.

B. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.

C. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.

D. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.

Câu 9. Thách thức lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho Việt Nam là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.  

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Trình độ quản lí còn thấp.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa?

A. Tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

B.Sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

C.Làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.

D. Đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội.

Câu 11. Hệ quả tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là

A. diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

B. diễn ra xu thế hòa hoãn, hợp tác.

C. diễn ra xu thế hợp tác phát triển.

D. diễn ra sự phát triển vượt bậc về khoa học.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta cần phải làm gì?

A. Thành lập các công ty lớn.

B. Tiến hành cải cách sâu rộng. 

C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.               

D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

Câu 2. Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá là gì?

A. Nhập khẩu hàng hoá với giá thấp.      

B.Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.

D. Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa học- công nghệ.

Câu 3: Mục đích lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO là gì?

A. Giao lưu về văn hóa.

B. Tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật.

C. Hội nhập kinh tế thế giới.

D. Học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển hơn.

 

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 - Ôn thi giữa HK1 năm 2019 - 2020 Trường THPT Thăng Long, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF