OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Long Bình

29/05/2021 127.61 KB 267 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210529/30284094203_20210529_092413.pdf?r=3435
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Long Bình, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LONG BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1: Dân tộc trong khái niệm “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc” được hiểu là gì?

A. các dân tộc trong cùng một khu vực.

B. một bộ phận dân cư của quốc gia.

C. các dân tộc thiểu số.

D. các dân tộc thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Câu 2: Được tham gia ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp là của công dân dân tộcnào trong cộng động các dân tộc Việt Nam?

A. Của công dân tất cả các dân tộc.

B. Của công dân dân tộc kinh.

C. Của công dân các dân tộc sống ở vùng đồng bằng.

D. Của tất cả công dân các dân tộc ít người.

Câu 3: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do hoạt động tôn giáo.

B. người đã theo tôn giáo này thì không được theo tôn giáo khác.

C. tôn giáo nào lớn, nhiều tín đồ theo được ưu tiên phát triển.

D. các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Anh A và chị B dự định kết hôn nhưng còn do dự vì chị B không theo đạo Thiên chúa như anhA. Bố mẹ anh A nhận được nhiều ý kiến góp ý và chưa biết chọn cách nào cho đúng pháp luật, nhờ em chọn giúp?

A. Sau khi kết hôn chị B phải theo đạo cùng chồng.

B. Đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau dù không cùng đạo.

C. Trước khi kết hôn chị B phải xin theo đạo.

D. Chị B phải học giáo lí cho hiểu biết, có thể không theo đạo.

Câu 5: Người vi phạm pháp luật có nghĩa là đã xâm hại đến các quan hệ xã hội

A. được Nhà nước công nhận.

B. được Quốc hội công nhận.

C. được pháp luật bảo vệ.

D. được mọi người công nhận.

Câu 6: Anh M khiếu nại quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan, trong thời gian chờ giải quyết, anh M phải xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?

A. Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

B. Được hoãn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

C. Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

D. Được nghỉ ngơi để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng.

Câu 7: Văn bản nào sau đây khôngphải là văn bản pháp luật?

A. Luật dân sự.

B. Hiến pháp.

C. Luật hành chính.

D. Hương ước.

Câu 8: Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi cá nhân,tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với

A. lợi ích của cá nhân.

B. lợi ích chung của xã hội.

C. quyền hợp pháp của cá nhân.

D. quy định của pháp luật

Câu 9: Câu nói nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A.Kính chúa yêu nước.

B.Mái chùa che chở hồn dân tộc.

C.Buôn thần bán thánh.

D.Tốt đời đẹp đạo.

Câu 10: Bà Xơn xông vào nhà K để lấy lại số tiền mà nó đã trộm của bà. Thấy vậy bố K ngăn bà Xơn lại và đuổi ra. Trong tình huống này người vi phạm pháp luật là

A: thanh niên K.

B: thanh niên K và bà Xơn.

C: thanh niên K và bố anh ấy.

D: thanh niên K, bố anh ấy và bà Xơn.

Câu 11: Cho một số quan điểm về vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật:

1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

3. Người nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, cũng bị xử lí kỉ luật.

4.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

5. Công dân thuộc dân tộc thiểu số được tạo nhiều cơ hội hơn trong giáo dục.

Số quan điểm sai là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 12: Anh H mua nhà ở không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tình cảm gia đình.

B. văn hóa gia đình.

C. nhân thân và tài sản.

D. tài sản gia đình.

Câu 13: Hai nhà liền vách nhưng khi phá nhà cũ, xây nhà mới anh Đại không nói với chị Hoa, hậu quả tường vách nhà chị Hoa nứt toác. Chị Hoa gặp anh Đại trao đổi về việc xử lí hậu quả. Anh Đại từ chối vì anh chỉ xây trên đất nhà mình và cho rằng chị Hoa lấy cớ để ăn vạ. Theo em, trường hợp trên

A. anh Đại không vi phạm pháp luật vì không xây lấn sang nhà chị Hoa.

B. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về tài sản.

C. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về quyền nhân thân.

D. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự.

Câu 14: Trong số người vượt đèn đỏ có cả anh H – con trai chủ tịch tỉnh. Cảnh sát giao thông D vẫn xử phạt H như những người vi phạm khác. Hành vi của cảnh sát D là phù hợp với nội dung công dân bình đẳng

A. về nghĩa vụ pháp lí.

B. về trách nhiệm pháp lí.

C. trước pháp luật.

D. về quyền, lợi ích.

Câu 15: Không thi đại học như các bạn, Hùng đăng ký xét tuyển vào trường cao đẳng nghề. Việc làm của Hùng thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Tự tiện khám chổ ở của công dân là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 17: Một trong những biểu hiện của quyền tự do ngôn luận là

A. lên mạng xã hội viết bất cứ điều gì mình muốn.

B. đăng kí quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

C. quyền bảo hộ tác giả đối với tác phẩm.

D. viết bài gửi đăng báo góp ý cho cơ quan nhà nước

Câu 18: Nộp phiếu khám từ lúc 8h30’ sáng, ngồi trong phòng chờ của Bệnh viện hút hết điếu thuốc thứ ba anh D vẫn chưa thấy gọi tên mình. Nhìn qua kẽ hở phòng khám thấy bác sĩ N và y tá C đang mãi nói chuyện riêng. Bực mình,anh D lấy điện thoại quay clíp. Bác sĩ N phát hiện, nhanh chóng dật máy điện thoại và xóa đoạn clíp anh D vừa quay. Theo em, trong trường hợp này người vi phạm pháp luật là

A. bác sĩ N và anh D.

B. bác sĩ N, y tá C và anh D.

C. anhD.

D. bác sĩ N.

Câu 19: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, điều này muốn nói đến quyền

A. tự do ngôn luận.

B. sáng tạo.

C. dân chủ của nhân dân.

D. phát triển.

Câu 20: Nơi cư trú của vợ chồng là do

A. cha mẹ của hai bên vợ chồng thỏa thuận quyết định.

B. vợ quyết định vì vợ là chủ gia đình.

C. vợ chồng bàn bạc quyết định.

D. chồng quyết định vì thuyền theo lái, gái theo chồng.

Câu 21: Nguyên tắc nào dưới đây các bên phải tuân thủ trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Tự giác, trách nhiệm và tận tụy.

C. Chủ động, quyết đoán và tích cực.

D. Công bằng, dân chủ, uy tín.

Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Bình đẳng giữa ông chủ và người làm thuê.

[Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017]

Câu 23: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là một trong những mục đích của

A. hành vi trái pháp luật.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vu pháp lí.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 24: Biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào là

A. sự phát triển của xã hội.

B. phong tục tập quán.

C. bản chất giai cấp.

D. tính thống nhất cao.

Câu 25: Để bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật đã trở thành

A. điều kiện phổ biến.

B. phương tiện duy nhất.

C. phương tiện phổ biến.

D. phương tiện đặc thù.

Câu 26: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng

A. tính tự giác của người dân.

B. quyền lực nhà nước.

C. quyền lực của Quốc hội.

D. sức mạnh của giai cấp cầm quyền.

Câu 27: Tham gia thảo luận, góp ý sửa đổi bổ sung Hiến pháp 2013, là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi

A. cả nước

B. tổ chức, đơn vị.

C. cơ quan, đơn vị.

D. địa phương.

Câu 28: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất

A. giai cấp công nhân.

B. giai cấp nông dân.

C. nhân dân

D. xã hội.

Câu 29: Vì mâu thuẫn với nhau, Hùng đã tung tin nói xấu Hà trên mạng xã hội. Hành vi này của Hùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại.

B. Quyền bí mật về đời tư.

C. Quyền được bảo đảm an toàn trên các trang mạng xã hội.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Câu 30: Thấy điện thoại của A có tin nhắn, B đã tự ý mở ra xem. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

C. Quyền tự do dân chủ của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1 B 2 A 3 D 4 B 5 C 6 C 7 D 8 D 9 C 10 B

11 B 12 C 13 D 14 B 15 A 16 A 17 D 18 B 19 A 20 C

21 A 22 D 23 B 24 C 25 D 26 B 27 A 28 A  29 D 30 B

31 A 32 B 33 C 34 D 35 C 36 C 37 C 38 B 39 A 40 B

2. Đề số 2

Câu 1: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Hai hình thức         B. Ba hình thức          C. Bốn hình thức        D. Một hình thức.

Câu 2: Chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tổ chức và xây dựng                                       

B. trấn áp và tổ chức xây dựng

C. trấn áp các giai cấp đối kháng

D. bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Câu 3: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A. Hình sự                   B. Hành chính            C. Dân sự                     D. Kỷ luật

Câu 4: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên c đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của c là biểu hiện của

A. vi phạm hành chính.                                        B. vi phạm dân sự      

C. vi phạm kỷ luật                                                D. vi phạm hình sự

Câu 5: B đang học lớp 12 nhưng đã đua xe trái phép để biết cảm giác mạnh. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào cho phù hợp với pháp luật?

     A. Không quan tâm Vì đó là chuyện của B

     B. Chửi B Vì việc B tham gia đua xe.

     C. Xin B đi theo đua xe cùng cho vui

     D. Khuyên B không đua xe Vì đó là hành vi trái luật

Câu 6: Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng dong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm

     A. đạo đức                   B. nghĩa vụ                  C. nội quy                   D. pháp luật

Câu 7: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm 

A. hành chính           B. kỷ luật       C. dân sự       D. hình sự

Câu 8: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trung nào dưới đây của pháp luật ?

     A. Tính quần chúng rộng rãi                          B. Tính quy phạm phổ biến,

     C. Tính nghiêm túc                                          D. Tính nhân dân và xã hội

Câu 9: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

     A. Bằng chủ trương của Nhà nước.               B. Bằng uy tín của Nhà nước.

     C. Bằng quyền lực Nhà nước                         D. Bằng chính sách của Nhà nước

Câu 10: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm

     A. quy định các hành vi không đuợc làm

     B. các chuẩn mục thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm

     C. quy định các bổn phận của công dân

     D. quy định về việc đuợc làm, phải làm,không đuợc làm

Câu 11: Nhà nuớc quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nuớc ban hành pháp luật và

     A. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân

     B. xây dựng kế hoạch phát triển đất nuớc

     C. tổ chức thực hiện pháp luật.

     D. xây dựng chủ truơng, chính sách

Câu 12: Anh A đánh nguời gây thuơng tích 11%. Vậy anh A phải chịu trách nhiệm gì?

     A. Dân sự                    B. Hình sự                   C. Hành chính            D. Kỉ luật

Câu 13: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thục hiện hình thức

     A. áp dụng pháp luật                                       B. sử dụng pháp luật

     C. tuân thủ pháp luật                                       D. thi hành pháp luật

Câu 14: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, đuợc áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

     A. Tính quy phạm phổ biến                           B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

     C. Tính cưỡng chế                                           D. Tính bắt buộc chung

Câu 15: Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sủa chữa sai lầm, thành công dân có ích?

     A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi                 B. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổ

     C. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi                 D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Câu 16: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

     A. không có lỗi                                                 B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.

     C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi           D. không có năng lực trách nhiệm pháp lí

Câu 17: Canh sát giao thông xử phạt A khi A vi phạm luật giao thông là thể hiện đặc trung nào của pháp luật?

     A. Tính quyền lực bắt buộc chung                B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

     C. Tính cưỡng chế                                          D. Tính quy phạm phổ biến

Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức xã hội là

     A. tính cục bộ địa phương                              B. tính tự nguyện

     C. tính quyền lực bắt buộc chung                  D. tính chuẩn mực

Câu 19: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

     A. quyền và nghĩa vụ của mình                     B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình

     C. lợi ích kinh tế của mình                             D. các quyền của mình

Câu 20: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật  A. có chỗ đứng trong thực tiễn                         B. quen thuộc trong cuộc sống

     C. gắn bó với thực tiễn                                                                         D. đi vào cuộc sống

Câu 21: Khi thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khả năng cứu giúp, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật?

     A. Chờ người khác đến cứu.          B. Đứng nhìn.                             C. Cứu người  D. Bỏ mặc.

Câu 22: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

     A. giành nhiều lợi nhuận nhất về mình        

     B. bán được nhiều sản phẩm nhất

     C. giành được nhiều khách hàng nhất

     D. giành ưu thế về các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Câu 23: Nghe bố mẹ bàn tính với nhau về việc cố tình chậm nộp thuế cho nhà nước Vì việc buôn bán của gia đình đang gặp khó khăn, A băn khoăn không biết nên xử sự như thế nào. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?

     A. ủng hộ cách làm của bố mẹ Vì nhu vậy sẽ bót khó khăn hon

     B. Im lặng coi như không biết gì Vì đó là chuyện của người lớn

     C. Đưa chuyện này lên face book để xin ý kiến góp ý của các bạn rồi mói góp ý với bố mẹ

     D. Góp ý vói bố mẹ nên nộp thuế đầy đủ, đúng hạn Vì đó là trách nhiệm của công dân

Câu 24: Một trong những đặc trung co bản của CNXH ở Việt Nam là

     A. do giai cấp nông dân làm chủ                   B. do nhân dân làm chủ

     C. do tầng lóp trí thức làm chủ                      D. do giai cấp công nhân làm chủ

Câu 25: Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được co quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?      A. Sáng kiến pháp luật                    B. Sử dụng pháp luật

     C. Tuân thủ pháp luật                                                                           D. Thực hành pháp luật

Câu 26: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của

     A. những người nghèo                                                   B. nhưng người giàu

     C. Đảng Cộng sản Việt Nam                                          D. đa số nhân dân lao động

Câu 27: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công nhân khi vi phạm kỉ luật?  A. Phạt tù    B. Hạ bậc lương        C. Chuyển công tác     D. Khiển trách

Câu 28: Anh B có ý định thành lập một doanh nghiệp. Trong bối cảnh khi nước ta gia nhập WTO, anh B cần phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nhu thế nào để thu được nhiều lợi nhuận?

     A. Tốn ít nhân công để sản xuất                    B. Có khả năng cạnh tranh cao

     C. Cần ít vốn đầu tư                                         D. Có nguồn nguyên liệu dồi dào

Câu 29: Theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 10/03/2017: 1 đôla Mỹ đổi được 22.850 Việt Nam đồng. Tỷ lệ này được gọi là gì?

     A. Tỷ lệ trao đổi         B. Tỷ giá giao dịch    C. Tỷ giá hối đoái      D. Tỷ giá trao đổi

Câu 30: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?

     A. Người mua hàng không trả tiên đúng hạn cho người bán

     B. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng

     C. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn

     D. Tham ô tài sản của Nhà nước

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-D

4-B

5-D

6-B

7-B

8-B

9-C

10-D

11-C

12-B

13-B

14-A

15-D

16-B

17-A

18-C

19-B

20-D

21-C

22-A

23-D

24-B

25-B

26-D

27-A

28-B

29-C

30-A

31-C

32-C

33-D

34-A

35-B

36-C

37-C

38-D

39-A

40-B

3. Đề số 3

Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội?

A. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

B. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước.

C. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp.

D. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân.

Câu 2. A và B là bạn cùng lớp do tò mò vì thấy A hay nhắn tin điện thoại nên B lợi dụng lúc A đi ra ngoài đã lấy trộm và cùng với C bạn cùng lớp đọc tin nhắn, không ngờ lúc đó A đi vào trong lúc hai bên cãi vã thì chiếc điện thoại rơi xuống đất và hỏng. B và C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về sức khỏe. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm về tài sản.

Câu 3. Để chuẩn bị việc mua nhà cho con trai ở Hà Nội, vợ chồng chị B đã tích lũy được số tiền là 800 triệu đồng và 2 cây vàng. Vợ chồng chị B đã vận dụng chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện cất trữ. B. Quy trình quyết toán.

C. Hình thức lưu thông. D. Tiền tệ thế giới.

Câu 4. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm cuối mùa, chị B giám đốc điều hành hãng thời trang X quần áo ấm quyết định đồng loạt giảm giá vào giữa mùa đông. Chị B đã vận dụng phù hợp chức năng nào dưới đây của thị trường?

A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng hay giá trị.

C. Chức năng quyết định. D. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng

Câu 5. Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ

A. trực tiếp. B. tập trung. C. đại diện. D. gián tiếp.

Câu 7. Nội dung nào sau đây biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Người chồng giao hẳn mọi công việc trong gia đình cho người vợ đảm nhiệm.

B. Vợ chồng có quyền về tài sản riêng.

C. Pháp luật yêu cầu với các tài sản có giá trị khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ, chồng.

D. Vợ, chồng có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Câu 8. Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện

A. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.

B. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

 D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 9. .Giá trị sử dụng của hàng hoá nói lên điều gì?

A. Tác dụng của sản phẩm. B. Hiệu quả của sản phẩm.

C. Đặc điểm của sản phẩm D. Công dụng của sản phẩm.

Câu 10. Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm

A. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.

B. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.

C. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam

D. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.

Câu 11. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội vì

A. đây là hình thức tồn tại của xã hội. B. nó là cơ sở tồn tại của xã hội.

C. nó là nội dung tồn tại của xã hội. D. đây là lí do tồn tại của xã hội.

Câu 12. Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra trên biển hai cán bộ cảnh sát biển anh G và anh Y phát hiện bắt giữ và lập biên bản tàu mang biển hiệu SH53 vận chuyển một số mặt hàng cấm. Trong lúc cán bộ G đang lập biên bản thì cán bộ Y nhận hối lộ và đề nghị cán bộ G bỏ qua. Cán bộ G cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Phán quyết. B. Điều tra. C. Khiếu nại. D. Tố cáo.

Câu 13. Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc

A. bình đẳng. B. trực tiếp. C. phổ thông. D. công khai.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Chủ động phân luồng giao thông chống ùn tắc.

B. Cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách.

C. Đấu tranh sản xuất hàng giả, buôn bán hàng cấm.

D. Thực hiện cứu hộ, cứu nạn tại một vụ cháy.

Câu 15. Quyền nhân thân được hiểu là

A. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.

B. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao.

C. quyền của các thành viên trong gia đình.

D. quyền của những người thân trong gia đình.

Câu 16. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?

A. Tịch thu tang vật, phương tiện. B. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.

C. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra. D. Phạt tiền, cảnh cáo.

Câu 17. Dịp tết Nguyên Đán sắp tới biết nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên chị T và N cùng kinh doanh một số lương thực thực phẩm tại ki ốt của mình nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ khi cán bộ thị trường tên H kiểm tra đã lập biên bản và chỉ xử phạt chị N, còn chị T được bỏ qua vì đã có nhờ người quen tên P là em gái của cán bộ H giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị T, N, và cán bộ H. B. Chị T, N và P.

C. Chị T, P và cán bộ H. D. Chị T, N, P và cán bộ H.

Câu 18. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

C. Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận để ký hợp đồng

D. Bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do ngôn luận.

Câu 19. Tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt vì

A. nó chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.

B. nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ.

C. nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa

D. nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.

Câu 20. Do mẫu thuẫn bởi tin nhắn trên trang mạng giữa học sinh A và K nên học sinh H tỏ ra tức giận vì K là bạn trai của H. Nên H cùng bạn là Y tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H và Y đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A và đánh dằn mặt, còn K thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Học sinh H và Y. B. Học sinh Y, H và K

C. Học sinh K, A và Y. D. Học sinh A và K.

Câu 21. Hiện nay, nền kinh tế nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?

A. 4 thành phần. B. 5 thành phần. C. 3 thành phần D. 6 thành phần.

Câu 22. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến

học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Thân nhân. D. Gia đình.

Câu 23. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Máy khâu. B. Vải. C. Áo, quần. D. Kim chỉ.

Câu 24. Chị Xuân được nhận vào làm việc ở công ty may G. Sáng nay Giám đốc yêu cầu chị đến kí hợp đồng, khi đọc bản hợp đồng chị không thấy phần nội dung công việc mình phải làm, nên chị đang phân vân. Chị Xuân nên

A. yêu cầu bổ sung và cũng không cần kí bản hợp đồng đó mà làm việc luôn.

B. kí bản hợp đồng và sau đó nhờ chính quyền can thiệp.

C. chấp nhận vì dù sao chị cũng được nhận vào công ty làm.

D. yêu cầu Giám đốc bổ sung vào bản hợp đồng nội dung còn thiếu.

Câu 25. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Đó là hình thức nào của thực hiện pháp luật?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 26. Là bạn thân lại làm chung 1 công ty nên anh D quản đốc luôn tạo điều kiện cho anh B thường xuyên ra ngoài làm việc riêng. Quản đốc D và anh B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự.

Câu 27. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền

và nghĩa vụ của mỗi bên thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực kinh doanh. B. Trong quan hệ nhân thân.

C. Trong giao kết hợp đồng lao. D. Lĩnh vực gia đình.

Câu 28. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Câu 29. Người chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. người dưới 18 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 30. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

B. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

C. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

D. Giữa con đẻ và con nuôi có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN
1D 2B 3A 4D 5B 6A 7A 8A 9D 10C 11B 12D 13D 14B 15A

16D 17A 18C 19C 20B 21B 22A 23B 24D 25C 26A 27C 28B 29B 30D

31D 32C 33C 34A 35C 36A 37B 38C 39D 40A

4. Đề số 4

Câu 1. Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân thuộc vấn đề nào sau đây?

A. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.

B. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

D. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Cơ quan nhà nước.

B. Tổ chức.

C. Cá nhân, tổ chức.

D. Công dân.

Câu 3. Đâu không phải nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

A. Được học tập bất cứ ngành nghề gì mình thích.

B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

D. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.

Câu 4. Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực

A. văn hóa.

B. xã hội.

C. chính trị.

D. kinh tế.

Câu 5. Ở phạm vi cơ sở, trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền

A. tham gia quản lí và xây dựng pháp luật.

B. tham gia quản lí cơ sở.

C. tham gia quản lí địa phương.

D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 6. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?

A. Ba nguyên tắc.

B. Năm nguyên tắc.

C. Bốn nguyên tắc.

D. Hai nguyên tắc.

Câu 7. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách

A. tự do phát biểu ý kiến.

B. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

C. không có biểu hiện gì.

D. không đồng tình với quyết định của chính quyền.

Câu 8. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. phổ thông.

B. bình đẳng.

C. dân chủ.

D. công bằng.

Câu 9. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. chính trị.

B. giáo dục.

C. pháp luật.

D. văn hóa

Câu 10. Theo Luật Tố cáo của nước ta, ai là người có quyền tố cáo?

A. Chỉ người từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền tố cáo.

B. Chỉ người có năng lực tài chính có quyền tố cáo.

C. Chỉ công dân có quyền tố cáo.

D. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên có quyền tố cáo.

Câu 11. Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 12. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?

A. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.

B. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.

C. Không phân biệt tình trạng pháp lý.

D. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

C. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

D. Xây dựng bộ máy nhà nước.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.

B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

C. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Câu 15. Trong đợt bầu cử vừa qua, Ủy ban bầu cử đã không lên danh sách cử tri và không cho họ thực hiện quyền bầu cử đối với 1 số đối tượng đang chấp hành hình phạt tù; đang bị tạm giam; đang bị tước quyền bầu cử; mất năng lực hành vi dân sự. Việc làm này thể hiện bình đẳng về

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. quy định của pháp luật.

D. trách nhiệm công dân.

Câu 16. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền kiểm tra, giám sát.

Câu 17. Mỗi cử tri đều tự mình bỏ phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.

B. Tự do.

C. Tự giác.

D. Trực tiếp.

Câu 18. Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền bầu cử.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền học tập.

Câu 19. Chủ thể của quyền nào dưới đây khác với những quyền còn lại?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền tố cáo.

C. Quyền khiếu nại.

D. Quyền bầu cử.

Câu 20. Trường hợp nào dưới đây thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

A. Bà L bị ốm, tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến để bà L bỏ phiếu.

B. Những cử tri của xã B tự quyết định bỏ phiếu cho đại biểu mình tin tưởng.

C. Ông A là chủ tịch Tập đoàn V, bà M là nông dân. Cả hai người đều có quyền tham gia bầu cử.

D. Mọi công dân thuộc xã A từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị pháp luật cấm đều được tham gia bầu cử.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 16

B

Câu 2

C

Câu 17

D

Câu 3

A

Câu 18

B

Câu 4

C

Câu 19

C

Câu 5

D

Câu 20

D

Câu 6

C

Câu 21

B

Câu 7

B

Câu 22

A

Câu 8

B

Câu 23

B

Câu 9

A

Câu 24

B

Câu 10

C

Câu 25

B

Câu 11

C

Câu 26

A

Câu 12

C

Câu 27

C

Câu 13

A

Câu 28

C

Câu 14

D

Câu 29

A

Câu 15

B

Câu 30

D

5. Đề số 5

Câu 1. Pháp luật nước ta mang bản chất của tầng lớp, giai cấp nào dưới đây?

A. Giai cấp công nhân.

B. Tầng lớp trí thức.

C. Giai cấp tư sản.

D. Tầng lớp tiểu thương, doanh nhân.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ chính quyền.

B. bảo vệ đất nước.

C. hoàn thiện bản thân.

D. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Là hành vi vi phạm đến đạo đức.

Câu 4. Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Trách nhiệm pháp lý.

B. Trách nhiệm đạo đức.

C. Không phải chịu trách nhiệm nào.

D. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.

Câu 5. Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với

A. mua.

B. cầu.

C. cho.

D. trao đổi.

Câu 6. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ

A. Của nhân dân lao động.

B. Của tất cả mọi người trong xã hội.

C. Của những người lãnh đạo.

D. Của giai cấp công nhân.

Câu 7. Đâu không phải là nội dung của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

D. Bình đẳng trong phân phối sản phẩm lao động.

Câu 8. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.

B. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

C. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật thư tín?

A. Tự ý mở điện thoại của bạn.

B. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

C. Đe dọa đánh người.

D. Tự ý vào nhà người khác.

Câu 10. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là nội dung quyền

A. tự do ngôn luận.

B. tự do cá nhân.

C. được nhà nước đảm bảo về nhân phẩm và danh dự.

D. quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư điện thoại, điện tín.

Câu 11. Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Đây chính là nội dung quyền

A. tự do ngôn luận.

B. đảm bảo về tính mạng, sức khỏe.

C. bất khả xâm phạm về thân thể.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 12. Mỗi người cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đây là thể hiện trách nhiệm của

A. công dân.

B. nhà nước.

C. tập thể.

D. xã hội.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.

B. Mọi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học.

C. Mọi công dân đều được sống trong môi trường thuận lợi.

D. Mọi công dân đều có quyền hưởng thụ thành tựu văn hóa.

Câu 14. Điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước là ý nghĩa quyền

A. học tập.

B. vui chơi.

C. được chăm sóc.

D. học tập, sáng tạo, phát triển.

Câu 15. Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, tự do tìm tòi đưa ra các phát minh sáng chế. Điều này thể hiện quyền

A. học tập của công dân.

B. sáng tạo của công dân.

C. dân chủ của công dân.

D. phát triển của công dân.

Câu 16. Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. các lực lượng vũ trang.

D. toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Câu 17. Trường hợp nào không áp dụng hình thức phạt chung thân và tử hình với người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

B. Người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.

C. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

D. Người dưới 18 tuổi.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.

B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.

D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

Câu 19. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì

A. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.

B. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.

C. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.

D. Đó là nhu cầu của xã hội.

Câu 20. Đảng, Nhà nước ta coi đầu tư cho công tác dân số là

A. đúng đắn nhất để phát triển đất nước.

B. đầu tư cho phát triển bền vững.

C. Cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội.

D. Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Câu 21. Để người dân hiểu luật và nắm được pháp luật thì nhà nước phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Đây là nội dung

A. Công dân bình đẳng về quyền

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

D. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu 22. Công ty A tuyển dụng vị trí giám đốc nhân sự. Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ vào vị trí dự tuyển đó. Hồ sơ của chị B có nhiều ưu điểm hơn của anh A nhiều nhưng cuối cùng anh A vẫn được nhận vào công ty còn chị B thì không. Chị B đã hỏi ban tuyển dụng vì sao lại thế thì nhận được câu trả lời là công ty ưu tiên con trai; con trai chịu được áp lực công việc và không phải sinh con đẻ cái. Việc làm của công ty A là vi phạm quyền bình đẳng

A. trong gia đình.

B. trong kinh doanh.

C. trong hôn nhân.

D. trong lao động.

Câu 23. Để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất thì công dân phải biết sử dụng luật nào sau đây?

A. Luật Hình sự.

B. Luật Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Luật Bầu cử.

D. Luật Tố cáo

Câu 24. Một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam phải chịu một mức thuế rất cao vì những mặt hàng này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng mà không phục vụ cho sản xuất như ô tô, xe máy, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm cao cấp,...Điều này chính là bình đẳng trong kinh doanh giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Việc nhà nước áp dụng mức thuế cao như vậy gọi là thuế

A. giá trị gia tăng.

B. thuế môn bài.

C. thuế nhập khẩu.

D. thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 25. Cảnh sát giao thông ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật giao thông. Như vậy cảnh sát giao thông đã

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 26. Hoa nhận được học bổng với số tiền 15 triệu đồng. Hoa muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì Hoa cần làm theo cách nào dưới đây sao cho có lợi nhất?

A. Đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.

B. Mua vàng cất đi.

C. Gửi số tiền đó vào ngân hàng.

D. Bỏ số tiền đó vào lợn đất.

Câu 27. A tốt nghiệp THPT, A không thi đại học mà ở nhà kinh doanh với gia đình. Sau 3 năm làm chung, đến năm thứ 4 thì A xin ra ngoài mở công ty riêng và được bố mẹ đồng ý và cấp cho một số vốn. Do nhạy bén với thi trương lên chỉ sau một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của A đã phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Việc A mở công ty và thành công rực rỡ là do tác động nào của quy luật giá trị?

A. Tự nhiên.

B. Tích cực.

C. Tiêu cực.

D. Qua lại.

Câu 28. Hiện nay, nước ta chủ trương xây dựng cơ chế kinh tế thị trường theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của chủ trương này hướng tới điều gì sau đây?

A. Khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

B. Đi tắt đón đầu xu thế.

C. Đi theo các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Tránh chệch hướng XHCN.

Câu 29. Nhiều người cho rằng: Lào là nước xã hội chủ nghĩa. B lên lớp hỏi thầy giáo về việc này. Thầy giáo trả lời nước Lào không phải là một nước XHCN. Theo em tại sao thầy giáo nói vậy?

A. Lào rất nghèo.

B. Lào không đi theo Liên Xô.

C. Lào không đi theo định hướng của CNXH.

D. Lào muốn tạo lập một hướng đi riêng.

Câu 30. Hiện tượng lũ ống, lũ quét trong thời gian vừa qua đã gây thiệt hại rất nặng về người và của. Để khắc phục hiện tượng này trong tương lai gần thì đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?

A. Dự báo tình hình lũ.

B. Chặt phá rừng xây công trình ngăn lũ.

C. Trồng rừng.

D. Tuyên truyền về tác hại của lũ ống đối với mọi người.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 21

B

Câu 2

C

Câu 22

B

Câu 3

C

Câu 23

A

Câu 4

D

Câu 24

B

Câu 5

A

Câu 25

D

Câu 6

C

Câu 26

D

Câu 7

A

Câu 27

C

Câu 8

B

Câu 28

C

Câu 9

B

Câu 29

C

Câu 10

B

Câu 30

B

Câu 11

B

Câu 31

A

Câu 12

B

Câu 32

C

Câu 13

A

Câu 33

A

Câu 14

B

Câu 34

B

Câu 15

A

Câu 35

B

Câu 16

A

Câu 36

B

Câu 17

B

Câu 37

C

Câu 18

C

Câu 38

B

Câu 19

B

Câu 39

B

Câu 20

D

Câu 40

A

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Long Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF