OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Lợi

27/05/2021 117.54 KB 285 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210527/457199205228_20210527_111810.pdf?r=7248
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Lợi được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 12, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn GDCD

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tổ chức (cơ quan) nào có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật?

A. Nhà nước.          

B. Uỷ ban nhân dân các cấp.      

C. Tổ chức chính trị - xã hội.   

D. Các cơ quan tư pháp.

Câu 2 . Nội dung của tất cả các văn bản luật đều phải phù hợp và không được trái với

A. Luật dân sự.                        

B. Luật Nhà nước.         

C. Luật hình sự.                       

D. Hiến pháp.

Câu 3. Một trong những đặc điểm của pháp luật để phân biệt với quy phạm đạo đức là

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.              

B. tính quy phạm và bắt buộc chung

C. tính quyền lực.

D. tính quy phạm phổ biến

Câu 4 . Bản chất giai cấp của pháp luật Việt Nam thể hiện như thế nào?

A. Được bắt nguồn từ đời sống thực tiễn.                                 

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

C. Phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.

D. Phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 5. Vì sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?

A. Vì pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.                       

B. Vì pháp luật có tính quyền lực Nhà nước.

C. Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự  chung được áp dụng mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.                       

D. Vì các quy phạm pháp luật được ban hành thành văn bản và được phổ biến đến mọi người dân.

Câu 6 . Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần phải có mấy dấu hiệu cơ bản?

A. 3                     

B. 4.                              

C. 5                               

D. 2

Câu 7. Trách nhiệm pháp lý là gì?

A. Chức trách, công việc được giao cho mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện.

B. Trách nhiệm, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể pháp luật

C. Nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu những hậu qủa bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

D. Những công việc mà các chủ thể phải thực hiện do cơ quan pháp luật yêu cầu.

Câu 8. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?

A. Trừng trị thích đáng                               

B. Xử lý nghiêm minh     

C. Lấy giáo dục là chủ yếu                          

D. Chỉ phạt tiền.

Câu 9. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, trong trường hợp này lỗi được xác định là:

A. Cố ý gián tiếp  

B. Vô ý do quá tự tin               

C. Vô ý do cẩu thả         

D. Cố ý trực tiếp.

Câu 10. Học sinh THPT điều khiển xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe thì phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Kỷ luật.                    

B. Hình sự.                    

C. Dân sự.                     

D. Hành chính

Câu 11. Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?

A. Kỷ luật.                    

B. Hình sự.                    

C. Dân sự.                     

D. Hành chính.

Câu 12. Hưng (đủ 16 tuổi) điều khiển xe gắn máy đi ngược đường một chiều va chạm mạnh vào xe anh Bình làm anh Bình ngã và tử vong. Theo em, trường hợp này xử lý như thế nào?

A. Gia đình anh Bình chịu hoàn toàn trách nhiệm.

B. Không xử phạt Hưng vì Hưng mới 16 tuổi.

C. Xử phạt hình sự hưng và buộc Hưng bồi thương thiệt hại cho gia đình anh Bình.

D. Phạt cảnh cáo Hưng.

Câu 13. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 14. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 15. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 16. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu:

A. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử.

B. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào trình độ nhận thức.

C. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào địa vị xã hội.

D. việc  thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào giới tính.

Câu 17. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của công dân về

A. quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. về quyền lao động.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Việc bán tài sản riêng cần phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.

B. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc con ốm.

C. Dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.

D. Vợ chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Được đối xử như nhau tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.

B. Lao động nữ được ưu tiên trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.

D. Được đối xử như nhau trong môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm.

Câu 20: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan  là:

A. Niềm tin

B. Nguồn gốc

C. Hậu quả xấu để lại

D. Nghi lễ

Câu 21: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp hương trước lúc đi xa

B. Yếm bùa

C. Không ăn trứng trước khi đi thi

D. Xem bói

Câu 22: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước:

A. Buôn thần bán thánh

B. Tốt đời đẹp đạo

C. Kính chúa yêu nước

D. Đạo pháp dân tộc

Câu 23: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.

B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng

B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ

C. Các dân tộc được nhà nước, pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ

Câu 25: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Công dân với pháp luật

B. Nhà nước với pháp luật

C. Nhà nước với công dân

D. Công dân với Nhà nước và pháp luật

Câu 26: “Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 27: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhân dân

B. Công dân

C. Nhà nước

D. Lãnh đạo nhà nước

Câu 28: Đặt đièu nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được  pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 29: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 30: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 31: “Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.” là

A. Hình thức dân chủ trực tiếp

B. Hình thức dân chủ gián tiếp

C Hình thức dân chủ tập trung

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 32: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử

A. Phổ thông

B. Bình đẳng

C. Công khai

C. Trực tiếp

Câu 33: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất

B. 2 con đường

C. 3 con đường

D. 4 con đường

Câu 34: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 35: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Khái niệm Pháp luật được hiểu như thế nào?

A. hệ thống các quy tắc xử sự chung.

B. hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

D. hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước.

Câu 2. Vì sao pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung ?

A. Pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.

B. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện.

C. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 3. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước ….                                                         

A. quản lí xã hội.

B. quản lí công dân.

C. quản lí các giai cấp.

D. quản lí Nhà nước.

Câu 4. Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Có lỗi của chủ thể.

D. Là hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 5. Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi lỗi do mình gây ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.               

D. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 6. Ông A là ngươi có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:   

A. Sử dụng pháp luật.                      

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                       

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 8. Chị A nghỉ sinh theo chế độ thai sản, khi đến cơ quan để tiếp tục làm việc thì chị nhận quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này chị A làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào là áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 10. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trong trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo, phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lí chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

Câu 11. Công dân bình đẳng trước pháp luật là...

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng địa bàn sinh sống.

C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

D. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm là....

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử l‎í  

như nhau.

B. công dân vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm ki luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải  chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 13. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đẳng về quyền lao động.                            

Câu 14. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ cả hai làm việc cùng một cơ quan, có cùng một mức thu nhập như nhau. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh B qua đó thể hiện:

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 15. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công việc của vợ là nội trợ, chăm sóc con cái và quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý‎ kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16. Chủ thể của hợp đồng lao động bao gồm:

A. Người lao động và đại diện người lao động.

B. Người lao động và người sử dụng lao động.

C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. Đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động.

Câu 17. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân.

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

B. Củng cố tình yêu lứa đôi.

C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.

D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Câu 18. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?

A. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em.                        

B. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng, đùm bọc.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 19. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân.

B. Hòa giải.

C. Ly hôn.

D. Ly thân.

Câu 20. Nếu em là người lao động tìm kiếm việc làm. Khi kí hết hợp đồng, điều em quan tâm là

A. tiền lương, tiền thưởng, số ngày nghỉ trong tháng.

B. công việc phải làm, chế độ được hưởng, địa điểm, điều kiện làm việc.

C. công việc phải làm, tiền lương.

D. thời hạn hợp đồng.

Câu 21. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.

B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng

B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ

C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển

D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ

Câu 23. Tôn giáo được biểu hiện:

A. Qua các đạo khác nhau

B. Qua các tín ngưỡng

C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức

D. Qua các hình thức lễ nghi

Câu 24. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 25. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 26. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 27. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 28. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 29. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo  

B. Quyền ứng cử

C. Quyền bãi nại.  

D. Quyền khiếu nại

Câu 30. “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.

A. Quyền khiếu nại  

B. Quyền bầu cử

C. Quyền tố cáo.  

D. Quyền góp ý

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiện đại.

C. tính cơ bản.

D. tính truyền thống.

Câu 2: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 3: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 6: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã

A.Tuân thủ pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 7: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 8: T (17 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?

A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.

B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.

C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.

D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Câu 9:. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

Câu 10: K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?

A. Phạt tiền.

B. Phạt tù.

C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.

D. Tạm giữ để giáo dục.

Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 14:. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?

A.Có thể khác.

B. Ngang nhau.

C. Bằng nhau.

D. Như nhau.

Câu 15: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là

A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 16: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 18: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 19: Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tích cực, chủ động, tự quyết.

D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .

Câu 20:. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.

B. tài sản chung.

C. tài sản riêng.

D. tình cảm.

Câu 21. Tôn giáo được biểu hiện:

A. Qua các đạo khác nhau

B. Qua các tín ngưỡng

C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức

D. Qua các hình thức lễ nghi

Câu 22. Tìm câu phát biểu sai

A  Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn

giáo theo quy định của pháp luật.

B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá

trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.

C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn

giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.

Câu 23.  Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước …

A. bảo bọc     

B. bảo hộ     

C. bảo đảm

D. bảo vệ

Câu 24. "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện

Câu 25. "Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 26. "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 27. "Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 28.  "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị  với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề  mình quan tâm." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 29. Tổ chức và xây dựng bộ  máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

A. Nhân dân.       

B. Công dân

C. Nhà nước.    

D. Lãnh đạo nhà nước

Câu 30. Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhân dân.  

B. Công dân

C. Nhà nước.

D. Lãnh đạo nhà nước

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước

A. quản lý xã hội.

B. quản lý công dân.

C. bảo vệ các giai cấp.

D. bảo vệ các công dân.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.

B. các quyền của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mình.

D. quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 3. Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Thể hiện:

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính giai cấp.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xã hội.

Câu 4. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm.

B. quy định phải làm.

C. cho phép làm.

D. không cấm.

Câu 5. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là

A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

B. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

C. làm những gì mà pháp luật không cấm.

D. không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 6. Theo em hành vi nào sau đây của chị Hoa được xem là tuân thủ pháp luật?

A. Đóng thuế khi kinh doanh.

B. Dừng trước vạch quy định khi tham gia giao thông đến nơi có tín hiệu đèn đỏ.

C. Không buôn bán, tàng trữ và vận chuyển ma túy.

D. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

Câu 7. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 8. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 9 . Chị Mai không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này, chị Mai đã

A. không sử dụng pháp luật.

B. không tuân thủ pháp luật.

C. không thi hành pháp luật.

D. không áp dụng pháp luật.

Câu 10. Ông K mượn của chị H 10 lượng vàng. Nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H làm đơn kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi

A. thi hành pháp luật.

B. sử dụng pháp luật. 

C. tuân thủ pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.                                                                                                                                       

Câu 11. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 12. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 13. Học tập là một trong những

A. quyền của công dân.                                 

B. nghĩa vụ của công dân.     

C. trách nhiệm của công dân.            

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 14Điền vào chỗ trống

Mức độ sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân ……………. vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

A. không phụ thuộc

B. hoàn toàn phụ thuộc

C. phụ thuộc rất nhiều

D. tất cả phụ thuộc

Câu 15. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 16. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là:

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 17. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 18. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 19. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.

B. tài sản chung.

C. tài sản riêng.

D. tình cảm.

Câu 20. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 21. Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Nam thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền tự do, dân chủ của Nam.

C. sự tương thân tương ái của Nam.   

D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 22. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.   

B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. quyền bình đẳng giữa các công dân.

D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân

Câu 23. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt

B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội

C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án

D.  Chỉ  được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ  trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Câu 24. Nhận định nào sau đây sai?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật

B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

C. Không ai được bắt và giam giữ người

D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật

Câu 25. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng

B. Thực hiện tội phạm nghiêm trọng

C. Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng

D. Thực hiện tội phạm

Câu 26. Nhận định nào sau đây đúng?

Khi có người ................là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để  người đó không trốn được

A. Chính mắt trông thấy.

B.  Xác nhận đúng

C. Chứng kiến nói lại.

D. Tất cả đều sai

Câu 27. Nhận định nào sai? Phạm tội quả tang là người

A. Đang thực hiện tội phạm.

B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện.

C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt

D. Ý kiến khác

Câu 28. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan

A. Công an

B. Viện kiểm sát

C. Uỷ ban nhân dân gần nhất

D. Tất cả đều đúng

Câu 29. Nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Câu 30. Qui định về người có quyền khiếu nại, tố cáo là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo

B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo

C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.                         

B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. Các quyền của mình.                               

D. Quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. nhân dân lao động.                                 

B. giai cấp cầm quyền.

C. giai cấp công nhân.                                

D. giai cấp tiến bộ.

Câu 3. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là pháp luật có

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.                        

B. tính qui phạm phổ biến.

C. tính giai cấp.                                          

D. tính cưỡng chế.

Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật  xâm phạm đến các

A. nguyên tắc quản lí hành chính.              

B. qui tắc quản lí xã hội.

C. qui tắc quản lí nhà nước.                       

D. qui tắc kỉ luật lao động.

Câu 5. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm là những người

A. đủ 15 tuổi trở lên.                                 

B. đủ 18 tuổi trở lên.

C. đủ 14 tuổi trở lên.                                  

D. đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.      

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ kinh tế và tình cảm.                  

D. quan hệ tài sản và tình cảm.

Câu 7. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. qui định phải làm.                                 

B. qui định.

C. cho phép làm.                                       

D. không cho phép làm.

Câu 8. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là

A. người chưa thành niên.                         

B. người trên 80 tuổi.

C. phụ nữ mang thai.                                 

D. người bị bệnh tâm thần.

Câu 9. Anh A không buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này anh A đã

A. thi hành pháp luật.                                

B. không tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                                

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 10. Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. áp dụng pháp luật.                                

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thu pháp luật.                                

D. sử dụng pháp luật.

Câu 11. H (16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Theo em, trường hợp này H bị xử lý như thế nào?

A. Không thể xử lý do H mới 16 tuổi.

B. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.

C. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.

D. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.

Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là bất kì công dân nào khi

A. vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13. Theo quy định của pháp luật thì quyền của công dân không tách rời

A. nghĩa vụ của công dân.                                    

B. trách nhiệm của công dân.

C. lợi ích của công công dân.                                  

D. chức vụ của công dân.

Câu 14. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đếu phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.                                             

B. bằng nhau.

C. ngang nhau                                           

D. có thể khác nhau.

Câu 15. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải 

A. chịu trách nhiệm hình sự.

B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. bị truy tố và xét xử trước tòa án.

D. bị khiển trách, cảnh cáo.

Câu 16. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. Nam từ  20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.

Câu 17. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 18. Bình đẳng trong lao động được hiểu là

A. làm việc mọi nơi, mọi lúc.

B. tự do lao động, làm mọi ngành nghề.

C. giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện.

D. làm việc theo giờ và theo chế độ rõ ràng.

Câu 19. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là

A. bình đẳng trong quan hệ tài sản.              

B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

C. bình đẳng trong quan hệ dân sự.              

D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.

Câu 20. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện sự bình đẳng

A. về quyền tự chủ trong kinh doanh.                   

B. về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. về trách nhiệm pháp lý.                                    

D. về quyền lao động.

Câu 21. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.                                                       

B. tài sản chung.            

C. tài sản riêng.                                           

D. tình cảm.

Câu 22. Sự kiện giáo sứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây… là biểu hiện của

A. hoạt động tín ngưỡng.   

B. lợi dụng tôn giáo.

C. hoạt động mê tín.   

D. hoạt động tôn giáo.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?

A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật

B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật

C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế

D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi

Câu 24. "Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 25: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 26: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 27.  "Không ai bị  bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 28. Quyền quan trọng nhất của mỗi công dân là gì?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được bảo đảm an toàn về bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 29. Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là :

A. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng

B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

D. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội

Câu 30.  Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF