OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

01/04/2022 1.65 MB 639 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220401/776789901302_20220401_105157.pdf?r=6213
ADMICRO/
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu . Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

            A. một cặp alen quy định.                   B. hai cặp alen quy định quy định.

            C.  một cặp nhân tố di truyền quy định.         D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

 Câu 2.Cặp nhiễm sắc thể giới tính của gà trống là

            A. XX.                                    B. OX.                          C.OY.            D. XY.

 Câu 3. Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào sau đây qui định?

            A.Điều kiện môi trường.                    B.Tác động của con người.

            C. Kiểu hình của cơ thể.                     D. Kiểu gen của cơ thể.

 Câu 4. Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là

            A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

            B. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A

            C. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

            D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

 Câu 5. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là

            A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

            B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

            C. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

            D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

 Câu 6. Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

 Câu 7. Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?

            A. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương.

            B. Tập hợp cá sống trong một cái ao.

            C. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương.

            D. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản.

 Câu 8. Thoát hơi nước qua cutin khác qua khí khổng là

            A. thường xảy ra ở cây mọng nước.   B. vận tốc bé hơn và không được điều chỉnh.

            C. nước thoát ra ở dạng giọt không phải dạng hơi.    D.không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

 Câu 9. Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

            A. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua

            B. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

            C. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn

            D. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp

 Câu 10.Phép lai thuận và phép lai nghịch về một cặp tính trạng tương phản cho kết quả khác nhau và con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng này

            A. nằm trên nhiễm sắc thể thường Y. B.nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

            C. nẳm trong tế bào chất.                   D. nằm trên nhiễn sắc thể thường.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

C

A

D

A

B

C

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 02

Câu 1:  Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,6. Tần số kiểu gen AA trong quần thể này là  

  A.  0.48                                 B.   0.16                                  C.    0,36                              D.  0, 64  

Câu 2: Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật? 

  A. Gây đột biến.                                B. Cấy truyền phôi.      

  C. Dung hợp tế bào trần.                   D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 

Câu 3: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể?

(1) Đột biến.                                    (2) Chọn lọc tự nhiên.                             (3) Di - nhập gen.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.    (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

  A.  3.                                     B.  4.                                       C.  2.             D.  1. 

Câu 4:  Loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

 A.  Đại Trung sinh.                            B.   Đại Thái cổ

 C.  Đại Tân sinh.                                D.  Đại Cổ sinh.

Câu 5: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành nên

 A. các quần thể khác nhau.                B. các ổ sinh thái khác nhau.

 C. các quần xã khác nhau.                 D. các sinh cảnh khác nhau.

Câu 6: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô  Nhái  Rắn hổ mang. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?

 A. Cây ngô.                            B. Sâu ăn lá ngô.                     C. Nhái.                        D. Rắn hổ mang.

Câu 7. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về vai trò của quang hợp?

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.

 A. 4.           B. 3.           C. 2              D. 5.

Câu 8: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)Tim co dãn tự động theo chu kỳ là nhờ hệ dẫn truyền tim.

(2)Khi tâm thất trái co,máu từ tâm thất đẩy váo động mạch phổi.

(3) Khi tâm nhĩ co, máu đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

(4) Khối lượng cơ thể tỉ lệ thuận với  nhịp tim của cơ thể.

 A.1.      B. 2             C. 3.             D.4.

Câu 9:  Khi nói về thể tứ bội và thể song nhị bội, điều nào sau đây là đúng?

  A. Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội, thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội khác nhau.

  B. Thể tứ bội là kết quả của các tác nhân đột biến nhân tạo còn thể song nhị bội là kết quả của lai xa tự nhiên.

  C. Thể tứ bội có khả năng hữu thụ, thể song nhị bội thường bất thụ.

  D. Thể tứ bội là 1 đột biến đa bội, thể song nhị bội là đột biến lệch bội.

Câu 10: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Người mắc hội chứng Đao do đột biến thể tam bội.

  B. Người mắc hội chứng Đao có ba NST số 21.

  C. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp.

  D. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1B

2D

3B

4C

5B

6D

7A

8B

9A

10B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 03

Câu 1: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

  1. các gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Sự phân li độc lập của các cặp gen dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể.
  2. các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Sự phân li độc lập của hai nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các alen.
  3. các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp gen.
  4. các gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp gen.

Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể giao phối tự do?

    A. Tần số các alen và thành phần  kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
    B. Tần số các alenvà thành phần  kiểu gen thay đổi qua các thế hệ.
    C. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
    D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử giảm dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử tăng dần.

Câu 3: Có bao nhiêu cách sau đây được sử dụng để tạo ra sinh vật biến đổi gen?

   (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
   (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
   (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
   (4) Cấy truyền phôi ở động vật.
   A. 3                          B. 1     C. 4                 D. 2

Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?

   (1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.

   (2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.

   (3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và  3’UGA5’.

   (4) Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

A. 1.           B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 5: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

   (1) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít gặp nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

   (2) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và các cá thể không có tính lãnh thổ.

   (3) Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể có tính lãnh thổ cao.

   (4) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp.

   A. 1            B. 2           C. 3     D. 4

Câu 6: Ở chuột, gen trội A quy định lông màu vàng, một gen trội B khác độc lập với A quy định lông màu đen, khi có mặt cả 2 gen trội trên trong kiểu gen thì chuột có màu xám, chuột có kiểu gen đồng hợp lặn có màu kem. Tính trạng màu lông chuột di truyền theo quy luật nào sau đây?
   A. Trội không hoàn toàn.  B. Quy luật phân li.
   C. Tác động bổ sung       D. Phân li độc lập.

Câu 7: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?

A. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.

C. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.

D. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm, còn pha sáng chỉ xảy ra vào ban ngày.

Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nuớc?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.                   

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Do dộ pH của máu giảm.                                       

D. Do nồng dộ glucôzo trong máu giảm.

Câu 9: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái sau đây, có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?

(1) Xuất hiện ở môi truờng đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến dổi của môi truờng.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các diều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

A. 2.              B. 4.              C. 1.         D. 3.

Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

   (1) Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
   (2) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
   (3) Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
   (4) Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú là do chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua 2 đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.
   (5) Đa số đột biến gen là đột biến lặn, xuất hiện vô hướng và có tần số thấp, luôn di truyền được cho thế hệ sau.
   A. 4.     B. 3.                C. 2.             D. 1.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

A

A

C

A

A

A

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 04

Câu 1: Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm

A. tạo ưu thế lai.

B. tạo biến dị tổ hợp.

C. kiểm tra độ thuần chủng của giống.

D. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.

Câu 2: Các con đực của loài ruồi Drosophila khác nhau sống trên cùng một vùng của một quần đảo có các trình tự giao hoan (ve vãn) tinh tế bao gồm cả việc đánh đuổi các con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng nhằm thu hút con cái. Kiểu cách li sinh sản nào được thể hiện dưới đây?

A. Cách li mùa vụ.             B. Cách li sau hợp tử.    C. Cách li tập tính.    D. Cách li nơi ở.

Câu 3: Những phát biểu nào sau đây đúng về hoán vị gen?

I. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 crômatít của cặp NST kép tương đồng trong giảm phân là nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.

II. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ % số giao tử mang gen hoán vị trong tổng số giao tử được tạo thành.

III. Xu hướng chủ yếu của các gen nằm trên cùng 1 NST là liên kết nên tần số hoán vị gen  không vượt quá 50%.

IV. Xét 2 cặp gen liên kết (Aa và Bb), trao đổi chéo có thể xảy ra ở bất kỳ cá thể nào nhưng hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể dị hợp tử hai cặp gen.

A. I, IV.        B. III, IV.         C. I, II.         D. II, III.

Câu 4: Trong nghiên cứu di truyền, phép lai phân tích nhằm mục đích

A. kiểm tra độ thuần chủng của giống.

B. tạo biến dị tổ hợp.

C. xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất quy định.

D. kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần nghiên cứu.

Câu 5: Sơ đồ sau đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

                          Sơ đồ:      ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH

A. Chuyển đoạn.    B. Mất đoạn.      C. Lặp đoạn.          D. Đảo đoạn.

Câu 6: Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20oC đến 35oC. Khoảng giá trị xác định từ 5,6oC đến 42oC gọi là

A. giới hạn sinh thái.             B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu.          D. giới hạn dưới và giới hạn trên.

Câu 7: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Để phát sinh đột biến gen (đột biến điểm), ít nhất gen phải trải qua hai lần nhân đôi.

B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống.

Câu 8: Quan sát thấy các cá thể của quần thể phân bố một cách đồng đều, điều đó chứng tỏ

A. kích thước của vùng phân bố của quần thể đang tăng.

B. nguồn sống phân bố không đồng đều.

C. mật độ quần thể thấp.

D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống.

Câu 9: Quá trình nào dưới đây không tuân thủ nguyên tắc bổ sung?

A. Sự dịch mã di truyền do tARN thực hiện tại ribôxôm.

B. Sự hình thành mARN trong quá trình phiên mã.

C. Sự hình thành pôlinuclêôtit mới trong quá trình nhân đôi ADN.

D. Sự hình thành cấu trúc bậc 2, bậc 3 của prôtêin.

Câu 10: Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?

A. Loài đặc trưng.     B. Loài ưu thế.     C. Loài ngẫu nhiên.   D. Loài thứ yếu.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

D

C

A

D

D

D

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 05

Câu 1: Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

     A. 40%                          B. 99%                          C. 80%                          D. 49,5%

Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gen liên kết, có bao nhiêu  thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 cặp NST trong các dạng đột biến sau đây?

1.Có 19 NST.              2.Có 20 NST.              3.Có 22 NST

4.Có 15 NST               5.Có 21 NST               6.Có 9 NST

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây ihoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn , thu được F2. Tính theo lý thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ:

     A. 1/4                            B. 3/4                            C. 1/3                            D. 2/3

Câu 4: Trong số các phát biểu về vấn đề hoán vị dưới đây, phát biểu nào Không chính xác?

     A. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST.

     B. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực

     C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp

     D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%

Câu 5: Cơ thể P dị hợp hai cặp gen khi giảm phân tạo ra giao tử Ab với tỷ lệ 12,5%. Xác định kiểu gen của P và tần số HVG.

     A. Có kiểu gen  và liên kết gen hoàn toàn.

     B. Có kiêu gen   và liên kết gen hoàn toàn.

     C. Có kiểu gen  với tần số hoán vị gen là 25%.

     D. Có kiêu gen  với tần số hoán vị gen 12,5%

Câu 6: Cho phép lai P:AaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:

     A. 1/4                            B. 1/8                            C. 1/16                          D. 3/16

Câu 7: Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen  giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không xảy ra hoán vị thì chỉ tạo ra 4 loại giao tử.

II. Nếu có hoán vị thì tạo ra 8 loại giao tử.

III. Nếu tạo ra giao tử abD thì sẽ có giao tử  

IV. Luôn tạo ra giao tử  

     A. 1                               B. 2                               C. 3                               D. 4

Câu 8: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A,a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là:

     A. AA x AA                  B. AA x aa                    C. Aa x Aa                    D. AA x Aa

Câu 9: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?

     A. XAXa ₓ XAY           B. XAXA ₓ XaY           C. XAXa ₓ XaY            D. XaXa ₓ XAY

Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết, hoán vị xảy ra ở 2 giới với tần số 20%. Khi cho cơ thể có kiểu gen   tự thụ phấn, kiểu hình ở đời con có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

     A. 30%                          B. 13,5%                       C. 37,5%                       D. 50%

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1-B

2-B

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-C

9-D

10-A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Sinh Học 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF