Tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Bình Trọng có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 12, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG |
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Xét 5 quần thể cùng loài sống ở 5 hồ cá tự nhiên A, B, C, D, E. Tỉ lệ % cá thể của các nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể |
Tuổi trước sinh sản |
Tuổi sinh sản |
Tuổi sau sinh sản |
A |
32% |
43% |
25% |
B |
60% |
30% |
10% |
C |
20% |
35% |
45% |
D |
20% |
55% |
25% |
E |
50% |
28% |
22% |
Phát biểu nào sau đây đúng khi dự đoán xu hướng phát triển của mỗi quần thể?
A. Quần thể A, C, D là quần thể suy thoái. B. Quần thể A, B, C là quần thể suy thoái.
C. Quần thể C, D, E là quần thể phát triển. D. Quần thể B, D, E là quần thể phát triển.
Câu 2: Trình tự các nucleotit trong 2 mạch của gen như sau:
3’ TAX – AXA - GGT...5'
5' ATG - TGT - XXA...3’
Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có trình tự nào sau đây?
A. 5' UAX – AXA - GGU...3’. B. 5' AUG - UGU – XXA...3’.
C. 3’ AUG - UGU – XXA...5'. D. 3’ UAX – AXA – GGU...5'.
Câu 3: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA aa. B. AA Aa. C. Aa Aa. D. Aa aa.
Câu 4: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Đột biến.
C. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. D. Tạo giống nhờ công nghệ gen.
Câu 5: Gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho
A. cơ thể dị hợp tử. B. giới dị giao tử
C. giới đồng giao tử. D. cơ thể thuần chủng.
Câu 6: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Mẹ bình thường, bố bị mù màu sinh con trai bị mù màu. Con trai nhận alen Xm từ
A. bà nội. B. ông nội. C. mę. D. bố.
Câu 7: Ở loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20°C thì nở ra hầu hết là có thể đực. Giới tính loài này thay đổi do
A. tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều. B. phân hóa kiểu sinh sống.
C. nhiệt độ môi trường. D. tập tính đa thê.
Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 9: Ở rừng U Minh, cây tràm là loài
A. chủ chốt. B. thứ yếu. C. ưu thế. D. đặc trưng.
Câu 10: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P0 là 0,25AA; 0,5Aa; 0,25aa. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể trên?
A. Ở thế hệ P0 quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
B. Cấu trúc di truyền quần thể có thể bị thay đổi khi có di – nhập gen.
C. Tần số tương đối của 2 alen trong quần thể là A và a lần lượt là 0,5: 0,5.
D. Tần số các alen A và a luôn luôn không đổi qua các thế hệ.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
D |
B |
C |
C |
A |
D |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG ĐỀ - 02
Câu 1: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân của ADN?
A. Ađênin B. Guanin C. Uraxin D. Timin
Câu 2: Trong các kiểu gen sau đây, cơ thể có kiểu gen nào giảm phân hình thành nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBb. B. AABb. C. Aabb. D. aabb.
Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.
C. di - nhập gen. D. đột biến.
Câu 4: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền là
A. ligaza. B. ARN polimeraza.
C. ADN polimeraza. D. restrictaza.
Câu 5: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu. D. ổ sinh thái.
Câu 6: Ở người, nhóm máu do 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường quy định. Trong một tế bào của người bình thường có tối đa bao nhiêu alen về gen này?
A. 1. B. 3. C. 2 D. 6.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người?
A. Thành mạch máu bị xơ cứng. B. Hồi hộp.
C. Mất nước do bị tiêu chảy. D. Mang vác vật nặng.
Câu 8: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Dạng đột biến lệch bội thể ba có bao nhiêu NST trong một tế bào sinh dưỡng?
A. 12. B. 23. C. 36. D. 25.
Câu 9: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây sai?
A. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách.
B. Hô hấp hiếu khí ở tế bào gồm 3 giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyến điện tử.
C. Khi không có O2 một số tế bào chuyển sang phân giải kị khí.
D. Phần năng lượng hô hấp được thải ra qua dạng nhiệt là hao phí, không có vai trò gì.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli là sai?
A. Vùng khởi động (P) là nơi enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. Sản phẩm phiên mã ba gen cấu trúc Z, Y, A là ba phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần cấu tạo của operon Lac.
D. Lactôzơ đóng vai trò là chất cảm ứng.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
A |
A |
C |
C |
D |
D |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG ĐỀ - 03
Câu 1. Cho các phát biểu về vai trò của quan hệ cạnh tranh. Có mấy phát biểu đúng:
I. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
II. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
III. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 2. Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. tham gia vào hình thành loài.
B. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.
C. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.
D. gián tiếp phân hóa các kiểu gen.
Câu 3. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài
C. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
D. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
Câu 4. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng:
A. cấp 4. B. cấp 3. C. cấp 2. D. cấp 1.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 6. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, trôi, chép,....vì:
A. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
B. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
C. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
D. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
Câu 7. Dưới đây là các bước trong quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật:
(1) Chọn vật liệu nuôi cấy
(2) Cấy cây vào môi trường thích ứng
(3) Trồng cây trong vườn ươm
(4) Khử trùng
(5) Tạo rễ
(6) Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
Trình tự đúng trong quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật là:
A. (1) → (4) → (6) → (5) → (2) → (3). B. (1) → (2) → (3) → (5) → (6) → (4).
C. (1) → (4) → (5) → (6) → (2) → (3). D. (1) → (3) → (6) → (5) → (2) → (4).
Câu 8. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
Câu 9. Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 10. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí B. cách li tập tính.
C. Cách li sinh thái D. Lai xa và đa bội hoá
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
A |
B |
A |
C |
A |
D |
A |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG ĐỀ - 04
Câu 1. Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.
B. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
D. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa.
Câu 2. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
Câu 3. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li sinh thái B. cách li tập tính.
C. Lai xa và đa bội hoá D. Cách li địa lí.
Câu 4. Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,6; B = 0,2. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết khi lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1/21 B. 2/21 C. 5/21 D. 3/121.
Câu 5. Bể cá cảnh được gọi là:
A. hệ sinh thái tự nhiên B. hệ sinh thái nhân tạo.
C. hệ sinh thái vi mô D. hệ sinh thái "khép kín"
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 7. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
Câu 8. Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là
- Di truyền Y học. B. Di truyền học.
C. Di truyền học Người. D. Di truyền Y học tư vấn.
Câu 9. Cho các phát biểu về vai trò của quan hệ cạnh tranh. Có mấy phát biểu đúng:
I. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
II. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
III. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 10. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp như sau:
(1) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(2) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau với nhau.
(3) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(4) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
Trình tự đúng các công đoạn là:
A. (2) → (3) → (1) → (4) B. (2) → (3) → (4) → (1)
C. (1) → (2) → (4) → (3) D. (4) → (1) → (2) → (3)
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
C |
A |
B |
B |
B |
A |
B |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG ĐỀ - 05
Câu 1: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một thế hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Trong các phát biểu sau về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
(2). Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3). Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.
(4). Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.
(5). Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể loài F giảm.
(6). Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
(7). Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 2: Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào?
(1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau.
(2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3.
(3) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng.
(4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là:
A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học.
B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học.
C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học.
D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học.
Câu 3: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ nào mô tả cơ quan tương đồng?
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4).
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
(4) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
(5) Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 5: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ.
C. Tế bào khí khổng. D. Tế bào mạch rây.
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 7: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh
B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa
C. Cọ ở Phú Thọ
D. Cá ở Hồ Tây
Câu 8: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 48 B. 50 C. 25 D. 12
Câu 9: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da?
A. Tôm. B. Ếch đồng. C. Chuột. D. Châu chấu.
Câu 10: Đối với một cơ thể lưỡng bội bình thường, cách viết kiểu gen nào sau đây là chính xác?
A. \(\frac{{aa}}{{Bb}}DD\) . B.\(\frac{{Aa}}{{Bb}}Dd\) . C. \(\frac{{AA}}{{BB}}Dd\) . D. \(\frac{{AB}}{{aB}}Dd\) .
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1 |
D |
2 |
B |
3 |
A |
4 |
B |
5 |
C |
6 |
C |
7 |
D |
8 |
C |
9 |
B |
10 |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Sinh Học 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Trần Bình Trọng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024472 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024160 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024235 - Xem thêm