OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Trần Văn Đang

11/05/2021 1.22 MB 283 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/286681775969_20210511_164226.pdf?r=3861
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Trần Văn Đang. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ĐANG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

(1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”.

Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức.

Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ. 

Tiếp đó, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”.

Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường… 

(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like này.

(3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo của việc tự thiêu hay những việc như đốt trường, chạy truồng… Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là mong người ta bấm like?

(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016)

Câu 1. Xác định cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1)? (0,5 điểm).

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 3. Nhà văn Trang Hạ đã dùng những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo anh (chị), nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó? (1,0 điểm).

Câu 4. Anh (chị) rút ra bài học gì sau khi đọc xong đoạn trích trên? (1,0 điểm).

Phần II - Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1.(2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trào lưu “Like là làm”được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I - ĐỌC HIỂU 

Câu 1    

Cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1): diễn dịch.    

Câu 2  

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận.

Câu 3     

- Những người liên quan đến hiện tượng được đề cập trong đoạn trích là: những thanh niên câu like và những người bấm like. Những từ ngữ được Trang Hạ sử dụng: “ngông cuồng” (để nói về hành vi của “một bộ phận thanh niên trên mạng”) và từ “thiếu nhân văn” (để nhận xét hành vi của “những người bấm like”). (0,5 điểm).

- Qua đó, nhà văn bộc lộ thái độ phê phán, bất bình với những hành vi trên.

Câu 4    

Học sinh rút ra bài học bổ ích cho mình sau khi đọc đoạn trích. Có thể là những bài học như sau:

- Cần cảnh giác, tỉnh táo trước những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội; tránh a dua học đòi, mù quáng, gây sốc.

- Cần phê phán những “anh hung bàn phím”, những kẻ hiếu kì dung nút like để kích động người khác thực hiện những hành vi xấu, dại dột,…

- Phấn đấu tích cực trong mọi hoạt động có ý nghĩa để khẳng định giá trị đích thực của bản thân.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I - ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“[…] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo phương pháp nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

PHẦN II - LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hiện nay, một số dòng sông của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nhận xét về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: "Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá". Ý kiến khác lại nhấn mạnh: "Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực".

Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I - Đọc hiểu

Câu 1:

- Nội dung chính: bàn về vấn đề tình yêu đất nước được bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu quê hương.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2:

- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn

- Đoạn văn triển khai theo phương pháp quy nạp.

Câu 3:

Phân tích cấu trúc ngữ pháp:

+ Từ cái nôi gia đình: trạng ngữ

+ Mỗi người: chủ ngữ

+ Đều có…….. bè bạn: vị ngữ

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách  nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước viết đoạn văn đảm bảo các ý:

+ Vì sao thế hệ trẻ lại cần phải có trách nhiệm với đất nước?

+ Trách nhiệm đó là gì?

+ Để thực hiện trách nhiệm đó cần phải làm gì?

* Giải thích 

Dòng sông bị ô nhiễm: Dòng sông bị chất thải, chất độc hại xâm nhập, không còn sự trong xanh tự nhiên vốn có.

Phần II : Làm văn 

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận

b. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS viết đúng hình thức đoạn văn, viết đúng quy định về số chữ, đảm bảo tính lôgic mạch lạc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Thực trạng 

- Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm sông ngòi là một bài toán chưa có lời giải đáp cuối cùng, đặc biệt là đối với một đất nước đang phát triển như nước ta.

---(Đáp án chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích rồi thực hiện các yêu cầu:

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc.

Chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cá nhân. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lựa chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình.

Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”. Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn.

(Dẫn theo Mark Manson, Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr.238)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn: Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.

Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nói lời từ chối.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I - ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

PHẦN II - LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nhận xét về đoạn trích Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều bình diện và làm nổi bật tư tưởng: “ Đất Nước của nhân dân”.

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

.............................

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK lớp 12, tập một, NXBGD)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I - Đọc hiểu

Câu 1  

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2    

Lí do vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. 

Câu 3  

- Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.

- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Khi con người ngày càng tin vào bản thân, một công thức mới để thu thập trị thức về đạo đức xuất hiện: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm.(...).

Thế thì các trải nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là dữ liệu thực nghiệm. Một trải nghiệm không làm từ nguyên tử, sóng điện từ, protein hay các Con số. Thay vào đó, một trải nghiệm là hiện tượng chủ quan tạo thành tít bà yêu và chinh, cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ vào bất kì thời điểm cụ thể nào, trải nghiệm của tôi cũng cấu thành từ tất cả mọi thứ tôi cảm nhận, nhiệt độ, vui thú, sự căng thẳng. ), mọi xúc cảm tôi cảm thấy ( yêu, giận, sợ...)và bất kì suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu tôi..

Thế thì "sự nhạy cảm” là gì? Nó bao gồm hai thứ. Thứ nhất, chú ý đến các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của tôi. Thứ hai cho phép những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ đó tác động lên tôi. Dĩ nhiên, tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi. Thế nhưng tôi cũng nên cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới và cho phép chúng thay đổi quan điểm, hành vi của tôi và thậm chí tính cách của tôi.

(Theo Homo Deus - Lược sử tương lai, Yuval Noah Harari, Dương Ngọc Trà dịch, Nxb Thế Giới, Năm 2018, Trang 283) 

Câu 1. Theo tác giả, có những yếu tố chính nào tạo nên một trải nghiệm?

Câu 2. Anh, chị hiểu như thế nào về công thức: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm?

Câu 3. Theo anh, chị Trải nghiệm và sự nhạy cảm có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm):

- Từ nội dung phần đọc - hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm): Xuân Quỳnh đã mở đầu bài thơ Sóng bằng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Và kết thúc là:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 155-156)

Cảm nhận của anh, chị về khát vọng tình yêu được thể hiện trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự chuyển biến trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1. Theo tác giả, những yếu tố chính tạo nên một trải nghiệm là: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ.

Câu 2. Công thức: Tri thức - Trải nghiệm x Sự nhạy cảm có thể hiểu là: Tri thức là kết quả của những trải nghiệm và sự nhạy cảm. Tri thức được tìm kiếm và tích lũy bằng cách phải dành nhiều thời gian để trải nghiệm và mài giũa độ nhạy bén của bản thân.

Câu 3. Mối liên hệ giữa Trải nghiệm và Sự nhạy cảm: chúng có tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Không thể có những trải nghiệm nếu thiếu đi sự nhạy cảm. Và trải nghiệm tạo điều kiện cần thiết để sự nhạy cảm phát triển.

Câu 4.

Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?

-> Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình. Việc lí giải phải có sức thuyết phục, đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, nghiêm túc, cầu tiến.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm):

Có thể theo hướng sau:

- Trải nghiệm là những xúc cảm và suy tư lắng lại sau những gì trải qua trong cuộc đời.

- Trải nghiệm để hiểu mình, để khám phá bản thân, để mỗi người thay đổi, trưởng thành và hoàn thiện.

- Trải nghiệm để mở rộng vốn sống và sự hiểu biết, để hiểu cuộc sống và mọi người xung quanh, từ đó biết gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời.

- Trải nghiệm giúp cuộc sống của mỗi người giàu có và phong phú hơn, thú vị và có giá trị nhiều hơn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Trần Văn Đang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF