OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Vĩnh Yên

11/05/2021 1.24 MB 743 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/840550871294_20210511_161451.pdf?r=8182
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Vĩnh Yên được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Vụ việc Nhật Bản đang truy tìm người viết tiếng Việt lên di tích quốc gia nước này không gây ngạc nhiên với những người đã sống ở nước ngoài, bởi họ từng chứng kiến hoặc có những hành động phản cảm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp - thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế tại Nhật - cho biết, ý thức bảo vệ công trình công cộng của Nhật rất cao. Tình trạng dùng sơn vẽ bậy lên tàu, lên tường hay cào bẩn tại điểm công cộng ở Nhật vô cùng hiếm. Đa số người nước ngoài đến Nhật cũng có tinh thần này. Tuy nhiên, chị đã tận mắt thấy không dưới 10 lần người ta vẽ, viết bằng tiếng Việt lên di tích. Sống tại Nhật 4 năm, chị Diệp biết tới nhiều hành vi thiếu văn minh của đồng hương ở xứ này, đặc biệt là tình trạng ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi mang đi bán. Tờ Kyodo của Nhật hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản, cho biết "trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt, với hơn 2.000 vụ được ghi nhận năm ngoái".(...) Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, chuyện người Việt có các hành vi gây phản cảm khi ra nước ngoài khá phổ biến, nó thể hiện thói quen tùy tiện bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông vẫn tồn tại tới ngày nay, nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh, (...) nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi công cộng.

(Trích Nhiều người Việt ra nước ngoài bị ghét vì hành xử phản cảm - TheoVnexpress, ngày 6/11/2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, những hành vi nào của người Việt ở nước ngoài bị xem là thiếu văn minh?

Câu 3. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 4. Anh/ Chị nghĩ gì khi ở Nhật Bản "Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói"?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có những thứ bạn tìm trên Google không thấy

Đối với nhiều người, cuộc cách mạng kĩ thuật số đã trao cho máy vi tính - máy tính bàn, máy tính xách tay và các thiết bị cầm tay - quyền kiểm soát. Con chíp silicon trở thành bá chủ, không phải vì các phương tiện truyền thông không buông tha ta mà vì chúng ta không thể dời xa nó. Tôi chẳng khác gì các bạn. Tôi cũng làm việc online. Tôi dùng trình duyệt để đặt chuyến bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán hóa đơn, lên lịch cuộc hẹn, theo dõi chứng khoán và xem tin tức. Nhưng tôi không ngại chuyện phải ngắt liên kết. Điện thoại di động của tôi thường xuyên tắt. Ngoại trừ những chuyến công tác, bình thường tôi bỏ máy tính xách tay ở nhà. Thỉnh thoảng mấy ngày tôi mới kiểm tra e-mail một lần, đặc biệt vào cuối tuần. Đồng nghiệp nghĩ tôi là người cổ lỗ sĩ, nhưng tôi thấy vậy thật tuyệt.

Có hôm khi đang rảo bộ trong khuôn viên trường đại học Virginia, tôi vô cùng thích thú với tiết trời khô lạnh và những chiếc lá đang chuyển vàng, cam rồi sang đỏ. Nhưng tôi tự hỏi liệu các bạn sinh viên của trường có nhận thấy điều đó hay không. Mắt dán chặt vào màn hình, tay dính trên bàn phím, họ mê mẩn khám phá những chân trời vô hình, hoàn toàn quên lãng mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

Tôi biết một số người có công việc hoặc hoàn cảnh đặc biệt buộc phải kết nối mạng 24/7. Nhưng với hàng triệu người khác thì không cần như vậy. Chúng ta có vẻ ngày càng lo lắng mỗi khi không kết nối được internet. Chúng ta sợ nếu không kiểm tra e-mail, không lướt web, không viết gì đó lên trang cá nhân thì bạn sẽ biến mất.

Những người bị ám ảnh bởi các thiết bị điện tử quên rằng họ có toàn quyền lựa chọn. Họ có thể dứt khỏi sự cám dỗ đó và tập trung vào sự vật/sự việc khác. Vậy bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi. Tắt ti-vi. Tắt điện thoại. Và bước ra ngoài trời.

Các nghiên cứu tâm lí suốt hai mươi năm qua cho thấy nếu bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên, bạn sẽ tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nhìn chung nâng cao khả năng nhận thức hơn. Tại sao ư? Tôi không biết. Có lẽ như vậy là bình thường… hoặc thư giãn, cũng có thể trong gen con người đã quy định thế. Rõ ràng khi được kết nối lại với mọi người và vạn vật quanh ta, cảm giác thật là tuyệt! Mách nhỏ nhé, bạn không thể tìm thấy điều này trên Google đâu.

(Trên cả giàu có - Julia Guth - Giám đốc điều hành The Oxford Club)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những lợi ích nào khi “bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên”?

Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với giải pháp của tác giả những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử được nêu trong đoạn trích: “Bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi. Tắt ti-vi. Tắt điện thoại. Và bước ra ngoài trời”.

Câu 4: Theo anh (chị) để trở thành người sử dụng kết nối mạng thông minh chúng ta cần phải làm gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.

Câu 2: (5.0 điểm)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: Những lợi ích nào khi “bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên”: tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nâng cao khả năng nhận thức hơn.

Câu 3: Các em có thể đưa  ra ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể lựa chọn quan điểm đồng tình với giải pháp của tác giả vì:

- Đó là giải pháp đúng đắn, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử.

- Chúng ta luôn lệ thuộc và bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử sẽ không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống thực, dần dần sẽ trở nên vô cảm với thế giới xung quanh.

- Nghiêm trọng hơn nhiều người có thể mắc chứng bệnh tự kỉ, cuồng online…

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Nhiều trường hợp, sự chủ động rất quan trọng.Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.

Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua.

Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công.

Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ làm gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi”  không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa.Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được

(Người lái đò sông Đà - Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét quan niệm về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt: nghị luận (0.5 điểm)

Câu 2. 

Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. (0.5 điểm)

Câu 3.

Có thể hiểu câu nói: chủ động không phải là tùy tiện, bạ đâu làm đó, mà họ đều có những dự tính. Người chủ động thường suy nghĩ chín chắn và hành động kiên quyết. (1 điểm)

Câu 4.

- Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần. (0.25 điểm)

- Thí sinh lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lý. (0.75 điểm)

II. Làm văn

Câu 1. Viết đoạn văn về giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.25 điểm)

Giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, nguồn internet)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về dòng tâm sự: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu: Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ văn bản, anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn.

Câu 2 (5,0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng .

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay....

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu - Ngữ văn 12, tập 1. 2008 )

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau và rút ra nhận xét về tình cảm cách mạng của Tố Hữu.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ

(Trích Từ ấy –Tố Hữu Ngữ văn 11, tập 2. 2007)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ văn bản: sinh hoạt

Câu 2: Về dòng tâm sự: "Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời" có thể được hiểu như sau:

- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;

- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần

- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công

- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Ngày 12/9, trên mạng xã hội xôn xao clip bắt quả tang xe vận tải chở thực phẩm không đảm bảo chất lượng vào trường học. Kèm theo clip là những hình ảnh một số loại củ quả có biểu hiện thối rữa, thậm chí xuất hiện cả dòi bọ bên trong. Cụ thể như quả bí xanh, đu đủ đã không còn tươi, su su hỏng mọc rễ, bí đỏ thối... Không những thế, có người đập thử một quả trứng, bằng mắt thường cũng có thể thấy quả trứng này rất loãng, lòng đỏ nát, dấu hiệu của việc trứng đã hỏng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sự việc trên được phát hiện tại trường tiểu học Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, rất đông phụ huynh học sinh đã đến kiểm tra. Tất cả đều tỏ rõ sự bức xúc vì nhà trường sử dụng thực phẩm bẩn, không an toàn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu.

Thông tin từ người đăng tải clip cho biết, thời gian gần đây, nghi ngờ về việc trường học nhập thực phẩm hỏng, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đem về chế biến cho học sinh bán trú ăn trưa nên người dân đã tổ chức “mai phục” để bắt quả tang.

(Theo Lê Phương, Báo mới, ngày 13/9/2017).

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0,5đ) 

Câu 2: Theo tác giả, sau khi phát hiện vụ việc trên, thái độ của phụ huynh học sinh ra sao? (0.5đ)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong câu văn "Cụ thể như quả bí xanh, đu đủ đã không còn tươi, su su hỏng mọc rễ, bí đỏ thối.". Nêu tác dụng? (1,0đ)

Câu 4: Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là gì? (1đ) 

Phần II. Làm văn

Câu 1

Từ ngữ liệu Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Vĩnh Yên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF