OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Lào Cai

13/04/2021 1004.3 KB 116 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/601419629687_20210413_083220.pdf?r=2582
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 Trường THPT Chuyên Lào Cai. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 1

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. CH3NH2.

B. CH3CH2NHCH3.

C. (CH3)3N.

D. CH3NHCH3.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

A. 4.

B. 6.

C. 5..

D. 3.

Câu 3: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+.

B. Cu2+.

C. Zn2+.

D. Ag+.

Câu 4: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

A. Mg.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 (1500°C, làm lạnh nhanh) → X; X + H2 (Pd/PbCO3, t°) → Y; Y + O2 → Z; Z + O2 → T; T + X → M. Biết X, Y, Z, T, M là các hợp chất hữu cơ. Các chất Z, M lần lượt là

A. CH3CHO và CH3COOC2H3.

B. CH3CHO và C2H3COOC2H3.

C. C2H2 và CH3COOH.

D. C2H5OH và CH3COOC2H3.

Câu 6: Cho a mol bột Mg vào dung dịch chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Mối liên hệ giữa a, b, c là

A. b ≤ a < b + c.

B. b < a ≤ b + c.

C. a < b.

D. a > b + c.

Câu 7: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. C3H5(COOC17H35)3.

B. C3H5(OCOC13H31)3.

C. C3H5(OCOC17H33)3.

D. C3H5(OCOC4H9)3.

Câu 8: Trung hòa hòan tòan 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.

B. CH3CH2CH2NH2.

C. H2NCH2CH2NH2

D. H2NCH2CH2CH2NH2.

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,22.

B. 1,46.

C. 1,36.

D. 1,64.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây sai?

A. 4FeO + O2 → 2Fe2O3.

B. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

C. FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O.

D. FeO + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?

A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.

B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.

D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

Câu 12: Khi cho lồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg.

B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.

C. Al, Fe, Cu, Mg.

D. Al, Fe, Cu, MgO.

Câu 13: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổI khối lượng Ag, ta dùng dư hóa chất

A. FeCl3.

B. HNO3.

C. AgNO3.

D. HCl.

Câu 14: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. N2.

B. H2.

C. CO.

D. O3.

Câu 15: Saccarozơ là một loại đissaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C12H22O11.

B. C6H12O6.

C. (C6H10O5)n.

D. C2H4O2.

Câu 16: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phần tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng ngưng

B. trùng hợp.

C. xà phòng hóa.

D. thủy phân.

Câu 17: Một dung dịch chứa x mol Ca2+, y mol Mg2+, z mol Cl-, t mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là

A. x + y = 2z + 2t.

B. 3x + 3y = z + t.

C. x + y = z + t.

D. 2x + 2y = z + t.

Câu 18: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch.

B. điện phân nóng chảy.

C. nhiệt luyện.

D. thủy luyện.

Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.

B. CH3CH2OH và CH≡CH.

C. CH3CH2OH và CH3CHO.

D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 20: Tên của hợp chất CH3COOCH2CH3 là

A. metyl propionat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. propyl axetat.

 Câu 21: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.

B. Glucozơ.

C. Metylamin.

D. Anilin.

Câu 22: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?

A. Tơ axetat.

B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ visco.

Câu 23: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 24: Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. CuSO4, Cl2, HNO3 đặc nguội, HCl.

B. Mg(NO3)2, O2, H2SO4 loãng, S.

C. AgNO3, Cl2, HCl, NaOH.

D. Cu(NO3)2, S, H2SO4 loãng, O2.

Câu 25: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.

C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.

D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.

Câu 26: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. fructozơ, glixerol, anđehit axetic.

B. glucozơ, axit fomic, anđehit axetic.

C. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.

D. glucozơ, glixerol, axit fomic.

Câu 27: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. AgNO3.

B. MgCl2.

C. FeCl3.

D. CuSO4.

Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y. Muối thu được trong dung dịch X là

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Cu(NO3)2 .

D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

Câu 29: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Pb.

B. W.

C. Hg.

D. Cr.

Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím 

Chuyển màu hồng

Y

Dung dich I2 

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 

Kết tủa Ag

T

Nước brom 

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.

B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

B. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.

D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

Câu 31: Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là

A. 4.

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 32: Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ
khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là

A. 82.

B. 74.

C. 72.

D. 80.

Câu 33: Cho 39,6 gam hỗn hợp gồm K2CO3 và KHSO3 vào 147 gam dung dịch H2SO4 20%, đun nóng đến khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là

A. K2SO4.

B. K2SO4 và H2SO4.

C. K2SO4, KHSO3, KHSO4.

D. K2SO4, KHSO3.

Câu 34: Hỗn hợp M gồm hai este đơn chức. Cho m gam M tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 17 gam một muối và 12,4 gam hỗn hợp N gồm hai anđehit thuộc cùng dãy đồng đẳng. Tỉ khối hơi của N so với H2 là 24,8. Cho m gam M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa a gam Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 25,15 và 108.

B. 25,15 và 54.

C. 19,40 và 108.

D. 19,40 và 54.

Câu 35: Hỗn hợp M gồm 1 ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, hở, đơn chức) và este Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam M trên vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam rắn khan. Công thức của Y là

A. C2H5COOH.

B. HCOOH.

C. C3H7OH.

D. CH3COOH.

Câu 36: Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là

A. 68,40.

B. 17,10.

C. 34,20.

D. 8,55.

Câu 37: Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,2.

B. 9,5.

C. 13,3.

D. 30,4.

Câu 38: Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ
chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất:

A. 10%.

B. 95%

C. 54%.

D. 12%.

Câu 39: Có các kết luận sau:

(1) Từ glyxin, alanin và valin sẽ tạo ra được 6 tripeptit chứa đồng thời glyxin, alanin và valin.

(2) C8H10O có 4 ancol thơm khi bị oxi hóa tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

(3) C4H8 có 3 đồng phân mạch hở làm mất màu dung dịch brom.

(4) C4H11N có 4 đồng phân khi tác dụng với HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl. Số kết luận đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 40: Hòa tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z có khối lượng bằng khối lượng dung dịch Y (bỏ qua sự thủy phân của các ion trong dung dịch và sự bay hơi của nước). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là

A. 26,32%.

B. 73,68%.

C. 63,20%.

D. 5,40%.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 

1A

2B

3D

4A

5A

6A

7C

8D

9B

10C

11D

12B

13A

14C

15A

16A

17D

18B

19C

20C

21C

22C

23B

24D

25A

26B

27B

28B

29C

30B

31B

32C

33B

34C

35A

36B

37A

38D

39B

40B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 41: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Xenlulozơ

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Câu 42: Cho kim loại Cu dư vào 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thì khối lượng Cu đã phản ứng là

A. 2,16 gam

B. 0,64 gam

C. 1,28 gam

D. 1,08 gam

Câu 43: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

A. Cr

B. Os

C. Li

D. Fe

Câu 44: Etylamin có công thức là

A. (C2H5)2NH

B. C2H5NH2

C. CH3NH2

D. (CH3)2NH

Câu 45: Polisaccarit X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người. X được tạo
thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Chất X là

A. xenlulozơ

B. fructozơ

C. tinh bột

D. saccarozơ

Câu 46: Công thức của tristearin là

A. (C17H31COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C15H31COO)3C3H5

Câu 47: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. HCl

B. NaOH

C. NaCl

D. H2SO4

Câu 48: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ tằm

B. Tơ nitron

C. Tơ visco

D. Tơ nilon-6,6

Câu 49: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol metyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu
được m gam ancol. Giá trị của m là

A. 3,2

B. 4,6

C. 6,7

D. 8,2

Câu 50: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân
nong chảy?

A. Au

B. Cu

C. Al

D. Fe

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

41A

42B

43C

44B

45C

46B

47B

48A

49A

50C

51C

52A

53C

54D

55B

56A

57D

58D

59C

60B

61B

62D

63B

64B

65D

66A

67D

68D

69C

70B

71A

72D

73A

74D

75A

76C

77B

78D

79A

80C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được chất X. Thủy phân trioelin thu được ancol Y. X và Y lần lượt là?

A. Tripanmitin và etylen glicol

B. Tripanmitin và glixerol

A. Tristearin và etylen glycol

D. Tristearin và glixerol

Câu 2: Cacbohidrat có nhiều trong mật ong là?

A. Fructozơ

B. Glucozơ

C. Xenlulozơ

D. Saccarozơ

Câu 3: Metyl axetat có công thức cấu tạo là?

A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3COOCH3

D. C2H5COOCH3

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển đỏ?

A. H2NC3H5(COOH)2

B. CH3NH2

C. C6H5NH2

D. H2NCH2COOH

Câu 5: X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là?

A. CH3NH2

B. C6H5NH2

C. H2N-CH2-COOH

D. (C6H10O5)n

Câu 6: Thủy phân este nào sau đây thu được ancol etylic (CH3CH2OH)?

A. CH3COOCH3

B. HCOOCH3

C. HCOOCH2CH3

D. CH3CH2COOCH3

Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ

B. Tinh bột

C. Xenlulozơ

D. Saccarozơ

Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Axit glutamic

B. Anilin

C. Etylamin

D. Axit axetic

Câu 10: Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là

A. Anilin

B. Etylamin

C. Metylamin

D. Propylamin

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D

2A

3C

4A

5C

6C

7D

8

9C

10C

11D

12A

13B

14B

15C

16D

17A

18A

19D

20D

21B

22A

23C

24C

25A

26B

27C

28B

29D

30B

31B

32A

33B

34A

35D

36A

37D

38D

39D

40C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (NB): Natri clorua là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương. Công thức của natri clorua là

A. NaClO.

B. NaHCO3.

C. NaNO3.

D. NaCl.

Câu 2 (NB): Kim loại không tan được trong lượng dung dịch H2SO4 loãng là

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Na.

Câu 3 (TH): Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam Al bằng lượng dư khí O2, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,16.

B. 1,72.

C. 4,08.

D. 2,04.

Câu 4 (NB): Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.

C. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH.

D. Cho Fe tác dụng với dung dịch ZnCl2.

Câu 5 (TH): Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với

A. nước.

B. giấm

C. nước muối.

D. nước vôi trong.

Câu 6 (NB): Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng làm dây tóc bóng đèn?

A. Hg.

B. Cr.

C. W.

D. Li.

Câu 7 (NB): Glucozơ không tham gia phản ứng

A. lên men.

B. tráng gương.

C. thủy phân.

D. hiđro hóa.

Câu 8 (NB): Một số cơ sở sản xuất thực phẩm thiếu lương tâm đã dùng fomon (dung dịch nước của fomanđehit) để bảo quản bún, phở. Công thức hóa học của fomanđehit là

A. HCHO.

B. CH3COOH.

C. CH3OH.

D. CH3CHO.

Câu 9 (NB): Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây đay, gai, tre, nứa... Polime X là

A. xenlulozơ.

B. saccarozơ.

C. cao su isopren.

D. tinh bột.

Câu 10 (VD): Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.

A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2.

B. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2.

C. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2.

D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1D

2B

3D

4D

5B

6C

7B

8A

9A

10A

11C

12B

13B

14A

15A

16D

17A

18B

19D

20A

21B

22C

23B

24C

25A

26C

27C

28D

29C

30B

31A

32A

33B

34B

35C

36B

37D

38C

39B

40B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Hỗn hợp khí nào có thể tồn tại cùng nhau?

A. Khí H2S và khí Cl2.

B. Khí NH3 và khí HCl.

C. Khí HI và khí Cl2.

D. Khí O2 và khí Cl2.

Câu 2: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Tơ olon.

B. Tơ tằm.

C. Polietilen.

D. Tơ axetat.

Câu 3: Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch

A. KOH.

B. Na2SO4.

C. H2SO4.

D. KCl.

Câu 4: Chất nào sau đây có cùng phân tử khối với glucozơ

A. Saccarozơ.

B. Xenlulozơ.

C. Tinh bột.

D. Fructozơ.

Câu 5: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Fe.

B. Al.

C. Ag.

D. Zn.

Câu 6: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?

A. Magie.

B. Nhôm.

C. Đồng.

D. Sắt.

Câu 7: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử

A. Etilen.

B. Propin.

C. Etan.

D. Isopren.

Câu 8: Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

A. Ca(NO3)2.

B. CaCO3.

C. CaCl2.

D. CaSO4.

Câu 9: Polime nào sau đây được dùng để chế tạo chất dẻo?

A. Poliacrilonitrin.

B. Poliisopren.

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Poli(phenol-fomandehit).

Câu 10: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được etanol?

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOCH3.

D. C2H5COOCH3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1D

2B

3C

4D

5C

6B

7B

8C

9D

10B

11D

12C

13B

14D

15B

16C

17A

18A

19A

20A

21D

22D

23B

24C

25C

26A

27C

28D

29D

30D

31D

32B

33B

34D

35C

36B

37A

38A

39D

40A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Lào Cai. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF