OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Vĩnh Chân

11/05/2021 974.68 KB 109 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/177675464418_20210511_105141.pdf?r=8389
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh nhiều tài liệu ôn tập, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Vĩnh Chân. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Lòng trắng trứng.               B. Metyl fomat.                      C. Glucozơ.                            D. Đimetyl amin.

Câu 2: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.                  B. Dung dịch NaOH.              C. Natri.                                  D. Quỳ tím.

Câu 3: Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng?

A. H2N–CH2–COOH.             B. CH3–NH2.                          C. CH3COOC2H5.                  D. C6H5NH2 (anilin).

Câu 4: Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là

A. tinh bột.                              B. etyl axetat.                          C. Gly–Ala.                            D.  glucozơ.

Câu 5: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 48,0.                                   B. 24,3.                                   C. 43,2.                                   D. 27,0.

Câu 6: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.

B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.

C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.

D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là

A. 17,28.                                 B. 21,60.                                 C. 19,44.                                 D. 18,90.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là

A. 0,20.                                   B.  0,10.                                  C. 0,05.                                   D. 0,15.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn.

B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.

C. Tripeptit Ala–Gly–Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.

D. Dung dịch anilin không làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Câu 10: Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Lysin.                                 B. Glyxin.                               C. Alanin.                               D. Axit glutamic.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.                                   B. 3,36.                                   C. 4,48.                                   D. 5,60.

Câu 12: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là

A. 0,5.                                     B. 1,5.                                     C. 2,0.                                     D. 1,0.

Câu 13: Chất nào sau đây không phải amin bậc một?

A. C2H5NHCH3.                     B. CH3NH2.                            C. C6H5NH2.                           D. C2H5NH2.

Câu 14: Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là

A. saccarozơ.                          B.  amin.                                 C. glucozơ.                             D. amino axit.

Câu 15: Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2.                                   B. 18,0.                                   C.  8,1.                                    D.  9,0.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm Valin và Gly–Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch HCl 1,0M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 275 ml dung dịch gồm NaOH 1,0M đun nóng, thu được dung dịch chứa 26,675 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,175.                                 B. 0,275.                                 C.  0,125.                                D. 0,225.

Câu 17: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 3,84.                                   B. 2,32.                                   C. 1,68.                                   D. 0,64.

Câu 18: Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Công thức của X là

A. CH3COOCH3.                    B. HCOOCH3.                        C. CH3COOC2H5.                   D. HCOOC2H5.

Câu 19: Cho dãy các chất: etyl axetat, triolein, glucozơ, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 5                                         B. 2                                         C. 4                                         D. 3

Câu 20: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ visco.                            B. Tơ nitron.                           C. Tơ nilon–6,6.                     D. Tơ xenlulozơ axetat.

Câu 21: Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?

A. CH3OH.                              B. NaOH.                                C. HCl.                                    D. NaCl.

Câu 22: Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,500.                                 B. 0,960.                                 C. 1,200.                                 D. 1,875.

Câu 23: Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là

A. CH3NH2.                            B. NH3.                                   C. CH3NHCH3.                       D. C6H5NH2.

Câu 24: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là

A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).              B. CnH2n-2O2 (n ≥ 3).               C. CnH2nO (n ≥ 3).                  D. CnH2nO2 (n ≥ 2).

Câu 25: Este CH3COOCH3 có tên gọi là

A. etyl axetat.                          B. metyl axetat.                       C. etyl fomat.                          D. metyl metylat.

Câu 26: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?

A. Etanol.                                B. Etylen glicol.                      C. Glixerol.                             D. Metanol.

Câu 27: Kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. sắt.                                      B. vàng.                                   C. crom.                                  D. nhôm.

Câu 28: Este nào sau đây có phân tử khối là 88?

A. Etyl axetat.                         B. Metyl fomat.                       C. Vinyl fomat.                       D. Metyl axetat.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm H2NCH2COOH (7,5 gam) và CH3COOC2H5 (4,4 gam). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 13,8.                                   B. 15,8.                                   C. 19,9.                                   D. 18,1.

Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Dung dịch màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng

X, Y, Z lần lượt là

A. metyl amin, lòng trắng trứng, glucozơ.      

B.  metyl amin, glucozơ, lòng trắng trứng.

C. glucozơ, metyl amin, lòng trắng trứng.    

D. glucozơ, lòng trắng trứng, metyl amin.

Câu 31: Số este có cùng công thức phân tử C3H6O2

A. 3                                         B. 2                                         C. 1                                         D. 4

Câu 32: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột sắt.                               B. Bột lưu huỳnh.                   C. Bột than.                             D. Nước.

Câu 33: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Tinh bột.                             B. Fructozơ.                            C. Saccarozơ.                          D. Glucozơ.

Câu 34: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.                                      B. Na.                                      C. Cu.                                      D. Ag.

Câu 35: X là a–amino axit trong phân tử có có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A.  H2N–CH2–COOH.                                                                                    B. H2N–[CH2]3–COOH.

C. H2N–[CH2]2–COOH.                                                                                 D. H2N–CH(CH3)–COOH.

Câu 36: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 2,52.                                   B. 3,28.                                   C. 2,72.                                   D. 3,36.

Câu 37: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là

A. Cu.                                      B. Ba.                                      C. Na.                                      D. Ag.

Câu 38: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do

A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.                                   B. phản ứng màu của protein.

C. sự đông tụ của lipit.                                                           D. phản ứng thủy phân của protein.

Câu 39: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ                                            B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.                                           D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

Câu 40: Phân tử khối của peptit Gly–Ala là

A. 146.                                    B. 164.                                    C. 128.                                    D. 132.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1.A

2.D

3.D

4.D

5.C

6.B

7.B

8.C

9.B

10.A

11.A

12.D

13.A

14.D

15.D

16.C

17.B

18.D

19.D

20.C

21.C

22.C

23.C

24.D

25.B

26.C

27.C

28.A

29.B

30.A

31.B

32.B

33.A

34.B

35.D

36.C

37.A

38.A

39.B

40.A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khi bị ốm mất sức người bệnh được truyền dịch đường để thêm năng lượng. Chất trong dịch đường là:

  A. Mantozơ                    B. Saccarozơ                    C. Glucozơ                       D. Fructozơ

Câu 2: Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):

  A. Fe, Al, Mg                 B. Al, Mg, Fe                   C. Fe, Mg, Al                   D. Mg, Al, Fe

Câu 3: Bột ngọt là muối của:

  A. axit oleic                    B. axit axetic                    C. axit aminoaxetic          D. axit glutamic

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng ?

  A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.         

  D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.   

Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

  A. Na, Ba, K                   B. Be, Na, Ca                   C. Na, Fe, K                     D. Na, Cr, K

Câu 6: Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tích chất vật lí gì của vàng khi lám trang sơn mài ?

  A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng                               B. Tính dẻo và có ánh kim

  C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt                                         D. Mềm, có tỉ khổi lớn    

Câu 7: Polime nào sau đây trong thành phần có chứa nitơ ?

 A. Polibutađien               B. Polietilen                      C. Poli(vinyl clorua)        D. Nilon-6,6

Câu 8 : Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa ?

  A. nhóm cacboxyl                                                        B. 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl

  C. nhóm amino                                                             D. nhóm amino và nhóm cacboxyl

Câu 9: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

X, Y

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

Z

Nước brom

Kết tủa trắng

 

X, Y, Z, T lần lượt là:

  A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin.                        B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.

  C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.                        D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.

Câu 10: Cho một số tính chất :

  (1) Có dạng sợi                                                                                    

  (2) Tan trong nước 

  (3) Phản ứng với axit nitric đặc có xúc tác                

 (4) Tham gia phản ứng tráng bạc

  (5) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng

Các tính chất của xenlulozơ là:

     A. (1), (3), (5)                 B. (2), (3), (4)                   C. (3), (4), (5)                   D. (1), (2), (4)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1C

2A

3D

4A

5A

6B

7D

8D

9D

10A

11A

12D

13B

14A

15C

16B

17A

18C

19C

20B

21C

22D

23D

24C

25B

26B

27D

28B

29A

30C

31C

32D

33A

34C

35D

36B

37A

38D

39D

40B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là:

  A. 4                                        B. 3.                                 C. 5.                                  D. 6.

Câu 2: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

  A. 2,24 lít.                             B. 1,12 lít.                       C. 0,56 lít.                         D. 4,48 lít.

Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân ?

  A. Gly-Ala.                            B. Saccarozơ.                  C. Tristearin.                     D. Fructozơ.

Câu 4: Cho m gam fructozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol. Giá trị của m là:

  A. 45,0.                                  B. 36,0.                            C. 45,5.                             D. 40,5.

Câu 5: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?

  A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.

  B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.

  C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.

  D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 6: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây ?

  A. Ca(OH)2.                      B. NaCl.                          C. HCl.                             D. KOH.

Câu 7: Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén một hợp chất X, cân lại thấy có khối lượng m2 gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi  để nguội chén, cân lại thấy nặng m3 gam, biết m1 < m3 < m2. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2 ?

  A. 5.                                   B. 6.                                 C. 4.                                  D. 3.

Câu 8: Thành phần chính của quặng Mandehit là:

  A. FeCO3.                          B. Fe2O3.                         C. FeS2.                            D. Fe3O4.

Câu 9: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 / NaOH tạo dung dịch màu tím ?

  A. Anbumin.                      B. Glucozơ.                     C. Glyxyl alanin.              D. Axit axetic.

Câu 10: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. XY lần lượt là :

  A. AgNO3 và Fe(NO3)2.       B. AgNO3 và FeCl2.        C. AgNO3 và FeCl3.         D. Na2CO3 và BaCl2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1A

2A

3D

4A

5A

6A

7C

8D

9A

10A

11A

12D

13D

14B

15C

16A

17A

18C

19A

20A

21B

22A

23C

24A

25D

26D

27A

28A

29D

30B

31D

32D

33D

34D

35A

36C

37A

38A

39C

40D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một dung dịch có các tính chất:

- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam

- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.

- Không khử đươc dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(HO)2 khi đun nóng.

Dung dịch đó là:

  A. Mantozo                      B. Fructozo                   C. Saccarozo                 D. Glucozo

Câu 2: Cho dãy các chất sau: Saccarozo, glucozo, xenlulozo, fructozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

  A. 1                                  B. 3                               C. 4                               D. 2

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Glucozo →X→Y→CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  A. CH3CHO và CH3CH2OH                                 B. CH3CH2OH và CH3CHO

  C. CH3CH2OH và CH2=CH2                                D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Câu 4: Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây?

  A. H2O/H+, to ; Cu(HO)2, to thường                      B. Cu(HO)2, to thường ; dd AgNO3/NH3

  C. Cu(HO)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3              D. Lên men; Cu(HO)2, đun nóng

Câu 5: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dd NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (He=4, C=12, H=1, O=16)

  A. C2H5COOCH3            B. CH3COOC2H5         C. HCOOCH(CH3)2     D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo được ở đktc). X có công thức phân tử là (N=14, C=12, H=1, O=16):

  A. C3H9N                        B. C2H7N                     C. C4H11N                    D. C5H13N

Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N=14, C=12, H=1)

  A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2                                B. CH3CH2CH2NH2

  C. H2NCH2CH2NH2                                                D. H2NCH2CH2CH2NH2

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:

  A. metyl fomiat                B. propyl axetat            C. metyl axetat             D. etyl axetat

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, c=12, O=16, Ag=108)

  A. 36,94 g                        B. 19,44 g                     C. 15,50 g                     D. 9,72 g

Câu 10: Cho 27,2 g hỗn hợp gồm pheylaxetat và metylbenzoat (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,5M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là (C=12, H=1, O=16, Na=23)

  A. 36,4                             B. 40,7                          C. 38,2                          D. 33,2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-C

6-B

11-D

16-D

21-A

26-C

31-A

36-C

2-D

7-D

12-A

17-B

22-C

27-D

32-C

37-A

3-B

8-A

13-A

18-D

23-A

28-D

33-C

38-A

4-A

9-B

14-C

19-D

24-D

29-C

34-B

39-B

5-B

10-C

15-B

20-A

25-D

30-C

35-B

40-B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?

  A. metyl propionat.               B. metyl fomat.               C. metyl axetat.                D. etyl fomat.

Câu 2: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

  A. 8,4.                                   B. 5,6.                              C. 2,8.                               D. 16,8.

Câu 3: Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

  A. Na2CO3                                     B. Na3PO4                              C. Ca(OH)2                              D. HCl

Câu 4: Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là.

  A. 3                                        B. 2                                  C. 5                                   D. 4

Câu 5: Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X thì lượng kết tủa cực đại có thể thu được là bao nhiêu gam?

  A. 48,18                                 B. 32,62                           C. 46,12                            D. 42,92

Câu 6: X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là:

  A. H2NCH(CH­3)COOH         B. H2NCH2CH­2COOH     C. H2NCH2COOCH3      D. CH2=CH–COONH4

Câu 7: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?

  A. Ag                                  B. Fe                                 C. Cu                                D. Ca

Câu 8: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

  A. 3                                     B. 4                                   C. 2                                   D. 1

Câu 9: Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là :

  A. Na, Cu                          B. Ca, Zn                         C. Fe, Ag                          D. K, Al

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein 

  B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra        

  C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu                                

  D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1B

2B

3D

4A

5A

6A

7A

8C

9D

10D

11B

12A

13B

14D

15D

16A

17B

18C

19A

20C

21D

22C

23A

24C

25C

26C

27B

28D

29A

30C

31C

32A

33A

34C

35B

36C

37B

38C

39A

40C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Vĩnh Chân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF