OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Định Hóa

11/05/2021 1.12 MB 209 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/131018009463_20210511_094504.pdf?r=2465
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Định Hóa. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THPT ĐỊNH HÓA

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hỗn hợp khí nào có thể tồn tại cùng nhau?

A. Khí H2S và khí Cl2.

B. Khí NH3 và khí HCl.

C. Khí HI và khí Cl2.

D. Khí O2 và khí Cl2.

Câu 2: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Tơ olon.

B. Tơ tằm.

C. Polietilen.

D. Tơ axetat.

Câu 3: Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch

A. KOH.

B. Na2SO4.

C. H2SO4.

D. KCl.

Câu 4: Chất nào sau đây có cùng phân tử khối với glucozơ

A. Saccarozơ.

B. Xenlulozơ.

C. Tinh bột.

D. Fructozơ.

Câu 5: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Fe.

B. Al.

C. Ag.

D. Zn.

Câu 6: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?

A. Magie.

B. Nhôm.

C. Đồng.

D. Sắt.

Câu 7: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử

A. Etilen.

B. Propin.

C. Etan.

D. Isopren.

Câu 8: Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

A. Ca(NO3)2.

B. CaCO3.

C. CaCl2.

D. CaSO4.

Câu 9: Polime nào sau đây được dùng để chế tạo chất dẻo?

A. Poliacrilonitrin.

B. Poliisopren.

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Poli(phenol-fomandehit).

Câu 10: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được etanol?

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOCH3.

D. C2H5COOCH3.

Câu 11: Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

A. CaO.

B. Ca(OH)2.

C. CaCl2.

D. CaCO3.

Câu 12: Chất nào sau đây gọi là muối ăn.

A. Na2CO3.

B. NaHCO3.

C. NaCl.

D. NaNO3.

Câu 13: Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là

A. 8,1.

B. 16,2.

C. 18,4.

D. 24,3.

Câu 14: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH2CH3.

B. HCOOCH(CH3)2.

C. HCOOCH2CH2CH3.

D. CH3CH2COOCH3.

Câu 15: Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là

A. etilen.

B. but-2-en.

C. hex-2-en.

D. 2,3-dimetylbut-2-en.

Câu 16: Đun nóng (có xúc tác H2SO4 đặc) hỗn hợp gồm một ancol no, hai chức và một axit cacboxylic no, đơn chức, thu được sản phẩm có chứa hợp chất hữu cơ T (mạch hở, chứa một chức este). Công thức phân tử của T có dạng là

A. CnH2n-2O3.

B. CnH2nO2.

C. CnH2nO3.

D. CnH2n-2O2.

Câu 17: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A gồm Al2(SO4)3, FeSO4, ZnSO4, CuSO4. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn X. Dẫn luồng khí CO nóng, dư vào X được rắn Y. Các chất trong rắn Y là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. Fe, Cu, BaSO4.

B. Fe2O3, Cu, BaSO4.

C. Al, Fe, Zn, Cu, BaSO4.

D. Al2O3, Fe, Zn, Cu, BaSO4.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag. Phần 2 đem thủy phàn hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rối trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 9,72 gam Ag. Khối lượng tinh bột trong X là (giả sử rằng tinh bột bị thuỷ phân đều chuyển hết thành glucozơ).

A. 9,72.

B. 14,58.

C. 7,29.

D. 9,48.

Câu 19: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là

A. H2NCH(C2H5)COOH.

B. H2NCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2CH(CH3)COOH.

D. H2N[CH2]2COOH

Câu 20: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 5,69.

B. 3,79.

C. 8,53.

D. 9,48.

Câu 21: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch

A. HNO3 và NaHCO3.

B. NaCl và AgNO3.

C. AlCl3 và Na2CO3.

D. NaAlO2 và KOH.

Câu 22: Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là

A. CaCl2.

B. Ca(OH)2.

C. NaOH.

D. Na2CO3.

Câu 23: Cho các chất sau: metyl fomat, stiren, ancol anlylic, metyl acrylat, axit acrylic, axit axetic, axit metacrylic, vinyl axetat. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2 (Ni, t°)?

A. 8.

B. 6.

C. 5.

D. 7.

Câu 24: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:

» Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

» Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

» Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 1 thấy trong bát sứ tạo ra dung dịch trong suốt.

(b) Kết thúc bước 2 thấy chất rắn màu vàng kết tủa dưới bát sứ.

(c) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn trắng nhẹ nổi trên mặt bát sứ.

(d) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn kết tủa dưới bát sứ.

Số lượng phát biểu đúng là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử Gly-Ala có M = 164.

B. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất lỏng.

C. Phân tử Lysin có hai nguyên tử nitơ.

D. Alanin tác dụng với nước brôm tạo kết tủa

Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dùng CO khử Al2O3 nung nóng, thu được Al,

B. Nối thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.

C. Natri cacbonat là muối của axit yếu.

D. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa.

Câu 27: Cho 4,06 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 7,06.

B. 9,66.

C. 9,30.

D. 2,25.

Câu 28: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo andehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 24,18.

B. 27,72.

C. 27,42.

D. 26,58.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thu được khí H2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 31: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol của Al bằng 9 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 2,688 lít khí H2 và 0,81 gam chất rắn. Giá trị củam là m là: 

A. 5,53.

B. 5,175.

C. 4,26.

D. 4,72.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen

(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một

(d) Natri phenolat tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2.

(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ

(f) Dung dịch phenylamoni clorua làm qui tím hóa đó.

Các phát biểu sai là:

A. a, b, c, d.

B. a, c, f.

C. b, f.

D. b, d, e.

Câu 33: Hấp thụ hết 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2. Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn nước lọc và nung đến khối lượng không đối thu được m gam chất rắn. khan. Giá trị của m là

A. 10,6.

B. 5,3.

C. 15,9.

D. 7,95.

Câu 34: Tiến hành hai thí nghiệm sau: Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 a mol/l. Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch AgNO3 b mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Mối quan hệ giữa a và b là

A. a = b.

B. a = 2b.

C. a = 5b.

D. a = 10b.

Câu 35: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

A. 3,84 gam.

B. 2,72 gam.

C. 3,14 gam.

D. 3,90 gam.

Câu 36: Đốt cháy 19,04 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được 32,50 gam rắn X (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl loãng, thu được a mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 28,0 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 162,54 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 0,18

B. 0,12.

C. 0,16.

D. 0,14.

Câu 37: X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được F chỉ chứa 2 muối có tỷ lệ số mol 1: 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ trong E là:

A. 3,84%

B. 3,92%

C. 3,78%

D. 3,96%

Câu 38: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:

A. 16,45%

B. 17,08%

C. 32,16%

D. 25,32%

Câu 39: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Trong X có ba nhóm –CH3.

B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.

C. Chất Y là ancol etylic.

D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả 2 điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N).

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của H2O. Giá trị của m là

A. 23,64.

B. 16,62.

C. 20,13.

D. 26,22.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1D

2B

3C

4D

5C

6B

7B

8C

9D

10B

11D

12C

13B

14D

15B

16C

17A

18A

19A

20A

21D

22D

23B

24C

25C

26A

27C

28D

29D

30D

31D

32B

33B

34D

35C

36B

37A

38A

39D

40A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 41: Cho phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình là

A. 10.

B. 9.

C. 14.

D. 12.

Câu 42: HCOOH có tên gọi là

A. axit fomic.

B. axit acrylic.

C. axit axetic.

D. axit propionic.

Câu 43: Triolein có công thức là

A. (C17H31COO)3C3H5.

B.(C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 44: Xà phòng hóa hoàn toàn 267 gam (C17H35COO)3C3H5 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 41,4.

B. 13,8.

C.27,6.

D. 18,4.

Câu 45: Nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) có vị trí trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 2, nhóm VIA.

B. chu kì 3, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIIA.

D. chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 46: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7?

A. Mg5O4.

B. Na2CO3.

C. NH4Cl.

D. K2SO4.

Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn 26,4 gam CH3COOC2H5 cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là

A. 0,2.

B. 0,3.

C. 0,15.

D. 0,1.

Câu 48: Este C4H8O2 có số đồng phân là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Giá trị của m là

A. 16,8.

B. 11,2.

C. 5,6.

D. 22,4.

Câu 50: Khi cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 1,12.

C. 4,48.

D. 3,36.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

41B

42A

43C

44C

45B

46B

47C

48C

49B

50A

51A

52D

53C

54B

55C

56A

57D

58D

59B

60D

61C

62D

63D

64A

65A

66A

67C

68A

69A

70A

71A

72A

73B

74B

75C

76D

77D

78B

79D

80D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

A. C3H5COOH.

B. HCOOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 42: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M cần V ml NaOH 0,1M. Giá trị của V là

A. 200.

B. 150.

C. 50.

D. 100.

Câu 43: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.

(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.

(c) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất một số loại tơ nhân tạo như: tơ visco, tơ axetat.

(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng.

(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 44: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch: glucozơ, anđehit axetic và saccarozơ là:

A. AgNO3/NH3 và NaOH.

B. Nước brom và NaOH.

C. HNO3 và AgNO3/NH3.

D. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

Câu 45: Khí nào sau đây được tạo ra từ khí oxi khi có sự phóng điện hoặc tia cực tím?

A. SO2.

B. CO2.

C. O3.

D. H2S.

Câu 46: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. C2H4 và C3H6.

B. C2H2 và C3H4.

C. CH4 và C2H6.

D. C3H4 và C4H6.

Câu 47: Thuỷ phân 403 gam tripanmitin trong dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và m gam muối X. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là

A. 333,6.

B. 417,0.

C. 332,5.

D. 415,7.

Câu 48: Khí CO ở nhiệt độ cao không khử được oxit nào sau đây thành kim loại?

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.

C. MgO.

D. CuO.

Câu 49: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 84.

B. 112,5.

C. 56,25.

D. 45.

Câu 50: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO.

B. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

D. Sacarozơ tham gia phản ứng tráng bạc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

41D

42A

43A

44D

45C

46A

47A

48C

49C

50B

51B

52A

53A

54A

55B

56A

57A

58C

59D

60B

61B

62C

63C

64C

65B

66C

67D

68B

69A

70D

71B

72B

73C

74B

75B

76A

77A

78A

79B

80C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Hệ số polime hóa của PE có phân tử khối trung bình 3472 là:

A. 124

B. 125

C. 130

D. 142

Câu 2. Khi thủy phân đến cùng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, sản phẩm thu được là

A. Ancol etylic

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Glucozơ

Câu 3. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra kết tủa màu trắng?

A. Anilin

B. triolein

C. hexametylen điamin

D. etyl acrylat

Câu 4. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli (vinyl clorua)

B. Tơ lapsan

C. Tơ nilon-6,6

D. Tơ nilon-7

Câu 5. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. PE

B. Amilopectin

C. cao su lưu hóa

D. PVC

Câu 6. Monome dùng để điều chế poli metylmetacrylat bằng phản ứng trùng hợp là

A. C6H5CH=CH2

B. CH2=CHCOOCH3

C. CH2=C(CH3)COOCH3

D. CH3COOCH=CH2

Câu 7. Cho các polime: polietilen, cao su thiên nhiên, tơ visco, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, tinh bột, poli (etylen terephtalat). Trong các polime trên, số polime tổng hợp là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên dùng để làm đèn xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại. Công thức của axetilen là

A. CH4

B. C6H6

C. C2H4

D. C2H2

Câu 9. Công thức của tripanmitin là

A. C3H5(OOCC15H31)3

B. C3H5(OOCC17H35)3

C. C3H5(OOCC17H33)3

D. C3H5(OOCC17H31)3

Câu 10. Số nhóm chức –COOH trong alanine là

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Polietilen.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Valin.

B. Lysin.

C. Axit glutamic.

D. Glyxin.

Câu 3. Chất nào sau đây có màu trắng xanh?

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe2O3.

D. FeO.

Câu 4. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Na

Câu 5. Khi đốt cháy than đá thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X không màu, không mùi, rất độc, hơi nhẹ hơn không khí. X là

A. CO.

B. NO2.

C. N2.

D. CO2.

Câu 6. Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là

A. Al(OH)3.

B. Al2(SO4)3.

C. AlCl3.

D. Al2O3.

Câu 7. Sắt có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.

B. FeCl2.

C. Fe(NO3)3.

D. FeO.

Câu 8. Mỡ động vật, dầu thực vật đều không tan trong chất nào sau đây?

A. Hexan.

B. Benzen.

C. Clorofom.

D. Nước.

Câu 9. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là

A. 24.

B. 11.

C. 12.

D. 22.

Câu 10. Kim loại Mg tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành khí H2?

A. ZnSO4.

B. HNO3 loãng, nóng.

C. HCl.

D. H2SO4 đặc, nóng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1C

2B

3B

4D

5A

6A

7C

8D

9D

10C

11D

12A

13D

14D

15D

16B

17B

18A

19B

20A

21B

22C

23D

24A

25C

26C

27A

28C

29C

30B

31A

32B

33C

34A

35A

36B

37D

38B

39C

40D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Định Hóa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF