OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ

20/03/2021 1.25 MB 506 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210320/846784517085_20210320_161651.pdf?r=8038
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 điểm)

Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

Câu 2: ( 5 điểm)

Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN?

Câu 3: ( 4 điểm)

Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

Câu 4:(4 điểm)

Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người.

Câu 5:( 4 điểm)

Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện dần.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không?  Vì sao? (3đ)

- Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:

- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)

- Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ

- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ

- Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ

- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau(0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

A.Lí thuyết

Câu 1:(2điểm)

    Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Câu 2:(4điểm)

     Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

Câu 3:(2điểm)

      Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

B. Bài tập:

Câu 1:(4,5điểm)

      Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F­1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.

  1. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
  2. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn

 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.

 Câu 2:(3,5điểm)

      Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp  gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên  nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.

  1. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
  2. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng  từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
  3. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì  khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử  là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Đáp án

* Biến dị di truyền:

   a. Biến dị tổ hợp

   b. Đột biến:

        - Đột biến gen: 

              Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                       Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một                                                          

                                        hoặc một số cặp nuclêôtit khác.

        - Đột biến nhiễm sắc thể:

              + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

                               Gồm các dạng:  Mất đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

              + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

                Gồm các dạng: Đột biến dị bội.

                                           Đột biến đa bội.

* Biến dị không di truyền:

      Thường biến.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?

Câu 2 : Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?

Câu 3: Nêu khái niệm thể đa bội? Người ta có thể gây tạo các thể đa bội bằng những phương pháp nào? Ứng dụng của đa bội thể trong chọn giống?

Câu 4:

 Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ: G : A= 4 : 5.

  1. Tính chiều dài của gen.
  2. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần.
  3. Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?

Câu 5: Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.

  1. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
  2. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
  3. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.

ĐÁP ÁN

Câu 1

-Trẻ đồng sinh cùng trứng:Được sinh ra từ 1 trứng thụ tinh với tinh trùng, qua các lần NP đầu tiên hợp tử được hình thành 2,3,4… TB riêng rẽ, mỗi TB phát triển thành 1 cơ thể. Giống nhau về phương diện di truyền, có KG đồng nhất, cùng giới tính…

-Trẻ đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về KG, có thể cùng giới hoặc khác giới tính.

Vai trò: -Nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng 1 KG ở các giai đoạn ST,PT khác nhau.

- Xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển của tính trạng.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trội cần phải làmgì?

Nêu bản chất  của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ :                      

 Gen (1 đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n + 1) và (2n - 1).

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?

Căn cứ vào đâu mà Men Đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

Câu2:

 Cho 2 thứ đậu hạt đỏ, nhăn và hạt vàng, trơn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt đỏ, trơn.Cho F1tiếp tục giao phấn với nhau được F2có tỉ lệ:12 hạt đỏ, nhăn :25 hạt đỏ, trơn:11 hạt vàng, trơn.

  Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1.
  2. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
  3. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.
  4. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Câu 3 :

  Ở người gen D  quy định mắt nâu, gen d quy định mắt xanh. Gen T quy định da đen, gen t quy định da trắng. Các gen này phân li độc lập với nhau.

 Bố có mắt xanh, da trắng. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt nâu, da đen?

  a. DdTt  – mắt nâu,da đen.                                      c. DDTT  – mắt nâu,da đen.

  b. DdTT – mắt nâu,da đen.                                      d. DDTt – mắt nâu,da đen.

Câu 4:

   Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: T đồng dạng với t, D đồng dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì:

  1. Của phân bào nguyên phân?
  2. Kỳ trước I,kỳ cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự trao đổi đoạn và đột biến).

Câu 5:

     Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen.

   Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.

  1. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
  2. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,5đ)

a) Muốn xác định...

 -Muốn xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải lai phân tích,

 nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn.

 - Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG

 đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG dị hợp.

b) Bản chất của mối quan hệ..

 -Trình tự các N. trên mạch khuôn quy định trình tự các N. trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự a.amin trong cấu trúc bậc1 của Pr. Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của TB, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

 - Như vậy thông qua Pr, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau,cụ  thể là gen quy định tính trạng.

c) Cơ chế.

- Do 1 cặp NST không phân li trong GP, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST nào.

- Sự thụ tinh của các giao tử bất bình thường này với giao tử bình thường sẽ tạo ra các dị bội thể.

 - Giao tử  mang cặp NST tương đồng kết hợp với giao tử chỉ mang 1 NST của cặp đó                

   thì sẽ cho thể dị bội (2n + 1).

- Sự kết hợp giữa 1 giao tử mang 1 NST của cặp tương đồng và 1 giao tử không mang   

   NST nào của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội (2n - 1).

d) Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh  hưởng của môi trường

- Đối với các tính trạng số lượng : trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới KH tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu,  làm giảm năng suất.

- Về mức phản ứng: để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo 2 cách: Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo thay giống cũ bằng giống mới có  tiềm năng năng suất cao hơn.

  1. Căn cứ vào

- Tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích các tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

-F2 phân ly KH theo tỷ lệ : 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh , trơn : 1 xanh, nhăn.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.

Câu2: Hãy nêu những điểm giống  nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao đực và cái ở động vật?

Câu 3: Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau:                 

CƠ SỞ VẬT CHẤT

CƠ CHẾ

HIỆN TƯỢNG

CẤP PHÂN TỬ: ADN

 

 

 

CẤP TẾ BÀO: NST

 

 

 

 

Câu 4: Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NSTđơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.

  1. Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?
  2. Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân?

 

Câu 5: Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.

            Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng:

                  1) 3:3:1:1                  2) 1:1:1:1

Bài 6: Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:

  • Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.
  • Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2:    A = T : 2 = G : 3 =X : 4

 Xác định:

  1. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
  2. Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên? 

 

ĐÁP ÁN

Câu1

 

 

  • Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
  • Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc.

 

  • Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:

+ Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.

+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử →  2n trong các hợp tử.

+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB →  bộ NST  2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF