OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập

20/03/2021 1.21 MB 821 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210320/990560907674_20210320_165549.pdf?r=8740
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.5 điểm)

Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.

Câu 2: (3 điểm)

Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người).

Câu 3: (1.5 điểm)

Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

Câu 4: (1.5 điểm)

Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Câu 5: (2.75 điểm)

Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.

Câu 6: (2.5 điểm)

Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa).

Câu 7: (2.5 điểm)

Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 8: (3.75 điểm)

Ở cà chua;   A: quả đỏ,  a: quả vàng;   B: lá chẻ,  b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :

 + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên;  F1: 100%  đỏ chẻ.

 + Phép lai 2:           P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ

         F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.

 + Phép lai 3:           P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ

                                 F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2.5đ)

  1. - Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
  2. - Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.

Khác nhau:

Cung phản xạ

Vòng phản xạ

0.25 - Chi phối 1 phản ứng

0.25 - Chi phối nhiều phản ứng

0.25 - Mang nhiều tính bản năng

0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức

0.25 - Thời gian ngắn

0.25 - Thời gian kéo dài

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

         Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?

b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

Câu 2

a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?

b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Câu 3

         Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó

Câu 4

         Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường.

         Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.

Câu 5

         Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.

Câu 6

         Phân biệt đột biến và thường biến?

Câu 7

Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

Câu 8

         Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

         Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

         Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1

a/

- Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.

- Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

b/

Chỉ tiêu

Kỳ giữa

Kỳ sau

Số tâm động

8

16

Số cromatit

16

0

Số NST đơn

0

16

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:

            1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 

            2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

     Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.

Câu 2:

Những loài sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thì đó là sinh vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt thì loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?

Câu 3: Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.

a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.

b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.

c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 4:

a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

       Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

            - Xác định dạng đột biến.

            - Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b) Phân biệt thường biến và đột biến.

Câu 5:

a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Câu 6: Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.

a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.

b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Nội dung

 

* Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài

* Tên gọi của mỗi dạng quan hệ:  1. Cộng sinh

                                                       2. Hội sinh

* So sánh 2 hình thức quan hệ.

- Giống nhau: + Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài.

                       + Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.

- Khác nhau:  + Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và

                          cùng có lợi. 

                       + Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên

                        có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại.                       

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3 điểm)

Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

Câu 2: ( 5 điểm)

Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN?

Câu 3: ( 4 điểm)

Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

Câu 4:(4 điểm)

Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người.

Câu 5:( 4 điểm)

Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện dần.

ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không?  Vì sao? (3đ)

-   Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:

  • Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)
  • Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ
  • Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ
  • Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ
  • Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau(0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

    Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Câu 2:

     Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

Câu 3:

      Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

Câu 4:

      Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F­1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.

  1. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
  2. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn

 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.

 Câu 5:

      Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp  gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên  nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.

  1. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
  2. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng  từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
  3. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì  khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử  là bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Biến dị di truyền:

   a. Biến dị tổ hợp

   b. Đột biến:

        - Đột biến gen: 

              Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                       Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một                                                         

                                        hoặc một số cặp nuclêôtit khác.

        - Đột biến nhiễm sắc thể:

              + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

                               Gồm các dạng:  Mất đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

              + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

                                Gồm các dạng: Đột biến dị bội.

                                                         Đột biến đa bội.

* Biến dị không di truyền: Thường biến.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF