OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lạc Viên

22/03/2021 1.05 MB 207 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210322/514348678549_20210322_095031.pdf?r=4939
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án trường THCS Lạc Viên. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS LẠC VIÊN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm) Trong bài thơ“ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là“ những em bé lớn trên lưng mẹ“? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (3 điểm) Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm?

Câu 3: (5 điểm) Phân tích văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là những  em bé. Đây là cách khái quát ở trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé ở rừng đã lớn trên lưng của các bà mẹ người dân tộc Tà- ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời, nhưng nhà thơ lại chỉ viết một từ mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Một bà mẹ , nhưng là để nói về nhiều người  mẹ.

- Nhan đề bài thơ là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của Tổ quốc.

Câu 2:

- Có hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: lời ru của tác giả và lời ru của mẹ. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ làm. Lời ru của mẹ mong ước về em và về kết quả công việc đó.

- Điều đặc biệt của khúc hát:

+ Về nhịp điệu: Âm điệu có phần lặp lại, nhưng cũng có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương, lại vừa biến hoá.

+ Nội dung tình cảm: Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những sung chát đào chua, với những con cò và cơn mưa mù mịt. Nội dung lời ru là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy tỉa bắp lấy lương thực cho kháng chiến, chuyyển lán, đạp rừng đánh Mỹ. Tình cảm không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và cho đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm) Cho câu thơ sau:

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”

Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ trên? Cho biết đó là hiện tượng gì trong tiếng Việt?

Câu 2: (3 điểm) Hãy nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

Câu 3: (5 điểm) Phân tích bài thơ Nói với con

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Từ “nghiêng” trong “giấc ngủ em nghiêng” được sử dụng với nghĩa  chuyển miêu tả trạng thái của giấc ngủ, đứa trẻ trên lưng mẹ ngủ không yên giấc, nghiêng theo nhịp chày giã gạo, nỗi vất vả của người mẹ lan truyền sang đứa con, em cu Tai chia sẻ gian truân cùng với mẹ.

- Đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong tiếng Việt.

Câu 2:

Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả ca ngợi người mẹ dân tộc Tà-ôiyêu con, thương làng, thương bộ đội, yêu nước đã làm những công việc phục vụ cho cuộc kháng chiến và nuôi những người con hiến dâng cho cuộc kháng chiến cứu nước.

Câu 3:

A. Mở bài:

Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm:

- Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, nhà thơ dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Ông nhập ngũ năm 1968, đến năm 1981 chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng.

- Chủ tịch Hội Văn học nghệ Cao Bằng.

- Thơ Y Phương Văn đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc

- Bài thơ ''Nói với con'' thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm) Cho hai câu thơ sau:

“…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”

 (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phương thức nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Câu 2: (7 điểm) Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau:

“… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim…”

 (Viếng lăng Bác)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Nhà thơ gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ – không phải là phương thức ẩn dụ. Bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới, và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Câu 2:

1. Tác giả: Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng Văn nghệ  giải phóng miền Nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường và quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ. Trong suốt thời kì đó, Viễn Phương hoạt động ở vùng ven Sài Gòn và chiến trường Nam Bộ.

2. Tác phẩm: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đồng bào  miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.

3. Kết cấu bài thơ và vị trí đoạn thơ:

- Bài thơ gọn (chỉ có 4 khổ, 16 dòng) kết hợp giữa miêu tả cảnh (cảnh lăng Bác) với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, bố cục theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét. ở khổ thơ đầu nổi bật là hình ảnh hàng tre bên lăng; khổ thơ thứ hai là hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác; khổ thơ thứ ba chủ yếu nêu bật tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình; khổ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãI bên lăng Bác. Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ Viếng lăng Bác.

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em thấy Kiều có thuỷ chung, tình nghĩa không?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I.  Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều Giới thiệu Kiều và khẳng định nàng là một cô gái thuỷ chung, tình nghĩa.

II. Thân bài: HS có thể trình bày các ý cơ bản sau:

1/ Suốt cuộc đời truân chuyên, chìm nổi, Kiều bao giờ cũng trọn tình trọn nghĩa với những người thân yêu  hay những ai phúc hậu ra tay cứu giúp mình:

- Từ lúc sa cơ, gia đình bị vu oan, của cải bị cướp sạch, cha và em bị đánh đập, Kiều đã dứt bỏ tình riêng, bán  mình để trả ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ Rồi khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, mọi tình cảm nghĩ suy của nàng đều hướng về cha mẹ ( Trích dẫn và phân tích thơ). Sau này, Kiều vẫn không bao giờ nguôi ngoai nhớ thương, lo lắng vè mẹ cha như những ngày mới bước chân xa nhà : Xót thay xuân cỗi huyên già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi.

- Tình nghĩa mặn mà sâu kín nhất trong đời nàng là mối tình đầu thơ mộng đối với Kim Trọng mà mãi đến cuối đời nàng vẫn ghi nhớ. Trước khi xa nhà vì gia biến, đành phải phụ lòng chàng Kim, Kiều đã nhờ cậy em gái lấy chàng Kim để trả nghĩa cho chàng và khóc tương suốt đêm : Nỗi riêng riêng n hững bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.

- Đối với đã giúp nàng khi nàng ở nhà Hoạn Thư thì : Nghìn vàng gọi chút lẽ thường/ Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân.

- Về Từ Hải, ngươì anh hùng đã hết lòng thương yêu, trân trọng nàn, đưa nàng từ một cô gai lầu xanh về làm vợ, nàng lhông bao giờ quân tình nghĩa sâu nặng ấy. Nàng đã đau đớn hổ thẹn , ân hận biết bao khi lỡ lầm gây ra cái chết uất ức cho Từ Hải, nàng đã khóc hết nước mắt và liền đó nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (5 điểm) Nêu những suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

Câu 2: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!"

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung về tình cảm bà cháu sâu đậm của NV trữ tình với người bà kính yêu khi xa cách.

* Thân bài:

- Phân tích hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và những kỉ niệm sâu sắc, đằm thắm tình bà cháu.

- Phân tích những suy ngẫm của người cháu về sự tần tảo, đức hi sinh của người bà.

- Nêu cảm nhận về ngọn lửa niềm tin mà người bà đã khơi dậy và truyền lại cho cháu và mọi người.

* Kết bài:

+ Khẳng định tình cảm bà cháu gắn bó yêu thương.

+ Nêu ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Lạc Viên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF