OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Đặng Văn Ngữ

18/03/2021 1.09 MB 1732 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210318/566572495293_20210318_083358.pdf?r=7164
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án trường THCS Đặng Văn Ngữ. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì kiểm tra sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS ĐẶNG VĂN NGỮ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4,0 điểm) Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977)

Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)

Câu 2. (6,0 điểm)

Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.

(Marilin Vos Savant)

Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 3. (10,0 điểm)

“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”

(Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)

Anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm)

Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau:

- Điểm tương đồng (2,0 điểm)

+ Đề tài: mùa thu

+ Thể thơ, giọng điệu: thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, lắng sâu,

+ Cảm xúc: bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến và những cảm nhận tinh tế sâu sắc của cái tôi trữ tình trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa và ở giữa mùa thu.

+ Hình ảnh: chân thực, gợi hình, gợi cảm mang những nét đặc trưng của mùa thu xứ Bắc. Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, sử dụng sáng tạo nghệ thuật nhân hóa…

- Điểm khác biệt (2,0 điểm):

+ Hai bài thơ được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau: Sang thu (1977) còn Chiều sông Thương (1992) vì vậy nội dung của mỗi đoạn thơ gắn với cảm xúc, tâm trạng của tác giả ở từng thời điểm riêng biệt.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki cho rằng:

Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

- Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội với một bút pháp giàu chất thơ - thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng, trầm lắng tha thiết.

- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Truyện là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Nổi bật trong truyện là chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.

* Giải thích ý kiến, nhận định:

- Giải thích:

+ Chất thơ là chất trữ tình thể hiện ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và sức biểu cảm.

+ Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển là một cuộc sống chân thực đến trần trụi, thô ráp.

+ Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả là hiện thực phản ánh không mang tính định hướng, không có khả năng tác động đến tư tưởng, tâm hồn người đọc.

 -> Bằng cách nói phủ định, ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của chất thơ trong văn xuôi: ………………..

- Lí giải: Vì sao cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi cần phải chứa đựng chất thơ?

+ Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà văn thường chú ý đến ……………………

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

“Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”.

(Trần Hoài Anh - Thanh Thảo và thơ - nhavantphcm.com.vn)

Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam) và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Liên hệ đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy tính nhân văn của từng tác phẩm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính nhân văn của Nguyễn Du được thể hiện trong các đoạn trích Truyện Kiều và liên hệ với tính nhân văn trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Trích dẫn ý kiến

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

- Giới thiệu vị trí đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Giá trị nhân văn được thể hiện ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua bức chân dung của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và sự đồng cảm chia sẻ với tâm trạng nàng Kiều, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến với những thế lực tàn bạo đen tối...

+ Vẻ đẹp của nhan sắc: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, với bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đòn bẩy, sử dụng điển tích và thành ngữ dân gian, Nguyễn Du đã trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.

+ Vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác khau “mỗi người một vẻ”.

+ Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hòa hợp của thiên nhiên, với trăng, ngọc, mây, tuyết (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).

+ Nếu như Thúy Vân có vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều lại càng vượt trội trên cái đẹp hoàn hảo ấy: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, có một không hai của một tuyệt thế giai nhân (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).

+ Vẻ đẹp của đức hạnh: Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà còn đức hạnh khuôn phép, đoan trang, đúng mực (Phân tích dẫn chứng).

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

 (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5)

b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)

c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5).

PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với biển cả quê hương.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

(Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính?, Thể thơ?  (0.5)

b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)

c, Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn thơ trên? (1.5).

PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về quê hương .

Câu 2 (5 điểm): Từ truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng),  trong vai nhân vật bé Thu ,em hãy kể lại những ngày được sống bên cạnh ba của mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, thể thơ: 6 chữ

b. HS nêu ngắn gọn, khái quát về nội dung của đoạn thơ

c.

- HS xác định được ít nhất 1 trong 2 phép tu từ: Điệp ngữ và ẩn dụ.

- Tác dụng:Phép tu từ : Điệp ngữ  nhằm nhấn mạnh làm nổi bật tình yêu thương sâu đậm và tha thiết của mỗi người , đồng thời nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương , luôn nhớ về quê hương của mình.

PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)

Câu 1:

Nội dung: Tùy từng suy nghĩ của Hs nhưng cần nêu được các ý sau:

- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành …

- Quê hương là nơi có những người thân yêu như ông bà cha mẹ ngày đêm mong ta trưởng thành….

-> Dù làm gì, ở đâu, mình luôn khắc ghi những tình cảm đối với quê hương, tự hào và có ý thức góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp…thể thơ: 6 chữ

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đặng Văn Ngữ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF