OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt

12/04/2022 1.34 MB 1127 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220412/307853965823_20220412_181021.pdf?r=5349
ADMICRO/
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HKII sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thường Kiệt, được biên tập tổng hợp, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Đơn vị của động lượng là

A. kg.m/s².              

B. kg.m/s.                   

C. kg.m.s.                   

D. kg.m.s².

Câu 2. Công cơ học là một đại lượng

A. vector.                

B. luôn dương.           

C. luôn âm.                 

D. vô hướng.

Câu 3. Khi vận tốc của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ

A. tăng lên 2 lần.     

B. tăng lên 4 lần.        

C. không thay đổi.      

D. Giảm đi 2 lần.

Câu 4. Thế năng trọng trường của một vật

A. luôn dương vì độ cao của vật luôn dương.

B. có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. không thay đổi nếu vật chuyển động thẳng đều.

D. không phụ thuộc vào vị trí của vật.

Câu 5. Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào đúng?

A. Thế năng không đổi.                              

B. Động năng không đổi.

C. Cơ năng không đổi.                   

D. Lực thế không sinh công.

Câu 6. Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí?

A. \(\frac{V}{T}\) = const.

B. \(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)       

C. \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=\frac{{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}}\)             

D. V1T2 = V2T1.

Câu 7. Đối với một lượng khí lý tưởng, khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ

A. tăng lên 6 lần.     

B. giảm đi 6 lần.         

C. tăng lên 1,5 lần.     

D. giảm đi 1,5 lần

Câu 8. Nguyên lý I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức: ΔU = Q + A, với quy ước

A. Q > 0: hệ truyền nhiệt.       

B. A < 0: hệ nhận công.

C. Q < 0: hệ nhận nhiệt.           

D. A > 0: hệ nhận công.

Câu 9.Chất rắn vô định hình có

A. cấu trúc tinh thể.                                    

B. dạng hình học xác định.

C. nhiệt độ nóng chảy xác định.                 

D. tính đẳng hướng.

Câu 10. Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 4 atm thì được làm lạnh đẳng tích cho đến khi áp suất còn 1,6 atm. Nhiệt độ của khối khí lúc đó bằng

A. 129°C.                

B. –149°C.                 

C. 9°C.                       

D. 775°C.

Câu 11. Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 2cm thì thế năng đàn hồi bằng

A. 0,04 J.                 

B. 400 J.                     

C. 200 J.                     

D. 0,08 J.

Câu 12. Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng

A. 9 J.                                  

B. –9 J.                       

C. 15 J.                       

D. –1,5 J.

Câu 13. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h có động lượng là

A. 105 kg.m/s.         

B. 7,2.104 kg.m/s.       

C. 0,72 kg.m/s.           

D. 2.104 kg.m/s.

Câu 14. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s, v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là

A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ hai.         

B. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ nhất.

C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ nhất.       

D. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ hai.

Câu 15. Một khối khí lý tưởng có thể tích 8 lít đang ở áp suất 1,2 atm thì được nén đẳng nhiệt cho tới khi thể tích bằng 2,5 lít. Áp suất của khối khí đã thay đổi một lượng

A. 3,84 atm.            

B. 2,64 atm.               

C. 3,20 atm.               

D. 2,67 atm

II. Tự luận

Bài 1. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.

1. Tìm hệ số masat trên đoạn đường AB.

2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số masat trên mặt dốc là \(\frac{1}{5\sqrt{3}}\). Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?

3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?

Bài 2. Một mol khí lý tưởng thực hiện một chu trình 1 - 2 - 3 - 4 (hình vẽ). Biết T1=T2 = 400K, T3= T4= 200K, V1 = 40 dm3, V3= 10 dm­­­3.  Xác định p1, p2, p3, p4              

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I.Trắc nghiệm: 

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

A

B

C

C

C

D

9

10

11

12

13

14

15

 

D

B

A

B

D

A

B

 

II. Tự luận:

Bài 1:

1. Xét trên đoạn đường AB:

Các lực tác dụng lên ô tô là: \(\overrightarrow{P},\ \overrightarrow{N;}\ \overrightarrow{F};\ \overrightarrow{{{F}_{ms}}}\)

Theo định lí động năng: AF + Ams = \(\frac{1}{2}\)m \((v_{B}^{2}-v_{A}^{2})\)

=> F.sAB – F1mgsAB = \(\frac{1}{2}\)m(\(v_{2}^{2}-v_{1}^{2}\)) => 2F1mgsAB   = 2FsAB - m \((v_{B}^{2}-v_{A}^{2})\)

=> F1 = \(\frac{2F{{s}_{AB}}-m(v_{B}^{2}-v_{A}^{2})}{mg{{s}_{AB}}}\)

Thay các giá trị F = 4000N; sAB= 100m; vA = 10ms-1 và vB = 20ms-1 và ta thu được 1 = 0,05

2. Xét trên đoạn đường dốc BC.

Giả sử xe lên dốc và dừng lại tại D

Theo định lí động năng: AP + Ams = \(\frac{1}{2}\)m \((v_{D}^{2}-v_{B}^{2})\) = - \(\frac{1}{2}\)m\(v_{B}^{2}\) 

=> - mghBD – F’mgsBDcos- \(\frac{1}{2}\)m\(v_{B}^{2}\)  <=> gsBDsin + F’gsBDcos\(\frac{1}{2}\)\(v_{B}^{2}\) 

gsBD(sin + ’cos) = \(\frac{1}{2}\)\(v_{B}^{2}\) => sBD =  \(\frac{v_{B}^{2}}{2g(\sin \alpha +\mu '\cos \alpha )}\)  

thay các giá trị vào ta tìm được sBD = \(\frac{100}{3}\)m < sBC

   Vậy xe không thể lên đến đỉnh dốc C.

3. Tìm lực tác dụng lên xe để xe lên đến đỉnh dốc C.

 Giả sử xe chỉ lên đến đỉnh dốc: v­c­ = 0, SBC = 40m

 Khi đó ta có: AF + Ams + Ap = - \(\frac{1}{2}\)m\(v_{B}^{2}\) 

=> FsBC - mghBC – F’mgsBCcos- \(\frac{1}{2}\)m\(v_{B}^{2}\)  => FsBC =  mgsBCsin +  F’mgsBCcos- \(\frac{1}{2}\)m\(v_{B}^{2}\) 

=> F = mg(sin + F’cos)  - \(\frac{mv_{B}^{2}}{2{{s}_{BC}}}\) = 2000.10(0,5 + \(\frac{1}{5\sqrt{3}}\).\(\frac{\sqrt{3}}{2}\))- \(\frac{2000.400}{2.40}\) = 2000N

Vậy động cơ phải tác dụng một lực tối thiểu là 2000N thì ô tô mới chuyển động lên tới đỉnh C của dốc.

Bài 3:

Các quá trình 4 – 1, 2 – 3 là đẳng áp vì V tỉ lệ với T. Các quá trình 1 – 2, 3 – 4 là đẳng nhiệt v ì T1 = 2T , T2 = 2T3 , nên theo định luật Gayluy- xác:

\(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{4}}}{{{T}_{4}}}\Rightarrow {{V}_{4}}=\frac{{{V}_{1}}.{{T}_{4}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{1}}}{2}=20d{{m}^{3}}\)\(\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}=\frac{{{V}_{3}}}{{{T}_{3}}}\Rightarrow {{V}_{2}}=\frac{{{V}_{3}}.{{T}_{2}}}{{{T}_{3}}}=20d{{m}^{3}}\)

- Ta có:      

p1V1 = p2V2;  p3V3 = p4V4  , p1 = p4; p2 = p3

Giải hệ phương trình ta được:  p1 = p4 = 0.83.105 Pa, p2 = p3 = 1,66.105 Pa

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT - ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1:  Một vật khối lượng m chuyển động với tốc độ v. Động năng của vật là

A. \(\frac{\text{m}{{\text{v}}^{2}}}{2}.\)                                 

B. \(\frac{\text{mv}}{2}.\)               

C. \(m{{v}^{2}}.\)                     

D. \(2mv.\)  

Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị của công là

A. jun.                       

B. oát.           

C. kilôgam mét trên giây.               

D. niu tơn nhân giây.

Câu 3: Theo thuyết động học phân tử chất khí, nguyên nhân gây ra áp suất lên thành bình là do các phân tử khí

A. hút thành bình.                                                

B. va chạm vào nhau.

C. gây ra ma sát với thành bình.                        

D. va chạm vào thành bình.

Câu 4: Gọi P, V, T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng nhất định. Hệ thức nào sau đây đúng?

A. \(\frac{PV}{T}=\) hằng số.                  

B. \(\frac{PT}{V}=\) hằng số.    

C. \(\frac{TV}{P}=\) hằng số.     

D. \(PVT=\) hằng số.

Câu 5: Một vật có khối lượng 200 g chuyển động với tốc độ 10 m/s. Động năng của vật là

A. 5 J.                                 

B. 20 J.                       

C. 15 J.                          

D. 10 J.

Câu 6: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định thì áp suất của lượng khí

A. tỉ lệ nghịch với thể tích.       

B. tỉ lệ thuận với thể tích.

C. không đổi.                   

D. tăng dần.

Câu 7: Trong nhiệt động lực học, tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật được gọi là

A. cơ năng của vật.                  

B. nội năng của vật.

C. động lượng của vật.         

D. nhiệt dung riêng của vật.

Câu 8: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) luôn

A. chuyển động tròn đều.                          

B. chuyển động hỗn loạn không ngừng.

C. chuyển động thẳng đều.                       

D. dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. 

Câu 9: Theo nguyên lí nhiệt động lực học, nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang

A. vật lạnh hơn.                            

B. vật nóng hơn.

C. vật có khối lượng lớn hơn.                  

D. vật có khối lượng nhỏ hơn.

Câu 10: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec{v}.\) Đại lượng \(m\vec{v}\) là

A. động năng của vật.            

B. thế năng của vật.

C. cơ năng của vật

D. động lượng của vật.

Câu 11: Một lò xo có độ cứng 50 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu giữ cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Mốc tính thế năng tại vị trí vật nhỏ cân bằng. Khi lò xo bị dãn 5 cm thì thế năng đàn hồi của hệ là

A. 62,5 mJ.                       

B. 1,25 J.                       

C. 125 mJ.                   

D. 2,5 J

Câu 12: Một vật được kéo trên mặt sàn nằm ngang bằng lực kéo có hướng hợp với phương ngang một góc 30o và có độ lớn là 10 N. Công của lực kéo làm vật chuyển động được 10 m là

A. \(50\sqrt{3}\,J.\)                    

B. \(100\sqrt{3}\,J.\)                  

C. 50 J.            

D. 100 J.         

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí thứ I nhiệt động lực học. Nêu tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức.

Câu 2. Một vật có khối lượng 100 g được thả rơi tự do từ độ cao 8 m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s.

a. Tính cơ năng của vật.

b. Tìm độ cao và tốc độ của vật khi vật có động năng bằng ba thế năng.

c. Sau khi va chạm với mặt đất, vật nảy lên và chuyển động có độ cao cực đại là 3 m. Tính phần trăm cơ năng bị mất mát khi va chạm.

Câu 3. Một xilanh kín chứa một lượng khí có thể tích 40 cm3, nhiệt độ 27oC và áp suất 750 mmHg. Nén khối khí trong xilanh tới thể tích 20 cm3 thì nhiệt độ khí là 42oC.

a. Tính độ biến thiên nhiệt độ của khối khí trong quá trình nén.

b. Tính áp suất khí khi bị nén.

c. Tính khối lượng riêng của không khí trong xilanh lúc ban đầu. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 760 mmHg) là 1,29 kg/m3.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

A

D

A

D

A

B

D

B

D

A

A

---(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT - ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một lượng khí trong xy lanh nhận một công 70 J. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 30J. Khi đó khối khí đã truyền nhiệt hay nhận nhiệt bao nhiêu?

A. Nhận nhiệt lượng 40J.                     

B. Nhận nhiệt lượng 100J.

C. Truyền nhiệt lượng 40J.                   

D. Truyền nhiệt lượng 100J.

Câu 2. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

A. \(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\).        

B. \(V\)~\(\frac{1}{T}\).

C. \(\frac{V}{T}=\)hằng số. 

D. \(V\)~\(T\).

Câu 3. Chọn đáp án đúng. Khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3  không khí là

A. độ ẩm tỉ đối.              

B. độ ẩm cực đại.               

C. độ ẩm tương đối.       

D. độ ẩm tuyệt đối.

Câu 4. Công thức \(p.V=const\) áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ?  

A. Quá trình đẳng tích                       

B. Quá trình bất kì

C. Quá trình đẳng áp                          

D. Quá trình đẳng nhiệt

Câu 5. Khi lực \(\overrightarrow{F}\) chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công thức tính công của một lực trong trường hợp tổng quát là:

A.  A = F.S.tanα             

B. A = F.S.sinα                   

C.  A = F.S.cosα             

D. A= F.s.cotα

Câu 6. Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn:

A. \(\frac{1}{2}m.{{v}^{2}}\)                                 

B.  m.v                            

C. mv2    

D. \(\frac{1}{2}m.v\)

Câu 7. Tấm tôn lợp nhà thường có hình dạng lượn sóng vì:

A. Hạn chế tác hại do nở vì nhiệt       

B. Chỉ có tác dụng thẩm mỹ

C. Tiết kiệm khối lượng             

D. Tiết kiệm diện tích

Câu 8. Chọn đáp án đúng.Đặc tính của chất rắn vô định hình là

A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ  không xác định.

Câu 9. Một thước thép ở 200C có độ dài 1m, hệ số nở dài của thép là a = 11.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 500C, thước thép này dài thêm là:

A. 2,2 mm.                     

B. 0,22 mm.                        

C. 0,33 mm                     

D. 0,55 mm.

Câu 10. Một cần cẩu nâng một kiện hàng bằng một công 40000J trong thời gian 20s. Công suất của cần cẩu là: 

A. 600W                        

B. 100W           

C.  300W           

D. 2000W

Câu 11. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:

A. \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+\frac{1}{2}k.\Delta l\)

B. \(W=\frac{1}{2}mv+mgz\).

C. \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgz\).                  

D. \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+\frac{1}{2}k{{(\Delta l)}^{2}}\).

Câu 12. Điền vào dấu ...:Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó...:

A. đang tương tác.                 

B. đang chuyển động.

C. có độ cao.             

D. đang đứng yên.

Câu 13. Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là

A. tổng động năng và thế năng của vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng nhiệt lượng và công mà vật nhận được.

D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 14. Hiện tượng nào sau đây không phải do mao dẫn.

A. Khăn giấy thấm nước.

B. Nước dâng lên trong ống thủy tinh có đường kính trong nhỏ.

C. Ngọn bấc đèn dầu thấm dầu trong bình lên trên để đốt cháy.

D. Nước không thấm được qua vải bạt che mưa.

Câu 15. Chọn phát biểu sai. Động lượng là đại lượng:

A. có độ lớn tỉ lệ với độ cao               

B. có độ lớn tỉ lệ với tốc độ

C. có độ lớn tỉ lệ với khối lượng               

D. cùng hướng với chuyển động

Câu 16. Chọn đáp án sai. Thế năng là đại lượng:

A. Có hướng.

B. Phụ thuộc vào vị trí chọn làm mốc .

C. Có thể dương.

D. Có thể âm.

Câu 17. Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là :

A. p2 = 4.105 Pa.            

B. p2 = 105. Pa.                   

C. p2 = 3.105 Pa.             

D. p2 = 2.105 Pa.

Câu 18. Hãy chọn đáp án đúng:

A. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

B. Bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

C. Bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

D. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí.

Câu 19. Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động tròn đều

B. Chuyển động hỗn loạn.

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

D. Chuyển động không ngừng.

Câu 20. Chọn đáp án đúng. Mức chất lỏng trong ống mao dẫn :

A. phụ thuộc đường kính trong của ống và tính chất của chất lỏng.

B. không phụ thuộc đường kính trong của ống, phụ thuộc tính chất của chất lỏng.

C. không phụ thuộc đường kính trong của ống và tính chất của chất lỏng.

D. phụ thuộc đường kính trong của ống, không phụ thuộc tính chất của chất lỏng.

PHẦN II - TỰ LUẬN

Câu 1: Một vật có khối lượng m = 250g được ném thẳng đứng lên cao với v = 4,5m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng lên, lấy g = 10m/s2. Tính cơ năng tại lúc ném vật.

Câu 2: Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J . Tính độ biến thiên nội năng của khí? Nội năng của khí tăng hay giảm?

Câu 3: Một cọng rơm dài 10 cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước của cọng rơm và giả sử nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên mà thôi. Tính lực căng tác dụng vào một bên cọng rơm. Biết suất căng bề mặt của nước xà phòng là \(\sigma =0,025N/m\).

Câu 4: Một lượng khí lí tưởng ban đầu có áp suất p và nhiệt độ T (K). Biến đổi đẳng tích lượng khí trên thì thấy nếu áp suất của chất khí là p + Δp và p- Δp thì nhiệt độ tương ứng là 600 K và 300 K. Hãy tìm nhiệt độ của lượng khí ứng với trạng thái có áp suất p + 2 Δp.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

C

11

C

2

B

12

B

3

D

13

B

4

D

14

D

5

C

15

A

6

B

16

A

7

A

17

C

8

D

18

B

9

C

19

A

10

D

20

A

---(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT - ĐỀ SỐ 4

A/ TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Theo nguyên lý II của nhiệt động lực học thì động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả

A. nhiệt lượng nhận được thành nội năng của hệ.                  

B. công nhận được thành nhiệt lượng.

C. công nhận được thành nội năng của hệ.                            

D. nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

Câu 2. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng v thì động năng của vật bằng

A. khối lượng nhân với bình phương vận tốc.

B. tích khối lượng và vận tốc của vật.

C. nửa tích khối lượng nhân với bình phương vận tốc.

D. nửa tích khối lượng nhân với vận tốc.

Câu 3. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ AB bất kì trên bề mặt chất lỏng có

A. độ lớn tỉ lệ thuận với chiều dài đoạn AB.

B. độ lớn không phụ thuộc vào đoạn AB.

C. chiều làm tăng diện tích bề mặt chất lỏng.

D. độ lớn tỉ lệ nghịch với chiều dài đoạn AB.

Câu 4. Độ nở khối của vật rắn tỉ lệ thuận với

A. nhiệt độ ban đầu.                 

B. độ tăng áp suất.               

C. độ tăng nhiệt độ.                  

D. áp suất ban đầu.

Câu 5. Đơn vị của nội năng là

A. W (Oát).                     

B. N/m (Niuton trên met). 

C. Pa (Pascal).                     

D. J (Jun).

Câu 6. Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, khi thể tích của khí tăng thì

A. nhiệt độ của khí giảm.                      

B. nhiệt độ của khí không thay đổi.

C. áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.              

D. nhiệt độ của khí tăng.

Câu 7. Tính chất nào dưới đây là tính chất của chất rắn vô định hình?

A. Có tính đẳng hướng.                                  

B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Có dạng hình học xác định.         

D. Có cấu trúc tinh thể.

Câu 8. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định thì áp suất

A. tỉ lệ thuận với thể tích.                      

B. tỉ lệ nghịch với thể tích.

C. không phụ thuộc vào thể tích.                     

D. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 9. Với p, T, lần lượt là áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, của một lượng khí nhất định. Hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ?

A. p ~ T.                                    

B. \(\frac{p}{T}=\) hằng số. 

C. \(p\sim \frac{1}{T}.\)     

D. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{T}_{2}}}.\)

Câu 10. Trong khoảng thời gian t, công của lực sinh ra bằng A thì công suất P được xác định bằng biểu thức nào sau đây? 

A. \(P=\frac{A}{t}.\)   

B. P=A.t.        

C. \(P=\frac{A}{2t}.\)            

D. P =\(\frac{2.A}{t}.\)

Câu 11. Một vật chịu tác dụng của lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) không đổi và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a. Công thức tính công của lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\)là

A. A = F.s                                 

B. A = F.s.cosa.                   

C. A = F.s.tanα.                   

D. A = F.s.sina.

Câu 12. Khi nói về chuyển động của các phân tử ở thể khí. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các phân tử chất khí chuyển động xung quanh vị trí cân bằng không cố định.

B. Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.

C. Các phân tử chất khí chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ chất khí càng thấp.

Câu 13. Thế năng đàn hồi của lò xo ở trạng thái bị biến dạng phụ thuộc vào

A. gia tốc trọng trường.                         

B. vị trí của lò xo trong trọng trường.

C. tốc độ của lò xo.                                   

D. độ biến dạng của lò xo.

Câu 14. Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.

B. Đường thẳng song song với trục Op.

C. Đường thẳng song song với trục OT.

D. Đường cong hypebol.

Câu 15. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

A. luôn tăng.                             

B. luôn giảm.                        

C. biến thiên.                       

D. bảo toàn.

B/ TỰ LUẬN:

Bài 1. (2đ) Cho một hệ kín gồm 2 vật có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg chuyển động ngược chiều nhau trên một đường thẳng với cùng độ lớn vận tốc 4 m/s .

a. Tính độ lớn động lượng của mỗi vật trong hệ.

b. Tính độ lớn tổng động lượng của hệ 2 vật trên.

Bài 2. (3 đ) Tại điểm A cách mặt đất 10 m một vật có khối lượng 4 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí.

a. Tính thế năng và cơ năng của vật ở vị trí ném A.

b. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi vật có tốc độ 5 m/s.

c. Kể từ lúc ném khi vật đi được quãng đường S hướng của vận tốc chưa thay đổi thì động năng của vật còn 80 J. Khi vật đi quãng đường 2S tiếp theo thì tốc độ của vật bằng bao nhiêu?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. D

4. C

7. A

10. A

13. D

2. C

5. D

8. B

11. B

14. A

3. A

6. D

9. C

12. B

15. D

 

---(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT - ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Khi vận tốc của một vật biến thiên từ \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) đến \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) thì công của ngoại lực tác dụng lên vật được tính bằng công thức:

A. \(A=m{{v}_{2}}-m{{v}_{1}}.\)                               

B. \(A=mv_{2}^{2}-mv_{1}^{2}.\)  

C. \(A=m\overrightarrow{{{v}_{2}}}-m\overrightarrow{{{v}_{1}}}.\)               

D. \(A=\frac{1}{2}mv_{2}^{2}-\frac{1}{2}mv_{1}^{2}.\)

Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là \(1,{{8.10}^{5}}\text{ J/kg}\). Câu nào dưới đây là đúng?

A. Khối đồng sẽ tỏa ra nhiệt lượng \(1,{{8.10}^{5}}\text{ }J\) khi nóng chảy hoàn toàn.

B. Mỗi kílôgam đồng tỏa ra nhiệt lượng \(1,{{8.10}^{5}}\text{ }J\) khi hóa lỏng hoàn toàn.

C. Mỗi kílôgam đồng cần thu nhiệt lượng \(1,{{8.10}^{5}}\text{ }J\) để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

D. Khối đồng cần thu nhiệt lượng \(1,{{8.10}^{5}}\text{ }J\) để hóa lỏng.

Câu 3: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 1,5 kg nước đá ở \({{0}^{o}}C\) để nó chuyển thành nước ở nhiệt độ \({{30}^{o}}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là \(3,{{4.10}^{5}}\text{ J/kg}\).

A. 510 kJ.                            

B. 1530 kJ.                     

C. 188,1 kJ.                    

D. 698,1 kJ.

Câu 4: Một lực \(\overrightarrow{F}\) không đổi, kéo một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\) theo hướng cùng hướng với lực \(\overrightarrow{F}\). Công suất của lực \(\overrightarrow{F}\) là

A. \(P=Ft.\)                         

B. \(P=Fv.\)                    

C. \(P=Fvt.\)                   

D. \(P=Fs.\)

Câu 5: Một thước thép ở \({{25}^{o}}C\) có độ dài 1 m. Biết hệ số nở dài của thép là \({{12.10}^{-6}}\text{ }{{K}^{-1}}\). Khi nhiệt độ tăng đến \({{45}^{o}}C\) thì thước thép này dài thêm bao nhiêu?

A. 0,30 mm.                        

B. 0,45 mm.                    

C. 0,54 mm.                    

D. 0,24 mm.

Câu 6: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một vòng dây kim loại dài 100 mm được nhúng vào nước xà phòng có độ lớn là bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt của xà phòng là \(\sigma =0,04\text{ N/m}\).

A. 0,08 N.                           

B. 0,004 N.                     

C. 0,008 N.                     

D. 0,04 N.

Câu 7: Chất rắn đơn tinh thể có đặc tính nào dưới đây?

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

Câu 8: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

A. chuyển động chậm đi.                   

B. ngừng chuyển động.

C. nhận thêm động năng.          

D. va chạm vào nhau.

Câu 9: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử

A. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

B. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

C. chỉ có lực hút.

D. chỉ có lực đẩy.

Câu 10: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Sác-lơ?

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!    

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF