Trong kì thi HK2 sắp tới, để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng làm bài thi, HOC247 xin gửi đến các em học sinh lớp 10 Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT GDCD Phan Huy Ích. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT PHAN HUY ÍCH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: GDCD 10 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Luật hôn nhân - gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu tuổi?
A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên.
D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên.
Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?
A. Xấu đều hơn tốt lỏi.
B. Đèn nhà ai rạng nhà ấy.
C. Tối lửa tắt đèn có nhau.
D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính
A. nghiêm minh
B. tự giác
C. bắt buộc
D. vừa tự giác, vừa bắt buộc
Câu 4 . Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi
là có
A. tinh thần tự chủ
B. tính tự tin
C. ý chí vươn lên
D. lòng tự trọng
Câu 5. Ngày Quốc phòng toàn dân là :
A. 23/9.
B. 22/12.
C. 22/6.
D. 22/7.
Câu 6. Em không đồng ý với quan niệm nào sau đây khi nói về tình yêu ?
A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả.
B. Tình yêu là tình cảm quyến luyến giữa hai người khác giới.
C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân.
D. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh.
Câu 7. Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức người được gọi là?
A. lương tâm.
B. nghĩa vụ.
C. danh dự.
D. nhân phẩm.
Câu 8. Cách xử lý rác thải nào dưới đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất ?
A. Phân loại và tái chế rác.
B. Đổ tập trung vào bãi rác.
C. Chôn sâu trong lòng đất.
D. Đốt và xả khí lên cao
Câu 9. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và
A. Thân thương nhất đối với con người.
B. Sâu sắc nhất đối với con người.
C. Gần gũi nhất đối với con người.
D. Gắn bó nhất đối với con người.
Câu 10. Trường hợp nào dưới đây được phép kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình?
A. Giữa những người cùng dòng máu.
B. Người đang có vợ hoặc có chồng.
C. Nam - nữ thanh niên đủ tuổi quy định.
D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Xay lúa thì thôi ẳm em.
D. Gắp lửa bỏ tay người.
Câu 12. Việc không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm
A. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.
B. trở nên giàu có.
C. làm hài lòng tất cả mọi người.
D. được mọi người kính nể.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm): Lương tâm là gì? Phân tích các trạng thái của lương tâm trong tình huống sau. Tại ngã ba đường phố có chị phụ nữ, tay xách nặng qua đường, Lan, Hằng, Nga vừa đi đến đó, thấy vậy:
- Lan: Nhìn đi thẳng
- Hằng: Giúp đỡ tận tình hai mẹ con qua đường
- Nga: Chế nhạo Hằng là mất thời gian vô ích
Câu 2 (3 điểm). Cộng đồng là gì? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không, lấy ví dụ? Em hãy phân tích vai trò của cộng đồng với cuộc sống con người?
Câu 3 (2 điểm). Trình bày trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của thanh niên học sinh?
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
D |
B |
D |
B |
A |
C |
A |
C |
C |
B |
A |
II. Phần tự luận:
Câu 1.
- Khái niệm lương tâm - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Trạng thái lương tâm của Lan: Cắn rứt lương tâm.
- Trạng thái lương tâm của Hằng: Thanh thản của lương tâm
- Trạng thái lương tâm của Nga: Vô lương tâm
Câu 2.
*Khái niệm cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
* Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau
Lớp học, cộng đồng làng xã, cộng đồng gia đình….
*Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
+ Cộng đồng chăm lo cho đời sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.
+ Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
+ Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
Câu 3.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước âm mưu phản động của các thế lực thù địch.
- Tích cực học tập, rèn luyện thể chất.
- Tham gia tích cực tuần học quân sự, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh do địa phương và nhà trường tổ chức
- Vận động mọi người cùng thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1 Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là?
A. Nhân phẩm.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.
Câu 2 Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?
A. Lương tâm thanh thản.
B. Lương tâm cắn rứt.
C. Không trạng thái nào cả.
D. Cả A,B.
Câu 3 Người thanh niên Việt Nam hiện nay có mấy nghĩa vụ?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 4 Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?
A. Là cách thức để giao tiếp.
B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.
C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.
D. Cả B và C.
Câu 5 Hằng năm, các thanh niên nam đủ 18 tuổi, khỏe mạnh phải nhập ngũ. Việc làm đó thể hiện?
A.Nghĩa vụ của thanh niên.
B. Ý thức của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Lương tâm của thanh niên.
Câu 6 Yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức của con người là?
A. Lương tâm.
B. Nghĩa vụ.
C. Chuẩn mực.
D. Trách nhiệm.
Câu 7 Việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường gọi là?
A. Tự ái.
B. Nghĩa vụ.
C. Chuẩn mực.
D. Tự trọng.
Câu 8 Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Đạo đức.
C. Chuẩn mực đạo đức.
D. Phong tục tập quán.
Câu 9 Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?
A. Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
B. Pháp luật mang tính không bắt buộc, đạo đức mang tính bắt buộc .
C. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
D. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức bắt buộc tuyệt đối.
Câu 10 Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là ?
A. Nền đạo đức tiến bộ.
B. Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
C. Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 11 Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là:
A. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết.
B. Thể hiện ở sự thương yêu, kính trọng và biết nghĩ về nhau.
C. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh.
D. Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn; không đắn đo tính toán.
Câu 12 Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập:
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
B. Đồng cam cộng khổ.
C. Chung lưng đấu cật.
D. Tức nước vỡ bờ.
Câu 13 “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” quan điểm trên của Đảng ta nói về vấn đề gì?
A. Nhân nghĩa. B. Trách nhiệm.
C. Hợp tác. D. Hòa nhập.
Câu 14 Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
A. Mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.
B. Tự chủ, đôi bên cùng có lợi.
C. Không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.
D. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
Câu 15 Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
C. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực sự liên kết hợp tác với nhau.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Câu 16 “Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “…” là?
A. yếu tố
B. yêu cầu
C. đòi hỏi
D. phẩm chất
Câu 17 Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?
A. Cá lớn nuốt cá bé.
B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Câu 18 “Cá nhân có … thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”. Trong dấu “…” là?
A. ý thức
B. lương tâm
C. đòi hỏi
D. trách nhiệm
Câu 19 Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
D. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
Câu 20 Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.
B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.
D. Hợp tác giữa các quốc gia.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
1 - D |
2 - D |
3 - B |
4 - C |
5 - A |
6 - A |
7 - A |
8 - B |
9 - A |
10 - D |
11 - D |
12 - D |
13 - C |
14 - D |
15 - D |
16 - D |
17 - D |
18 - D |
19 - D |
20 - D |
21 - D |
22 - A |
23 - D |
24 - D |
25 - B |
26 - C |
27 - D |
28 - D |
29 - D |
30 - D |
31 - D |
32 - C |
33 - C |
34 - A |
35 - B |
36 - D |
37 - D |
38 - D |
39 - D |
40 - D |
ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1 Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là:
A. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết.
B. Thể hiện ở sự thương yêu, kính trọng và biết nghĩ về nhau.
C. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh.
D. Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn; không đắn đo tính toán.
Câu 2 Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập:Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập:
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
B. Đồng cam cộng khổ.
C. Chung lưng đấu cật.
D. Tức nước vỡ bờ.
Câu 3 “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” quan điểm trên của Đảng ta nói về vấn đề gì?
A. Nhân nghĩa. B. Trách nhiệm.
C. Hợp tác. D. Hòa nhập.
Câu 4 Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
A. Mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.
B. Tự chủ, đôi bên cùng có lợi.
C. Không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.
D. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
Câu 5 Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
C. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực sự liên kết hợp tác với nhau.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Câu 6 “Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “…” là?
A. yếu tố
B. yêu cầu
C. đòi hỏi
D. phẩm chất
Câu 7 Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?
A. Cá lớn nuốt cá bé.
B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Câu 8 “Cá nhân có … thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”. Trong dấu “…” là?
A. ý thức
B. lương tâm
C. đòi hỏi
D. trách nhiệm
Câu 9 Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
D. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
Câu 10 Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.
B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.
D. Hợp tác giữa các quốc gia.
Câu 11 Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?
A. Giai cấp bị trị.
B. Giai cấp thống trị.
C. Các giai cấp trong nhà nước.
D. Chỉ có giai cấp tư sản..
Câu 12 Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?
A. Là cách thức để giao tiếp.
B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.
C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.
D. Cả B và C.
Câu 13 Đạo đức có vai trò đối với?
A. Cá nhân.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cả A,B,C.
Câu 14 Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Hành vi.
C. Chuẩn mực.
D. Đạo đức.
Câu 15 Cái được công nhân là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Hành vi.
C. Chuẩn mực.
D. Đạo đức.
Câu 16 Câu nói: Phép vua còn thua lệ làng nói về yếu tố nào?
A. Phong tục, tập quán.
B. Đạo đức.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc ứng xử.
Câu 17 Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật.
C. Phong tục, tập quán.
D. Cả A,B,C.
Câu 18 Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người được gọi là?
A. Nhân phẩm.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.
Câu 19 Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận được gọi là?
A. Danh dự.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.
Câu 20 Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội là?
A. Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
B.Hạnh phúc cá nhân là điều kiện của hạnh phúc xã hội.
C.Hạnh phúc cá nhân quyết định hạnh phúc xã hội.
D.Hạnh phúc cá nhân là nội dung của hạnh phúc xã hội.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1 - D |
2 - C |
3 - C |
4 - A |
5 - B |
6 - D |
7 - D |
8 - D |
9 - D |
10 - D |
11 - B |
12 - C |
13 - D |
14 - A |
15 - C |
16 - A |
17 - D |
18 - A |
19 - A |
20 - A |
21 - D |
22 - D |
23 - C |
24 - D |
25 - D |
26 - D |
27 - D |
28 - D |
29 - D |
30 - C |
31 - D |
32 - A |
33 - A |
34 - D |
35 - D |
36 - D |
37 - D |
38 - D |
39 - D |
40 - D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Huy Ích. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024506 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024163 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024241 - Xem thêm