Đề cương là một phần quan trọng hỗ trợ các em học sinh trong suốt quá trình ôn tập và thi học kì 2. Tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 11 năm 2021-2022được HOC247 biên tập và tổng hợp với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến. Đề với cấu trúc lý thuyết kèm bài tập trắc nghiệm để các em có thể làm quen với cấu trúc thi. Chúc các em đạt điểm cao!
1. Kiến thức trọng tâm
1.1. Ôn tập bài 9: Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa
1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước
a. Nguồn gốc của nhà nước
b. Bản chất của nhà nước
1.1.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam
* Thế nào là nhà nước pháp quyền
- Khái niệm: Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, của mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật
a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Khái niệm: Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
b. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân
- Biểu hiện:
* Tính nhân dân của Nhà nước
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
- Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
* Tính dân tộc của Nhà nước
- Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
- Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích của các dân tộc
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân.
Như vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa viêt nam mang bản chất của GCCN, có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Bản chất này còn mang tính nhân văn, nhân đạo, vì con người, vì nhân dân.
c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
+ Phòng ngừa và ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại
+ Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
+ Tạo điều kiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
- Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Tổ chức, xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
+ Tổ chức, xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học
+ Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đúng đắn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền ; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
1.2. Ôn tập bài 10: Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Khái niệm: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
- Trong lịch sử xã hội loài người đã và đang có ba nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ XHCN.
* Bản chất của nền dân chủ XHCN.
- Bản chất:
Là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
* Biểu hiện
- Mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Là nền dân chủ của nhân dân lao động
- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
1.2.2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
* Nội dung: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
* Biểu hiện:
- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
- Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, quyền tố cáo…
* Tích hợp giáo dục PCTN:
- Công dân tố cáo hành vi tham nhũng là thực hiện quyền dân chủ của mình trong lĩnh vực chính trị
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
- Nội dung: Quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa
- Biểu hiện:
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình
+ Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội (KKHSTH)
1.2.3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
|
Dân chủ trực tiếp |
Dân chủ gián tiếp |
Khái niệm |
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. |
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. |
Ưu điểm |
Công dân thể hiện ý kiến một cách trực tiếp, mang tính quần chúng rộng rãi |
Dân chủ thông qua người đại diện. Thống nhất được ý kiến của đông đảo mọi người |
Hạn chế |
Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân |
Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp, phụ thuộc vào khả năng của người đại diện |
Ví dụ |
- Bầu cử BCS -BCH lớp - Bầu trưởng thôn |
- Viết bài đăng báo - Viết đơn kiến nghị |
1.3. Ôn tập bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
1.3.1.Chính sách dân số
a.Tình hình dân số ở nước ta hiện nay
+ Quy mô dân số lớn :
+ Tốc độ gia tăng dân số nhanh:
+ Kết quả giảm sinh chưa vững chắc, đã chững lại từ năm 2000 trở lại đây
+ Mật độ dân số đông :
+ Phân bố chưa hợp lý :
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số
* Mục tiêu:
- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Sớm ổn định qui mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý.
- Nâng cao chất lượng người dân nhằm phát huy nguồn nhân lực cho đất nước.
*Phương hướng:
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý.
- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình.
- Nhà nước cần phải có quan tâm và đầu tư đúng mức.
1.3.2. Chính sách giải quyết việc làm
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay
- Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn
- Tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp.
- Dân số trong độ tuổi lao động cao
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Sinh viên tốt nghiệp thiếu việc làm
- Số người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng.
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm
* Mục tiêu:
- Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực
- Mở rộng thị trường lao động
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp
- Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo
* Phương hướng
- Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
1.3.3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyêt việc làm
- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số.
- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về việc làm.
- Động viên người thân chấp hành và đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Có ý thức vươn lên, định hướng nghề nghiệp đúng đắn, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
2. Bài tập trắc nghiệm
2.1. Câu hỏi bài 9
Câu 1: Nhà nước xuất hiện từ khi
A. Con người xuất hiện
B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy
C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
D. Phân hóa lao động
Câu 2: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính xã hội B. Tính nhân dân
C. Tính giai cấp D. Tính quần chúng
Câu 3: Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội
A. Kế hoạch B. Chính sách
C. Pháp luật D. Chủ trương
Câu 4: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Pháp luật B. Chính sách
C. Dư luận xã hội D. Niềm tin
Câu 5: Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Trấn áp các lực lượng phá hoại B. Tổ chức và xây dựng
C. Giữ gìn chế độ xã hội D. Duy trì an ninh quốc phòng
Câu 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Công nhân B. Nông dân
C. Tri thức D. Tiểu thương
Câu 7: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Của riêng giaia cấp lãnh đạo
C. Của riêng những người lao động nghèo
D. Của riêng tầng lớp tri thức
Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
A. Bằng pháp luật B. Bằng chính sách
C. Bằng đạo đức D. Bằng chính trị
Câu 9: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình
D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
Câu 10:Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn
D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước
Câu 11: Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện
A. Tính giai cấp của Nhà nước B. Tính nhân dân của Nhà nước
C. Tính dân tộc của Nhà nước D. Tính cộng đồng của Nhà nước
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên
B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật
D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân
Câu 13: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất
A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị
B. Chức năng tổ chức và xây dựng
C. Chức năng đam bảo trật tự, an ninh xã hội
D. Chức năng tổ chức và giáo dục
Câu 14: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam D. Đoàn thanh niên Việt Nam
Câu 15: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của
A. Các cơ quan B. Mọi công dân
C. Nhà nước D. Lực lượng vũ trang
Câu 16: Trên đường đi Minh thấy một người đnag cắt trộm dây cáp điện, Minh bang khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp
A. Làm ngơ coi như không hay biết B. Xông vào bắt
C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm D. Báo cho công an hoặc ủy ban nhân dân
Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?
A. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
Câu 18: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người
Câu 19: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh G không vi phạm pháp luật
B. Anh C không tố giác tội phạm
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
Câu 20: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Rủ thêm một sso người tham gia
B. Báo cho cơ quan nhà nước có thảm quyền biết
C. Lờ đi coi như không biết
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
B |
C |
A |
B |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
A |
A |
B |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đáp án |
C |
C |
B |
B |
B |
Câu |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
A |
B |
B |
B |
2.2. Câu hỏi bài 10
Câu 1: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Của nhân dân lao động B. Của tất cả mọi người trong xã hội
C. Của những người lãnh đạo D. Của giai cấp công nhân
Câu 2: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Rộng rãi nhất và triệt để nhất B. Tuyệt đối nhất
C. Hoàn bị nhất D. Phổ biến nhất trong lịch sử
Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. Đạo đức B. Pháp luật
C. Phong tục D. Truyền thống
Câu 4: Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở
A. Quyền bình đẳng nam nữ B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tự do kinh doanh D. Quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc
Câu 5: Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?
A. Quyền sáng tác văn học B. Quyền bình đẳng nam nữ
C. Quyền tự do báo chí D. Quyền lao động
Câu 6: Quyền lao động thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế B. Văn hóa
C. Chính trị D. Xã hội
Câu 7: Quyền phê bình văn học thể hiện dân chủ trong lĩnh vực
A. Văn hóa B. Giáo dục
C. Chính trị D. Xã hội
Câu 8: Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được thông tin B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
D. Quyền khiếu nại C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
Câu 9: Khẳng điịnh nào dưới đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
B. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
Câu 10: Quyền nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
A. Quyền được đảm bảo về mặt tinh thần khi không còn khả năng lao động
B. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của mình
C. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước
D. Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí
Câu 11: Khẳng định nòa dưới đây đứng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Công dân được tham gia vào đời sống văn hóa
B. Công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước
C. Công dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ
D. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng
D. Anh B tham gia vào các lệ hội ở địa phương
Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực vă n hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường
B. Chị B tham gia phê bình văn học
C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan
Câu 14: Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết điịnh công việc của
A. Nhà nước B. Cá nhân
C. Công chức D. Nhân dân
Câu 15: Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?
A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường
B. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
C. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương
D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật
Câu 16: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người
A. Đại diện thay mặt mình quyết điịnh các công việc chung của Nhà nước
B. Có trách nhiệm thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
C. Có khả năng thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
D. Có chuyên môn thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
Câu 17: Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chr nào dưới đây?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp
C. Hợp pháp D. Thống nhất
---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 11 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231376 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm