Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu là đề thi mới nhất nằm trong chương trình kiểm tra học kì 1 lớp 12. Đề thi gồm các câu trắc nghiệm với thời gian 45 phút sẽ giúp ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện kĩ năng giải đề thi biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Sau đây là nội dung đề thi mời các bạn tham khảo
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là gì?
A. \(\omega =\frac{2\pi }{T};\omega =2\pi f\).
B. \(\omega =2\pi T;\omega =2\pi f\).
C. \(\omega =2\pi T;\omega =\frac{2\pi }{f}\).
D. \(\omega =\frac{2\pi }{T};\omega =\frac{2\pi }{f}\)
Câu 2: Một ô tô đang chuyển động vơi vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh chuyển động châm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là?
A.s = 19 m;
B.s = 20m;
C.s = 18 m;
D.s = 21m; .
Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là
A. \(v=2gh\).
B. \(v=\sqrt{\frac{2h}{g}}\).
C. \(v=\sqrt{2gh}.\)
D. \(v=\sqrt{gh}\)
Câu 4: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 15N.
B. 10N.
C. 1,0N.
D. 5,0N.
Câu 5: Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. \({{F}_{hd}}=G.\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)
B. \({{F}_{hd}}=\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)
C. \({{F}_{hd}}=G.\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)
D. \({{F}_{hd}}=\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)
Câu 6: Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 28cm.
B. 48cm.
C. 40cm.
D. 22 cm.
Câu 7: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực? Biết góc của hai lực là 900.
A. 1N.
B. 2N.
C. 15 N.
D. 25N
Câu 8: Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang từ độ cao h với vận tốc đầu v0 là:
Câu 9: Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 1N.
B. 2,5N.
C. 5N.
D. 10N.
Câu 10: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba” Biểu thức cân bằng lực của chúng là:
A. \({{\vec{F}}_{1}}-{{\vec{F}}_{3}}={{\vec{F}}_{2}}\)
B. \({{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}=-{{\vec{F}}_{3}}\)
C. \({{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}={{\vec{F}}_{3}}\)
D. \({{\vec{F}}_{1}}-{{\vec{F}}_{2}}={{\vec{F}}_{3}}\)
Câu 11: Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.
A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D.11Nm
Câu 12: Biểu thức của quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều là
A. \(\left\{ \begin{align}
& {{F}_{1}}-{{F}_{2}}=F \\
& \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{1}}}{{{d}_{2}}} \\
\end{align} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{align}
& {{F}_{1}}+{{F}_{2}}=F \\
& \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{2}}}{{{d}_{1}}} \\
\end{align} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{align}
& {{F}_{1}}+{{F}_{2}}=F \\
& \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{1}}}{{{d}_{2}}} \\
\end{align} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{align}
& {{F}_{1}}-{{F}_{2}}=F \\
& \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{2}}}{{{d}_{1}}} \\
\end{align} \right.\)
II. Phần tự luận.
Bài 1. Một ô tô có khối lượng m = 1 (tấn), chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,1.
a) Tính lực kéo của động cơ khi ôtô chuyển động thẳng đều.
b) Ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau 10 s đạt vận tốc 20 m/s. Tính lực kéo của động cơ và quãng đường đi được của ôtô trong thời gian đó. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 2: Hai lực song song cùng chiều đặt tại hai đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O. Biết OA = 15 cm,
OB = 5 cm, F = 12 N. Tìm F1 và F2.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm:
1A; 2D; 3C; 4B; 5A; 6A; 7C; 8A; 9B; 10B; 11D; 12B.
II. Phần tự luận:
Câu 1:
Chọn chiểu dương là chiều chuyển động của ôtô
a. Do ô tô chuyển động đều nên:
Fk = Fms =\(\mu \)N = \(\mu \)P = \(\mu \)mg = 1000 (N)
(xe chuyển động theo phương ngang nên N=P)
b. – Gia tốc của ôtô
\(a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=2(m/{{s}^{2}})\)
- Đường đi của ôtô
\(s=\frac{{{v}^{2}}-{{v}^{2}}_{0}}{2a}=100(m)\)
- Lực kéo của động cơ
Theo định luật II Niutơn ta có:
Fk – Fms= ma => Fk = ma +Fms = 3000 (N)
Câu 2:
Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều ta có:
F = F1 + F2 = 12 (N) (1)
Mặt khác ta có
\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{OA}}{{OB}} = 3\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
F1= 9 (N)
F2= 3 (N)
(Giá trị của F1, F2 có thể ngược lại)
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Chuyển động nào của vật dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quạt đang quay không ổn định.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi bắt đầu quay nhanh dần đều.
D. Chuyển động của một chiếc xe trên quỹ đạo thẳng.
Câu 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 20 N. Độ cứng của lò xo là
A. 5N/m. B. 28N/m . C. 80N/m. D. 500N/m.
Câu 3: Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở đầu lò xo sẽ
A. hướng theo trục và hướng vào trong.
B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.
C. hướng vuông góc với trục lò xo.
D. luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
Câu 4: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ).
B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 cùng dấu ).
Câu 19:Vật nào được xem là rơi tự do?
A.Viên đạn đang bay trên không trung .
B. Phi công đang nhảy dù (đã bật dù).
C. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống .
Câu 5: Hệ thức của định luật vạn vật hấp
A. \({{F}_{hd}}=\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\).
B. \({{F}_{hd}}=G.\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)
C. \({{F}_{hd}}=G.\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)
D. \({{F}_{hd}}=\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)
Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = t2 + 4t + 10 (x đo bằng mét và t đo bằng giây).Vận tốc của chất điểm là
A. 1m/s.
B. 4m/s.
C. 2m/s.
D. 10m/s.
Câu 7: Một lò xo có chiều dai tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để kéo dãn lò xo. Khi ấy, chiều dài của nó là bao nhiêu?
A. 2,5cm.
B. 7,5cm
C. 12.5cm.
D. 9,75cm.
Câu 8:Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là 10π rad/s. Tần số f của vật có giá trị là
A. 5 Hz
B. 20π2 Hz
C. 0,2 Hz
D. 50 Hz
Câu 9: Một bánh xe đạp có bán kính là 20cm, khi chuyển động với tốc góc là 12 rad/s. Tốc dài của một điểm trên vành bánh xe là
A. v = 25,12 m/s
B. v = 2,4 m/s
C. v = 2,512 m/s
D. v = 28,8 m/s
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
D |
D |
C |
D |
C |
B |
C |
A |
B |
A |
B |
II. Phần Tự luận
Câu 1:
a)
\(\begin{array}{l}
t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \\
= \sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}} = 3s
\end{array}\)
b) L = v0.t = 10.3 = 30 m
Câu 2:
a. Áp dụng Fms = μmg = 0,4.50.10 = 200N
b. Chọn chiều (+) là chiều chuyển động
Áp dụng định luật II Niutơn
\(\begin{array}{l}
F - {F_{ms}} = ma\\
\Rightarrow a = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \frac{{100}}{{50}} = 2m/{s^2}
\end{array}\)
a> 0 vật chuyển động nhanh dần đều
c. Áp dụng công thức
\(\begin{array}{l}
v = {v_0} + at = 2.5 = 10m/s\\
s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2} = \frac{{{{2.5}^2}}}{2} = 25m
\end{array}\)
d. Dùng F = 150 N tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
Vì F < Fms
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực tác dụng và phản lực luôn
A. cân bằng nhau
B. xuất hiện và mất đi đồng thời
C. khác nhau về độ lớn
D. cùng hướng với nhau
Câu 2. Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và
A. gia tốc bằng không
B. vecto vận tốc không đổi
C. tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn
D. gia tốc không đổi.
Câu 3. Điền vào chỗ trống theo thứ tự: "Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào, hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục ............(1)...…, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động ….......(2)...."
A. 1-đứng yên; 2-thẳng chậm dần đều
B. 1-thẳng đều; 2-đứng yên
C. 1-đứng yên; 2-thẳng đều
D. 1-đứng yên; 2-thẳng nhanh dần đều
Câu 4. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.
C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.
D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
Câu 5. Điều kiện để vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của hệ ba lực không song song là hệ ba lực ấy phải
A. đồng quy.
B. tổng độ lớn của hai lực phải bằng độ lớn của lực còn lại.
C. đồng phẳng.
D. đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực còn lại.
Câu 6. Điền vào phần khuyết
Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực...........(1)............. và có độ lớn bằng.....(2)........ các độ lớn của hai lực ấy.
A. 1- song song, cùng chiều; 2 - hiệu.
B. 1- song song, ngược chiều; 2- tổng.
C. 1- song song, ngược chiều; 2- hiệu.
D. 1- song song, cùng chiều; 2- tổng.
Câu 7. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là đại lượng nào sau đây của vật
A. vận tốc B. gia tốc. C. trọng lượng D. khối lượng
Câu 8. Sự rơi tự do là chuyển động thẳng
A. chậm dần đều B. nhanh dần C. nhanh dần đều D. đều
Câu 9. Tác dụng của lực là:
A. gây gia tốc hoặc làm vật bị biến dạng
B. làm vật đổi hướng chuyển động
C. làm vật chuyển động
D. làm vật bị biến dạng
Câu 10. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ
A. vật đến giá của lực.
B. trục quay đến vật.
C. trục quay đến giá của lực.
D. trục quay đến điểm đặt của lực.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
C |
C |
D |
D |
D |
C |
A |
C |
ĐỀ SỐ 4
I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Tầm ném xa của vật ném ngang là:
A. \(L={{v}_{0}}\sqrt{2h}\)
B. \(L={{v}_{0}}\sqrt{2g}\).
C. \(L={{v}_{0}}\sqrt{\frac{h}{g}}\)
D. \(L={{v}_{0}}\sqrt{\frac{2h}{g}}\).
Câu 2: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m.s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 45m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?
A. vtb = 1m/s. B. vtb =10m/s. C. vtb = 8m/s. D. vtb = 15m/s.
Câu 3: Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là
A. 4s và 40m. B. 3s và 60m. C. 1s và 20m. D. 4s và 80m.
Câu 4: Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 8N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 42,6 cm. B. 24,6 cm. C. 26,4 cm. D. 24,8cm.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây cho phép tính độ lớn của lực đàn hồi?
A. \({{F}_{h}}=mg\)
B. \({{F}_{h}}=\mu mg\)
C. \({{F}_{h}}=k\left| \Delta l \right|\)
D. \({{F}_{h}}=m{{\varpi }^{2}}r\)
Câu 6: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là
A. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
B. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ).
C. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 7: Phương trình chuyển động của mộtchất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t +10 ( x đo bằng km, t đo bằng giờ ). Tọa độ của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu?
A. 2km. B. 18 km. C. – 8 km. D. – 2km.
Câu 8: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 3N, 4N và 5N. Hỏi góc giữa hai lực 3N và 4N bằng bao nhiêu?
A. 600. B. 300 . C. 900. D. 450.
Câu 9: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang trái. Theo quán tính, hành khách sẽ:
A. nghiêng sang trái. B. chúi người về phía trước.
C. ngả người về phía sau. D. nghiêng sang phải.
Câu 10: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
B. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
C. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
D. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
D |
D |
A |
C |
C |
A |
B |
C |
D |
C |
D |
A |
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.
A. xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. luôn là lực kéo.
C. tỉ lệ với độ biến dạng.
D. ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
Câu 2: Chọn đáp án sai.
A. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:
B. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: .
C. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là:
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có gia tốc bằng không.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều, độ lớn không đổi.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc bằng không.
Câu 4: Đơn vị của tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là
A. m/s
B. s
C. rad/s
D. hz
Câu 5: Khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực được gọi là
A. mô men của lực.
B. điểm tựa của lực.
C. trọng tâm của vật.
D. cánh tay đòn của lực
Câu 6: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào hai vật khác nhau.
B. không bằng nhau về độ lớn.
C. tác dụng vào cùng một vật.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 7: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
B. Bản chất của vật.
C. Điều kiện về bề mặt.
D. Áp lực lên mặt tiếp xúc.
Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá.
B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau.
D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 9: Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi
A. lực đó trượt lên giá của nó.
B. giá của lực quay một góc 900.
C. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi.
D. độ lớn của lực thay đổi ít.
Câu 10: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
A. đường thẳng.
B. đường tròn.
C. đường gấp khúc.
D. đường parapol
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
C |
C |
D |
A |
A |
D |
A |
D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024106 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024120 - Xem thêm