Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu được HOC247 sưu tầm và chia sẻ. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập lại kiến thức môn Vật Lý, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 lớp 10. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật trên Trái Đất.
B. Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần Mặt Đất, các vật rơi tự do với cùng gia tốc g.
C. Khi vật rơi tự do, sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh chậm của vật.
D. vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 2: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11760N B. 14400N C. 11950N D. 9600N
Câu 3: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. biết góc hợp bởi 2 lực là 1800. Tính độ lớn F hợp lực:
A. 25N B. 23N C. 3N D. 21N
Câu 4: Cho \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\), \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) là hai lực thành phần. Hợp lực của \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\)có độ lớn:
A. Luôn thỏa: \(\left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} \right|\le F\le \left| {{F}_{1}}+{{F}_{2}} \right|\)
B. Luôn nhỏ hơn F1 và F2
C. Luôn lớn hơn F1
D. Không bao giờ bằng F1 hoặc F2
Câu 5: Trường hợp nào sau đây có thể áp dụng định luật II Niutơn để tính gia tốc của vật?
A. Một người kéo một vật chuyển động bằng dây.
B. Một người đẩy một vật chuyển động bằng gậy.
C. Vật rơi tự do.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều áp dụng được.
Câu 6: Trọng tâm của vật là điểm đặt:
A. Trọng lực tác dụng vào vật. B. Lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. Lực hướng tâm tác dụng vào vật. D. Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu 7: Công thức cộng vận tốc:
A. \({{\vec{v}}_{1,3}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,2}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,3}}\)
B. \({{\vec{v}}_{2,3}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,3}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,3}}\)
C. \({{\vec{v}}_{2,3}}=-({{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,1}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}})\)
D. \({{\vec{v}}_{1,2}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,3}}-{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}}\)
Câu 8: Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:
A. Giảm 3 lần. B. Tăng 3 lần. C. Tăng 9 lần. D. Giảm 9 lần.
Câu 9: Một vật càng vững vàng khi:
A. Trọng tâm càng thấp, mặt chân đế càng nhỏ.
B. Trọng tâm càng cao, mặt chân đế càng lớn.
C. Trọng tâm càng thấp, mặt chân đế càng lớn.
D. Trọng tâm càng cao, mặt chân đế càng nhỏ.
Câu 10: Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của vật được mô tả là chuyển động:
A. Thẳng đều.
B. Thẳng biến đổi đều.
C. Rơi tự do.
D. Thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.
Câu 11: Công thức của định luật Húc là:
A. \(F=ma\)
B. \(F=G\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)
C. \(F=k\left| \Delta l \right|\)
D. \(F=\mu N\)
Câu 12: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
A. 7,5cm B. 9,75cm C. 2,5cm D. 12,5cm
Câu 13: Đơn vị của tần số là:
A. Hz B. s-1 C. s D. Cả A và B
Câu 14: Một chất điểm chuyển động theo phương trình: x = 2t2 + 10t + 20 (m,s). Quãng đường chất điểm đi được trong giây thứ 4 là:
A. 92 m B. 72 m C. 24 m D. 44 m
Câu 15: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:
A. s = 21m B. s = 19 m C. s = 18 m D. s = 39m
Câu 16: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Công thức nào trong các công thức sau đây cho biết mối liên hệ giữa v, a và s
Câu 17: Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
A. y = 0,1x2 B. y = 0,05 x2 C. y = 10t + 10t2 D. y = 10t + 5t2
Câu 18: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu?
A. 3,14m/s B. 62,8m/s C. 6,28m/s D. 628m/s
Câu 19: Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là:
A. Lực quán tính B. Lực cản C. Lực hướng tâm D. Lực phát động
Câu 20: Momen lực là đại lượng đặc trưng cho:
A. tác dụng làm quay của lực. B. tác dụng làm vật cân bằng của lực.
C. tác dụng mạnh hay yếu của lực. D. khả năng sinh công của lực.
Câu 21: Các dạng cân bằng của vật rắn là:
A. Cân bằng bền, cân bằng không bền.
B. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
Câu 22: Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 4 s B. t = 1s C. t = 2s D. t = 3 s
Câu 23: Định nghĩa nào sau đây là đúng? Chuyển động cơ là:
A. Sự thay đổi khoảng cách của vật.
B. Sự di chuyển của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
D. Sự dời chỗ của vật.
Câu 24: Một lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của lực d = 20 cm. Mômen của lực là:
A. 100Nm B. 1,0Nm C. 1,0N/m D. 100N/m
Câu 25: Một người gánh một bao gạo nặng 400N và một bao ngô nặng 200N, đòn gánh dài 1,2m. Hỏi vai người phải chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. 400N B. 200N C. 600N D. 800N
Câu 26: Một vật có khối lượng 1kg. Khi chuyển vật tới vị trí cách tâm Trái đất 2R (R là bán kính Trái đất) thì trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự của vật ở mặt đất là 10 m/s2.
A. 10N B. 2,5N C. 1N D. 5N
Câu 27: Ngẫu lực là:
A. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. hệ hai lực cùng phương, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. hệ hai lực cùng phương, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 28: Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều:
A. Độ lớn gia tốc của chất điểm không đổi.
B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
C. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
D. Véc tơ gia tốc của chất điểm không đổi.
II. TỰ LUẬN: ( 3điểm)
Một vật có khối lượng m = 4kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo cùng phương với phương chuyển động của vật và có độ lớn là 17N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là m = 0,3. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính gia tốc của vật.
b) Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau 3s chuyển động?
c) Lực kéo phải thay đổi như thế nào để vật chuyển động thẳng đều?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1C |
2D |
3D |
4A |
5D |
6A |
7A |
8D |
9C |
10D |
11B |
12A |
13D |
14C |
15C |
16A |
17B |
18C |
19B |
20A |
21B |
22C |
23B |
24B |
25D |
26B |
27A |
28D |
|
|
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Câu nào đúng? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là
A. \(v=2gh\) B. \(v=\sqrt{2gh}\) C. \(v=\sqrt{gh}\) D. \(v=\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
Câu 2: Điều nào sau đây là sai đối với vật chuyển động thẳng đều?
A. Véc tơ vận tốc không đổi theo thời gian.
B. Quỹ đạo là thẳng, vận tốc tức thời không thay đổi theo thời gian
C. Phương trình toạ độ là hàm bậc hai theo thời gian.
D. Quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì
Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về chất điểm ?
A. Mọi vật có khối lượng đều coi là chất điểm.
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ .
D. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ .
Câu 4: Một vật chuyển động với phương trình: x = 6t + 2t2 (m; s). Kết luận nào sau đây là sai?
A. a = 4 m/s2 B. v = 6 m/s C. a = 2 m/s2 D. xo = 0
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều :
A. \(x={{x}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}\)
B. \(s={{x}_{0}}+{{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}\)
C. \(x={{x}_{0}}+{{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}\)
D. \(x={{x}_{0}}+{{v}_{0}}{{t}^{2}}+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}\)
Câu 6: Chọn câu sai? Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều
A. Có độ lớn không đổi B. Đặt vào vật chuyển động tròn
C. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn D. Có phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động
Câu 7: Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
A. \(v=\frac{\varphi }{t}\); \(\omega =\frac{s}{t}\); w = vR
B. \(v=\frac{\varphi }{t}\); \[\omega =\frac{s}{t}\); v = wR
C. \(v=\frac{s}{t}\); \(\omega =\frac{\varphi }{t}\); w = vR
D. \(v=\frac{s}{t}\); \(\omega =\frac{\varphi }{t}\); v = wR
Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m . Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s đầu là
A. 20m
B. 35m.
C. 45m
D. 40m
Câu 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2 , thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng:
A. \(x=3t+{{t}^{2}}\)
B. \(x=-3t-2{{t}^{2}}\)
C. \(x=-3t+{{t}^{2}}\)
D. \(x=3t-{{t}^{2}}\)
Câu 10: Một chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục toạ độ với vận tốc có độ lớn bằng 3m/s, tại thời điểm t = 0 chất điểm ở vị trí cách gốc toạ độ 6 (m) về phía dương của trục toạ độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là
A. x = 6-3t B. x = -6+3t C. x = 6+3t D. x = -6-3t
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. biết góc hợp bởi 2 lực là 1800. Tính độ lớn F hợp lực.
A. 25N
B. 21N
C. 23N
D. 3N
Câu 2: Trọng tâm của vật là điểm đặt:
A. Trọng lực tác dụng vào vật.
B. Lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. Lực hướng tâm tác dụng vào vật.
D. Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu 3: Cho \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\), \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) là hai lực thành phần. Hợp lực của \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) có độ lớn:
A. Luôn thỏa: \(\left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} \right|\le F\le \left| {{F}_{1}}+{{F}_{2}} \right|\)
B. Luôn nhỏ hơn F1 và F2
C. Luôn lớn hơn F1
D. Không bao giờ bằng F1 hoặc F2
Câu 4: Ngẫu lực là:
A. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. hệ hai lực cùng phương, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. hệ hai lực cùng phương, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
Câu 5: Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của vật được mô tả là chuyển động:
A. Rơi tự do.
B. Thẳng đều.
C. Thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.
D. Thẳng biến đổi đều.
Câu 6: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần Mặt Đất, các vật rơi tự do với cùng gia tốc g.
B. vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Khi vật rơi tự do, sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh chậm của vật.
D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật trên Trái Đất.
Câu 7: Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là:
A. Lực quán tính. B. Lực phát động. C. Lực cản. D. Lực hướng tâm.
Câu 8: Định nghĩa nào sau đây là đúng? Chuyển động cơ là:
A. Sự thay đổi khoảng cách của vật.
B. Sự di chuyển của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
D. Sự dời chỗ của vật.
Câu 9: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11760N B. 9600N C. 11950N D. 14400N
Câu 10: Một người gánh một bao gạo nặng 400N và một bao ngô nặng 200N, đòn gánh dài 1,2m. Hỏi vai người phải chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. 400N B. 200N C. 600N D. 800N
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1B |
2A |
3A |
4A |
5C |
6C |
7C |
8B |
9B |
10D |
11A |
12D |
13C |
14D |
15D |
16C |
17C |
18B |
19D |
20B |
21A |
22A |
23D |
24B |
25B |
26D |
27D |
28A |
|
|
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120°. Độ lớn của hợp lực là
A. 60 N.
B. 90 N.
C. 30N.
D. 15 N
Câu 2: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lương.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
Câu 4: Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp lực của chúng có độ lớn
A. F = F1 + F2
B. F = F1 – F2
C. F = 2F1cos α
D. F = 2F1cos (α/2)
Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là
A. 40 N.
B. 20 N.
C. 2 N
D. 100 N
Câu 6: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường
A. 700 N
B. 550 N
C. 450 N
D. 350 N
Câu 7: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc là
A. 1,5 m/s².
B. 2 m/s².
C. 4 m/s².
D. 8 m/s².
Câu 8: Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. g = \(\frac{GM}{{{R}^{2}}}\)
B. g = \(\frac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}\)
C. g = \[\frac{GMm}{{{R}^{2}}}\]
D. g = \(\frac{GMm}{{{(R+h)}^{2}}}\)
Câu 9: Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
A. kg m / s²
B. Nm² / kg²
C. m / s².
D. N m / s
Câu 10: Một vật khối lượng 10 kg ở trên mặt đất có gia tốc rơi tự do go = 10 m/s². Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng là
A. 100 N.
B. 50 N.
C. 25 N.
D. 10 N.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc hợp bởi 2 lực là 1800. Tính độ lớn F hợp lực.
A. 21N B. 3N C. 23N D. 25N
Câu 2: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:
A. s = 19 m B. s = 39m C. s = 18 m D. s = 21m
Câu 3: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu?
A. 6,28m/s B. 628m/s C. 62,8m/s D. 3,14m/s
Câu 4: Đơn vị của tần số là:
A. Hz B. s C. s-1 D. Cả A và C
Câu 5: Ngẫu lực là:
A. hệ hai lực cùng phương, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. hệ hai lực cùng phương, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 6: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 14400N B. 9600N C. 11950N D. 11760N
Câu 7: Một lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của lực d = 20cm. Mômen của lực là:
A. 100Nm B. 100N/m C. 1,0N/m D. 1,0Nm
Câu 8: Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:
A. Tăng 9 lần. B. Giảm 9 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm 3 lần.
Câu 9: Cho \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\), \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) là hai lực thành phần. Hợp lực của \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) có độ lớn:
A. Luôn lớn hơn F1
B. Luôn nhỏ hơn F1 và F2
C. Luôn thỏa: \(\left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} \right|\le F\le \left| {{F}_{1}}+{{F}_{2}} \right|\)
D. Không bao giờ bằng F1 hoặc F2
Câu 10: Một chất điểm chuyển động theo phương trình: x = 2t2 + 10t + 20 (m,s). Quãng đường chất điểm đi được trong giây thứ 4 là:
A. 92 m B. 72 m C. 44 m D. 24 m
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024506 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024163 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024241 - Xem thêm