Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức là một môn học mới với khối lượng kiến thức phong phú và hấp dẫn. Nhằm giúp các em chinh phục thành công môn học này, HOC247 xin gửi đến nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Mỹ Thắng. Hi vọng với những đề thi này, các em sẽ hoàn thành thật tốt kì thi Học kì 1 sắp đến. Chúc các em thi tốt!
TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG |
ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. Đề số 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 40 điểm)
Phần Lịch sử ( 2 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng nhất ( Mỗi câu 0,25)
Câu 1: Nhà Đường dùng biện pháp nào để tuyển chọn nhân tài?
A. Các quan đại thần tiến cử người tài cho triều đình.
B. Mở trường học cho con em quan lại.
C. Đặt các khoa thi để tuyển chọn người tài.
D. Vua trực tiếp tuyển chọn.
Câu 2: Chính sách về kinh tế dưới thời Đường là?
A. Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế.
B. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
C. Thi hành chính sách tô thuế nặng nề.
D. Đáp án A và B
Câu 3.Công trình kiến trúc Ăng- co Vát nằm ở quốc gia nào?
A. Lào. B. In- đô-nê- xi- a. C. Việt Nam. D. Cam-pu-chia.
Câu 4. Thạt Luổng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nước nào ?
A. Mi- an- ma. B. Lào. C. Thái Lan. D. Sing- ga- po.
Câu 5. Chủ nhân đầu tiên của người Lào là:
A. Người Khơ-me. B. Người Lào Lùm. C. Người Lào Thơng. D. Người Mông Cổ.
Câu 6. Thời kỳ Ăng-co là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nước nào?
A. Lào. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma.
Câu 7. Ai là người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Lê Hoàn.
Câu 8. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam.
Địa Lí ( 2 điểm) mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu với châu Á là dãy núi
A. U-ran. B. An-pơ. C. Cac-pat. D. Xcan-đi-na-vi.
Câu 2. Vùng ven biển phía Tây châu Âu có thảm thực vật là
A. rừng lá rộng, rừng hỗn hợp. B. rừng lá kim.
C. thảo nguyên. D. hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 3. Châu Á thuộc lục địa
A. Phi. B. Á - Âu.
C. Nam Mĩ. D. Bắc Mĩ.
Câu 4. Hiện nay, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị ở mức
A. cao. B. thấp. C. trung bình. D. rất thấp.
Câu 5. Ở châu Âu khu vực nào sau đây thuộc đới lạnh?
A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Bắc Âu. D. Nam Âu.
Câu 6. Châu Á trải dài trong khoảng
A. từ vòng cực Nam đến cực Nam.
B. từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.
C. từ vòng cực Nam đến khoảng 100N.
D. từ vòng cực Bắc đến cực Bắc.
Câu 7. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương.
Câu 8. Dạng địa hình nào sau đây chiếm ¾ diện tích của châu Á?
A. Đồng bằng. B. Núi.
C. Núi, cao nguyên và sơn nguyên. D. Sông, hồ.
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Phân môn Lịch sử (3,0 điểm)
Câu 1(1,5 điểm): Em hãy giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX?
Câu 2 (1,5 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau:
“Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.”
a. Từ đoạn tư liệu trên em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh- Tiền Lê ?
b. Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Phần Địa Lí ( 3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Nêu ý nghĩa của sông hồ đối với đời sống con người và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Câu 2 (1,5 điểm).
a) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực Châu Á hiện nay.
b) Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).
Lịch sử (2,0 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
D |
B |
C |
B |
D |
C |
B |
Địa lí (2,0 điểm).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
B |
A |
C |
B |
A |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).
Phần II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
1 |
Giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX? - Tôn giáo : + Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu – tôn giáo thịnh hành nhất ở Ấn Độ. + Đạo Phật + Đạo Hồi - Chữ viết – văn học: + Chữ Phạn đây là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu. + Nền văn học phong phú, đa dạng: Sử thi kịch thơ, truyện thần thoại… nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, đề cao tư tưởng tự do… - Nghệ thuật kiến trúc ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu, Hồi giáo |
1,5đ
0,5
0,5
0,5 |
2
|
a. Vẽ sơ đồ và nhận xét tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh- Tiền Lê b. Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng sáng tạo như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. (HS vận dụng kiến thức trả lời, GV linh hoạt cho điểm có thể tham khảo một số gợi ý sau): - Năm 981, Lê Hoàn đã kế thừa kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938): + Lựa chọn địa hình đất nước để đánh giặc (cửa sông Bạch Đằng)… + Bố trí trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch… + Tổ chức, động viên toàn dân toàn quân tham gia đánh giặc… |
1,0
0,5 |
Địa Lí
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nêu ý nghĩa của sông hồ đối với đời sống con người và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. |
|
- Sông hồ châu Á có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và môi trường tự nhiên: cung cấp nước cho đời sống, bảo vệ tự nhiên: bảo vệ sự đa dạng về sinh học, là thành phần môi trường sống. - Cần sử dụng hợp lí nguồn nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt. |
0,5
0,5 |
|
2 |
a) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực Châu Á hiện nay. |
0,25 |
- Thuận lợi: - Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú : + Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ... + Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm. Khó khăn: - Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người: Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc. Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của. |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|
b) Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu. |
0, 5 |
|
- Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu là: gạo, cà phê, cao su, rau quả, hạt tiêu, chè,… (Lưu ý: Nếu HS kể được 3 mặt hàng trở lên thì cho điểm tối đa.) |
2. Đề số 2
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG- ĐỀ 02
Phân môn Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là
A. Đôn ki-hô-tê
B. Thần khúc
C. Nàng Mô-na Li-sa
D. Rô-mê-ô và Giu-li- et
Câu 2. Ý nào sau đây không biểu hiện ở Trung Quốc dưới thời Đường?
A. Lãnh thổ rộng gần gấp đôi thời nhà Hán
B. Miễn giảm sưu thuế, áp dụng chế độ quân điền
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện
D. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc đã đến tận phương Tây.
Câu 3. Người lập ra vương quốc Campuchia là
A. Vua Giay-a-vac-man V. B. Vua Giay-a-vac-man VI.
C. Vua Giay-a-vac-man VII. D. Vua Giay-a-vac-man VIII.
Câu 4. Ngoài chữ Phạn, người Campuchia còn sử dụng
A. chữ La tinh. B. chữ Khơ-me. C. chữ Hán. D. chữ Nôm.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia thời Ăng-co
A. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh
B. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định
C. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ độc đáo được xây dựng
D. Lãnh thổ được mở rộng
Câu 6. Thạt Luổng là công trình thể hiện nét rất riêng của nước
A. Lào. B. Mi-an-ma. C. Thái Lan. D. Campuchia
Câu 7. Chủ nhân của nền văn hóa Cánh đồng Chum là
A. người Lào Lùm B. người Lào Thơng C. người Thái D. người Khơ-me
Câu 8. Sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào gắn liền với dòng sông
A. Hồng.B. Cửu Long.C. Mê Nam.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. a. Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến? (1 điểm)
b. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào của Đông Nam Á ( còn tồn tại cho đến ngày nay) chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng tóm tắt sau đây. (1,5 điểm)
Triều đại |
Vua đầu tiên |
Nơi đóng đô |
Tên nước |
Ngô |
|||
Đinh |
|||
Tiền Lê |
Phân môn Địa Lý
B. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Qúa trình đô thị hóa ở châu Âu xuất hiện trong thời kì nào ?
A. Cổ đại
B. Trung đại.
C.Cận đại.
D. Hiện đại
Câu 2. Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu ?
A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới.
Câu 3. Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là
A. ít bán đảo và đảo. B. ít vịnh biển. C. ít bị chia cắt . D. có nhiều bán đảo .
Câu 5. Bán đảo lớn nhất của châu Phi là
A. Trung Ấn. B. Xô-ma-li. C. Xca-đi-na-vi. D. Ban-căng.
Câu 6. Châu Phi tiếp giáp với biển và Đại Dương nào?
A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
A |
A |
B |
D |
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Điểm |
Câu 1 1,5đ |
a. Nhận xét gì về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến - Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Văn hóa Ấn Độ có sức ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (trong đó Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất). |
0,5đ
0,5đ |
b. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ - Các công trình kiến trúc như Ăng-co Vat, Ăng co Thom, chùa Pa-gan… - Đạo Hin đu, đạo Phật - Chữ Phạn. Hs chỉ cần nêu được 2 trong các ý trên: (mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm) |
0,5 đ |
Câu 2: (1,5đ)
Triều đại |
Vua đầu tiên |
Nơi đóng đô |
Tên nước |
Ngô |
Ngô Quyền |
Cổ Loa |
|
Đinh |
Đinh Tiên Hoàng |
Hoa Lư |
Đại Cồ Việt |
Tiền Lê |
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) |
Hoa Lư |
Đại Cồ Việt |
Phần Địa Lý
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
C |
D |
B |
D |
A |
B |
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Điểm |
1 |
- Khu vực núi, sơn nguyên và cao nguyên: chiếm ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản. - Khu vực đồng bằng: chiếm ¼ diện tích châu Á là nơi thuận lợi cho sản xuất và định cư. |
0,75 điểm
0,75 điểm |
2 |
Hoang mạc chiếm phần lớn diện tích và đang có xu hướng mở rộng. Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt như: khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, xây dựng các nhà máy điện mặt trời… |
1 điểm |
3 |
Một số ngành công nghiệp nổi bật ở Nhật Bản như: + Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, điện tử công nghiệp. + Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển. + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung: đồng hồ, máy ảnh, xe máy… |
0,25 đ
0,25 đ |
3. Đề số 3
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG- ĐỀ 03
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Hai quốc gia nào sau đây ở châu Á có dân số đông nhất?
A. Nhật Bản và Trung Quốc.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Hàn Quốc và Nhật Bản.
D. In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ.
Câu 2. Nguồn tài nguyên nào sau đây quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á?
A. Đồng.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
D. Sắt.
Câu 3. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
A. Ấn Hằng, Mê Công.
B. Hoàng Hà, Trường Giang.
C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
D. A-mua và Ô-bi.
Câu 4. Vịnh biển lớn nhất ở châu Phi là
A. Ghi-nê.
B. A-đen.
C. Tadjoura.
D. A-qa-ba.
Câu 5. Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của
A. dịch bệnh.
B. loài người.
C. lúa nước.
D. đói nghèo.
Câu 6. Cây ca cao được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?
A. Ven vịnh Ghi-nê.
B. Cực Bắc châu Phi.
C. Cực Nam châu Phi.
D. Ven Địa Trung Hải.
Câu 7. Ki-tô giáo ra đời ở quốc gia nào sau đây?
A. A-rập Xê-út.
B. Trung Quốc.
C. Pa-le-xtin.
D. Pa-ki-xtan.
Câu 8. Ở phần hải đảo của Đông Á, khó khăn lớn nhất về tự nhiên là
A. động đất, núi lửa và sóng thần.
B. khí hậu lạnh giá, nhiều bão, lũ.
C. nghèo tài nguyên khoáng sản.
D. địa hình núi cao nhiều, hiểm trở.
Câu 9. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là từ
A. đông bắc về tây nam.
B. tây nam về tây bắc.
C. đông nam về tây bắc.
D. tây bắc về đông bắc.
Câu 10. Ở môi trường hoang mạc phát triển mạnh việc khai thác loại khoáng sản nào sau đây?
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Bạc, kim cương.
C. Chì, khí tự nhiên.
D. Vàng, sắt, đồng.
Câu 11. Nhận định nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á?
A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
B. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc.
C. Vị trí chiến lược, nhiều dầu mỏ.
D. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi không phải là
A. xung đột quân sự.
B. bùng nổ dân số.
C. nạn đói, dịch bệnh.
D. nghèo tài nguyên.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi. Nêu tên một số khoáng sản và sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào
A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.
B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.
C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.
D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.
Câu 2. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.
C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.
Câu 3. Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?
A. Giay-a-vác-man I.
B. Giay-a-vác-man II.
C. Giay-a-vác-man III.
D. Giay-a-vác-man IV.
Câu 4. Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 5. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Phú Xuân.
B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư.
D. Phong Châu.
Câu 6. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền.
B. Lê Hoàn.
C. Lí Công Uẩn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Bắc Bình Vương.
B. Vạn Thắng Vương.
C. Đông Định Vương.
D. Bố Cái Đại Vương.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-B |
2-B |
3-C |
4-A |
5-B |
6-A |
7-C |
8-A |
9-C |
10-A |
11-C |
12-D |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
- Địa hình
+ Là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 750m, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
+ Phần phía đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.
+ Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Khoáng sản
+ Khoáng sản của châu Phi rất phong phú và đa dạng.
+ Phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa.
+ Các khoáng sản quan trọng nhất là đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ và phốt-pho-rít,....
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-B |
2-A |
3-B |
4-C |
5-B |
6-D |
7-B |
8-C |
9-C |
10-D |
11-A |
12-B |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu a)
- Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh:
- Nhận xét:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
+ Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:
+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.
+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.
4. Đề số 4
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG- ĐỀ 04
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Các đô thị ở châu Á thường tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Khu vực nội địa.
B. Khu vực ven biển.
C. Trên các đảo lớn.
D. Vùng đồi trung du.
Câu 2. Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục nào sau đây?
A. Châu Á - châu Âu - châu Phi.
B. Châu Mĩ - châu Âu - châu Á.
C. Châu Phi - châu Mĩ - Nam cực.
D. Châu Á - châu Phi - châu Mĩ.
Câu 3. Khí hậu chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. cận xích đạo.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới khô.
D. cận nhiệt lục địa.
Câu 4. Đảo lớn nhất ở châu Phi là
A. Xô-ma-li.
B. Ma-đa-gat-xca.
C. Đảo Likoma.
D. Gran Canaria.
Câu 5. Dân số châu Phi đứng thứ 2 thế giới sau châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Úc.
D. Châu Âu.
Câu 6. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?
A. Ven vịnh Ghi-nê.
B. Cực Bắc châu Phi.
C. Cực Nam châu Phi.
D. Ven Địa Trung Hải.
Câu 7. Các đô thị lớn ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Á, Đông Á và Đông Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á và Tây Nam Á.
C. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
D. Bắc Á, Trung Á và Đông Nam Á.
Câu 8. Phía tây phần đất liền có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?
A. Các đồng bằng rộng và nhiều núi trung bình.
B. Núi, sơn nguyên cao và hiểm trở; bồn địa lớn.
C. Chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa và động đất.
D. Vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng lớn.
Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?
A. Xích đạo.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt.
D. Hàn đới.
Câu 10. Ở châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu nào sau đây?
A. Chè, cà phê, cao su và điều.
B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè.
C. Cà phê, chè, điều và cọ dầu.
D. Cao su, ca cao, cà phê, tiêu.
Câu 11. Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
A. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
B. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan.
C. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
D. nhịp điệu hoạt động của sinh vật.
Câu 12. Ở các vùng hoang mạc của châu Phi dân cư phân bố thưa thớt do
A. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
B. nghèo tài nguyên khoáng sản.
C. chính sách dân cư của các nước.
D. xuất hiện các thiên tai tự nhiên.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang, mở ra thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lào là
A. Pha Ngừm.
B. Khún Bolom.
C. Giay-a-vác-man II.
D. Giay-a-vác-man VII.
Câu 2. So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?
A. Đất nước có nhiều đồi núi.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.
D. Không tiếp giáp với biển.
Câu 3. Thời kì Ăng-co, vương quốc Cam-pu-chia đã
A. bước vào thời kì phát triển rực rỡ nhất.
B. được hình thành và bước đầu phát triển.
C. lâm vào khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.
D. sụp đổ do sự xâm lược của quân Nguyên.
Câu 4. Quần thể kiến trúc nào được in trên quốc kì của Vương quốc Cam-pu-chia ngày nay?
A. Thạt Luổng.
B. Ăng-co Vát.
C. Chùa Vàng.
D. Đền Bô-rô-bu-đua.
Câu 5. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã
A. duy trì chức Tiết Độ sứ.
B. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
C. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đại La.
D. lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Câu 6. Nhân vật nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:
“Vua nào thuở bé chăn trâu,
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành,
Sứ quân dẹp loạn phân tranh,
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”
A. Ngô Quyền.
B. Lê Hoàn.
C. Lí Công Uẩn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-B |
2-A |
3-C |
4-B |
5-A |
6-A |
7-C |
8-B |
9-D |
10-B |
11-A |
12-A |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
Đặc điểm |
Hai môi trường nhiệt đới |
Hai môi trường sa mạc |
Khí hậu |
Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. |
Khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. |
Sinh vật |
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. - Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm,...). |
- Hệ thực, động vật nghèo nàn. - Động vật chủ yếu là rắn độc, kỳ đà và một số loài gặm nhấm. |
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-A |
2-D |
3-A |
4-B |
5-B |
6-D |
7-D |
8-D |
9-A |
10-C |
11-C |
12-C |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
- Hoàn thành bảng so sánh (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Thời Ngô |
Thời Đinh - Tiền Lê |
|
Kinh đô |
Cổ Loa (Hà Nội |
Hoa Lư (Ninh Bình) |
Triều đình trung ương |
Dưới vua là các quan văn, quan võ |
Dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng. |
Chính quyền địa phương |
Đất nước được chia thành các châu |
Đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã. |
- Nhận xét (0,5 điểm):
+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.
+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.
5. Đề số 5
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG- ĐỀ 05
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu 1. Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là
A. Nhà Minh. B. Nhà Thanh.
C. Nhà Nguyên. D. Nhà Tống.
Câu 2. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại
A. Nhà Hán. B. Nhà Đường.
C. Nhà Nguyên. D. Nhà Thanh.
Câu 3. Ấn Độ từ giữa thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX đã trải qua ba triều phong kiến với sự trị vì đang xen giữa người Ấn với các bộ tộc bên ngoài tạo nên nét văn hóa riêng biệt, có sự ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc, như vậy điểm nổi bật về kiến trúc của Ấn Độ là gì?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hinđu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. Tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
C. Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
D. Chịu ảnh hưởng kiến trúc của Trung Quốc.
Câu 4. Các công trình kiến trúc như: Đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
A. Tôn giáo. B. Văn học.
C. Văn hóa Trung Quốc. D. Văn hóa phương Tây.
Câu 5. Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì?
A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu
B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị
C. Nhà nước phong kiến phân quyền
D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương
Câu 6. Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
D. Địa chủ và nông nô
Câu 7. Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Trâu bò là động vật quý hiếm.
B. Trâu bò là động vật linh thiêng.
C. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
D. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
Câu 8. Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán
B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia thuộc nhà Đường.
C. Ngô Quyền thiết lập chính quyền một quốc gia độc lập của người Việt.
D. Chính quyền họ Khúc thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế.
II. TỰ LUẬN: (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau:
“Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.”
Từ đoạn tư liệu trên, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh – Tiền Lê?
Câu 2. (1,0 điểm)
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) là gì?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đới khí hậu cực và cận cực của Châu Âu phân bố ở khu vực
A. Đông Âu. |
B. Tây Âu. |
C. Bắc Âu. |
D. Nam Âu. |
Câu 2. Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của Châu Âu, tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi đang có xu hướng
A. tăng. |
B. giảm. |
C. tăng chậm. |
D. không thay đổi. |
Câu 3. Châu Á có số dân
A. đông nhất thế giới. |
B. đông thứ hai thế giới. |
C. đông thứ ba thế giới. |
D. đông thứ tư thế giới. |
Câu 4. Khu vực có mật độ dân số cao nhất ở Châu Á là
A. Đông Á. |
B. Đông Nam Á. |
C. Nam Á. |
D. Tây Nam Á. |
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
B |
A |
A |
A |
A |
C |
C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
1 (1,0) |
Sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh - Tiền Lê: |
0,5 0,5 |
2 (1,0) |
- Chủ động đem quân qua đất Tống, tiến công trước để tự vệ. |
0,25 |
- Chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. |
0,25 |
|
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến. |
0,25 |
|
- Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa. |
0,25 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM
1C 2B 3A 4C 5D 6D 7B
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
a. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu.
- Số dân chầu Âu năm 2020 là 747 triệu người, đứng thứ tư thế giới.
- Châu Âu có cơ cấu dân số già.
- Châu Âu có tình trạng mất cần bằng giới tính.
b. Dân số châu Âu đang già đi gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục.
- Sự thiếu hụt về lao động.
- Chi phí lớn về phúc lợi xã hội, y tế cho người già.
- Nguy cơ giảm dân số
Câu 2:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- Cây trồng, vật nuôi đa dạng, nhiều quả ngon,…
- Cây trồng xanh tốt quanh năm, trồng từ 2 đến 3 vụ.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Yên Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm