OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Linh

13/10/2021 175.21 KB 2102 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211013/305292069438_20211013_155048.pdf?r=7227
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Linh do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Tài liệu giới thiệu đến các em các đề thi giữa học kì 1. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em lớp 9 chuẩn bị thật tốt cho kì thi. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 9 CÓ ĐÁP ÁN

NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS ĐỨC LINH

1. Đề số 1

Câu 1: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B, C.

A. Khiêm nhường.

B. Dân chủ.

C. Trung thực.

D. Kỉ luật.

Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Câu 6: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Câu 8: Hành động: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.

B. Là điều kiện.

C. Là động lực.

D. Là tiền đề.

Câu 11: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Câu 12: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A,B, C.

Câu 14 : Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Câu 15: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 16: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Câu 17: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 18: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Câu 19: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 20: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A,B, C.

Câu 21: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Câu 22: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Câu 23: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Nụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Câu 24 : Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 25: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Câu 26: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 27: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Việt.

D. Tiếng Anh.

Câu 28: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 29: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Câu 30: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 31: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 32: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 33: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.

D. Cả A,B, C.

Câu 34 : Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

A. 28/7/1995.

B. 24/6/1995.

C. 28/7/1994.

D. 27/8/1994.

Câu 35: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.

C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.

D. Cả A,B, C.

Câu 36: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

A. 11/2/2006.

B. 11/1/2007.

C. 13/2/2007.

D. 2/11/2006.

Câu 37: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.

B. Giao lưu.

C. Đoàn kết.

D. Hợp tác.

Câu 38: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Câu 39: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

A. 61.

B. 62.

C. 63.

D. 64.

Câu 40: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A,B, C.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

21

D

2

D

22

D

3

D

23

A

4

B

24

B

5

A

25

A

6

D

26

A

7

D

27

D

8

C

28

A

9

D

29

D

10

A

30

C

11

A

31

C

12

D

32

D

13

D

33

D

14

B

34

A

15

A

35

A

16

A

36

B

17

D

37

D

18

B

38

A

19

D

39

C

20

D

40

D

2. Đề số 2 

Câu 1: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Câu 2: Biểu hiện của tự chủ là ?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A,B, C.

Câu 3: Biểu hiện không tự chủ là ?

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 6: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 8: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Câu 9: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Câu 11: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Câu 12: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A,B, C.

Câu 14 : Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Câu 15: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 16: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Câu 17: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 18: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Câu 19: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 20: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A,B, C.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

21

A

2

D

22

D

3

D

23

D

4

B

24

B

5

A

25

A

6

A

26

A

7

D

27

D

8

C

28

B

9

D

29

D

10

D

30

D

11

A

31

D

12

D

32

C

13

D

33

D

14

B

34

D

15

A

35

A

16

A

36

A

17

D

37

B

18

B

38

D

19

D

39

D

20

D

40

D

3. Đề số 3

Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ?

A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia.

B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai.

C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó.

D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch.

Câu 2. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. Một bên có lợi

B. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm phương hại đến lợi ích của nhau

C. Hai bên bằng nhau

D. Tự nghuyện chấp nhận thua thiệt.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển ?

A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài

B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẩu thuật cho bệnh nhân

C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm

D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.

Câu 4. Trong cuộc sống hàng ngày hợp tác thể hiện

A. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung.

C. Làm việc vì lợi ích cá nhân.

B. Việc ai người ấy làm.

D. Làm việc vì lợi ích tập thể.

Câu 5. Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc

A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

B. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp.

Câu 6. Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là.

A. Đối đầu xung đột.

B. Chiến tranh lạnh.

C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế.

D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.

Câu 7. Sự hợp tác giữa các nước sẽ mang lại những lợi ích gì?

A. Cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu

B. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển

C. Để đạt mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại

D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng

Câu 8. Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác?

A. Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

B. Không quan tâm gì đến tình hình trong nước và thế giới

C. Không tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với học sinh nước ngoài do nhà trường tổ chức

D. Không tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm

Câu 9. Việc làm nào sau đây không thể hiện tinh thần hợp tác của học sinh

A. Tích cực tham gia thảo luận nhóm

B. Xây dựng kế hoạch hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

C. Cùng nhau thực hiện hoạt động Tuyên truyền về Hòa bình

D. Không giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh khác trường

Câu 10. Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác

A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

B. Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn

D. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết

Câu 11. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

A. Là những giá trị tinh thần

B. Là lịch sử lâu dài của dân tộc

C. Là những giá trị vật chất

D. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc

Câu 12. Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào

B. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc

C. Là những giá trị bình thường

D. Là những giá trị vô cùng quý giá

Câu 13. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào?

A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân

B. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người

C. Là động lực cho sự phát triển của xã hội

D. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân

Câu 14. Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

A. Đoàn kết, nhân nghìa, tôn sư trọng đạo

B. Ích kỷ, lười biếng, bất hiếu

C. Hiếu học, cần cù, dũng cảm,

D. Hiếu thảo, hiếu học, yêu thương đùm bọc

Câu 15. Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chúng ta cần tự hào

B. Chúng ta cần giũ gìn phát huy

C. Chúng ta cần tiếp nối

D. Chúng ta cần tự hào giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 16. Việc làm nào sau đây thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Có thái độ chê bai, coi thường

B. Xấu hổ khi nói về làng nghề truyền thống

C. Tìm hiểu truyền thống trên quê hương mình

D. Có hành vi làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục

Câu 17. Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì?

A. Lên án ngăn chặn

B. Không quan tâm

C. Bỏ qua trước việc làm đó

D. Cùng tham gia

Câu 18. Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Bảo tồn các làn điệu dân ca

B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên

C. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình

D. Duy trì làng nghề

Câu 19. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Không được để truyền thống bị mai một lãng quyên

B. Không có truyền thống đất nước vẫn phát triển

C. Truyền thông không còn quan trọng trong thời đại mở cửa và hội nhập

D. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống

Câu 20. Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tham quan khu di tích lịch sử

B. Tham gia lễ hội truyền thống

C. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

D. Lười biếng trong lao động.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

21

D

2

B

22

D

3

B

23

D

4

A

24

B

5

C

25

A

6

C

26

A

7

D

27

D

8

A

28

C

9

A

29

D

10

A

30

D

11

D

31

A

12

C

32

D

13

D

33

D

14

B

34

B

15

D

35

A

16

C

36

A

17

A

37

D

18

D

38

B

19

A

39

D

20

D

40

D

4. Đề số 4

A. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu 1,2,3,4 em cho là đúng (mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Chí công vô tư là?

A. Giải quyết công việc theo lẽ phải.

B. Giải quyết công việc theo cảm tính.

C. Giải quyết công việc theo số đông.

D. Giải quyết công việc theo tình cảm

Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ?

A. Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.

D. Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.

Câu 3: Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật ?

a.Theo bạn xấu rủ rê trốn học.

b. Ngồi học không nói chuyện riêng.

c. Đi học muộn vì mải xem phim.

d. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?

a. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

c. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột

Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển?(1,0 điểm)

(chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia)

* Hợp tác là cùng ………(1)……….làm việc, giúp đỡ …… (2)………….lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì ………(3)……………chung.

*Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại ………(4)………….của người khác.

ĐÁP ÁN

A. Trắc nghiệm: (3,0 điểm )

Câu 1

a

Câu 2

d

Câu 3

b

Câu 4

c

Câu 5

Học sinh lần lượt điền đúng: chung sức; hỗ trợ; mục đích; lợi íchmỗi ý đạt 0,25đ (4 ý)

B. Tự luận:( 7,0 điểm )

Câu

Nội dung

Điểm

6

( 2,0 điểm)

* Con người cần tự chủ vì:

- Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

- Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.

* Cách rèn luyện tính tự chủ của HS:

- Suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa

- Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ.

- Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu.

1,0

1,0

7

(2,0 điểm)

*Cuộc chiến tranh chính nghĩa:

-Tiến hành đấu tranh chống xam lược

- Bảo vệ độc lập tự do

- Bảo vệ hoà bình

*Cuộc chiến tranh phi nghĩa:

- Gây chiến tranh giết người cướp của

- Xâm lược đất nước khác

- Phá hoại hoà bình…..

1,0

1,0

8

(3,0 điểm)

Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:

a, Đồng tình với các bạn trong lớp bầu bạn Hà dự đại hội học sinh ưu tú.

b, Em có thể phân tích cho cả lớp thấy ý kiến phản đối Hà là chưa vô tư trong nhận xét, đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư.

1,5

1,5

5. Đề số 5

I/ Phần trắc nghiệm. (5điểm)

Câu 1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo.

A. lẽ phải.

B. tình cảm.

C. số đông.

D. cảm tính.

Câu 2. Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946, Bác Hồ trả lời: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Câu nói trên thể hiệm phẩm chất đạo đức nào mà em đã học ở lớp 9?

a. Tự chủ

b. Dân chủ và kỉ luật.

c. Chí công vô tự

d. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 3. Câu ca dao:

“Dù ai nói ngã, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

Thể hiện đức tính gì của con người?

a. Chí công vô tư.

b. Dân chủ, kỉ luật

c. Tự chủ.

d. Hợp tác cùng phát triển.

Câu 4. Những câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?

a. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.

d. Ăn chắc mặc bền

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

a. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.

b. Không nói chuyện riêng trong giờ học.

c. Đi học muộn vì mải xem phim.

d. Không tuân theo kế hoạch của lớp

Câu 6: Hành vi nào sau đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

a. Trong giờ hoc, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

b. H hay nói tự do, nói leo khi Thầy Cô đang giảng bài.

c. T là lớp trưởng đã tự đề ra kế hoạch thu tiền cuả các bạn trong lớp để gây quỹ lớp.

d. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến.

Câu 7: Hành vì nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

a. Chiều theo ý kiến của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

c. Sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẩnr, xung đột.

Câu 8: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?

a. Hiện đại hóa các loại vũ khí hũy diệt.

b. Gây khiêu khích, chia rẽ giữa các quốc gia.

c. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa để hiểu biết lẫn nhau.

D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Câu 9: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là

a. quan hệ anh em với các nước láng giềng.

b. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

c. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

d. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.

Câu 10. Việc làm nào sau đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

a. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.

b. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ và chạy theo để xem.

c. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước do nhà trường tổ chức.

d. Chê bai phong tục tập quán của nước khác.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

A

B

A

C

C

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

D

C

D

C

C

C

B

D

II. Phần tự luận (5đ)

Câu 1 (2,5đ)

Chiến tranh thế giới (1đ)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) đã làm 10 triệu người chết và nhiều công trình bị phá hủy… 0,5đ

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã làm cho 60 triệu người chết và nhiều cơ sỡ hạ tầng nhiều nước bị tàn phá 0,5đ.

Mỹ gây chiến tranh Việt Nam:

- Hàng vạn gia đình có người thân bị hi sinh. 0,5đ

- Hàng trăm người bị di chứng của chiến tranh để lại như trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. 0,5đ

- Tai nạn, thương thương tích do bom mìn còn sót lại 0,5đ

Câu 2. (2,5đ)

a. Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn 0.5đ

- Vì Hòa và Dũng hợp tác như vậy sẽ không hiểu bài, không trung thực, vi phạm nội quy, quy chế thi. 0,5đ

- Nếu sau này đi thi gặp phải bài chưa giải thì sẽ không giải được. 0,25đ

b. - Trong trường hợp trên em sẽ khuyên Hòa và Dũng nên tự làm bài kiểm tra. 0,25đ

- Nên tự lập và trung thực trong kiểm tra. Có như vậy mới hiểu được bài, nắm vững được kiến thức đã học. 0,5đ

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Linh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF