OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Phạm Ngọc Thạch

18/03/2021 1.17 MB 209 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210318/783431536916_20210318_110502.pdf?r=5780
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 của trường THCS Phạm Ngọc Thạch có đáp án chi tiết năm 2021. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Y Phương là nhà thơ thuộc dân tộc nào?

A. Thái                    

B. Nùng

C. Tày                     

D. Dao

Câu 2: Dòng nào sau đây đúng với tác giả Y Phương?

A. Là tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

B. Là nhà thơ nguyện cống hiến hết sức mình cho cuộc đời.

C. Là nhà thơ thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

D. Là nhà thơ có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miền Nam thời chống Mĩ.

Câu 3: Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nói với con là gì?

A. Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi.

B. Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương.

C. Tiếp thêm sức manh về ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.

D.  Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 4: Ý nào sau đây đúng về giá trị nội dung của bài thơ Nói với con của Y Phương?

A. Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng.

B. Ca ngợi truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc mình

C. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Với bài thơ Sang thu, em thấy đóng góp mới của Hữu Thỉnh là gì?

A. Viết về thời điểm chớm thu và gắn thời tiết với đời người.

B. Viết về mùa thu chín.

C.  Viết về mùa thu lộng lẫy, sinh động, rực rỡ.

D. Ý A và B đúng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (4 điểm)

Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go.

Câu 2. (6 điểm)

Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ sau:

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm...

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go:

- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.

- Bé không phải đóng vai mây, sóng mà hoà nhập vào hẳn trong mây và sóng. Còn mẹ là vầng trăng, là bến bờ kì lạ. Bé chơi đùa vào vầng trăng, ôm mặt mẹ, nô đùa cùng mẹ.

⟶ Trò chơi thật tuyệt diệu, có sự kết hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử.

Câu 2. Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ:

- Tình thương yêu mẹ con, niềm hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng. Và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người nhỏ bé tạo ra.

---(Đáp án đầy đủ của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (5 điểm) Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn sau:

a. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển sách mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.

(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm)

b. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon như màu vàng của nắng mùa thu.

c. Tùy đấy, mày có tin nhà tao thì điểm chỉ vào, đem về cho chồng mày kí tên và xin chữ kí lí trưởng nhận thực tử tế rồi mang sang đây thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày không tin thì thôi. Đây tao không ép.

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Câu 2: (5 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 dòng, chủ đề: Lòng biết ơn là bông hoa đẹp nhất trong tâm hồn con người. Trong đoạn văn có sử dụng: câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Liên kết nội dung:

- Không có liên kết chủ đề. Chỉ có liên kết logic.

- Các 1,2 trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (Liên kết logic).

b. Liên kết hình thức:

- Phép lặp: Mày, tao (câu 2,3).

- Phép trái nghĩa: Tin - không tin.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3 điểm)

Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu.

a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao?

Câu 2: (2 điểm)

Đọc hai câu ca dao sau:

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó.

b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Câu 3: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3 điểm)

a. Chao ôi: Thành phần cảm thán biểu thị tình cảm tiếc nuối của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

b. Chả nhẽ: Thành phần tình thái biểu thị thái độ giả định, ước đoán của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2: (2 điểm)

a.  

- Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.

- Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.

b.  Hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

a. Giới thiệu nhà văn Kim Lân: “Một cõi lòng đi về với đất với người với thủy chung và thuần hậu”. Ông chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt ở làng quê và số phận của người nông dân. Tác phẩm tiêu biểu: Vợ nhặt, Làng.

b. Làng là tác phẩm có cốt truyện tâm lí không xây dựng các biến cố, các sự kiện bên ngoài mà chú trọng tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến. Từ đó làm nổi bật tình cảm của nhân vật và chủ đề của tác phẩm.

c. Tình cảm gắn bó với làng của ông Hai: chuyển biến tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc :

-  Khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai như điếng người đi, tưởng như không thở được nữa: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”...

⟶ Cảm giác bàng hoàng, hẫng hụt, sững sờ.

- Vốn yêu làng và tự hào về làng nên khi nghe cái tin khủng khiếp ấy, ông Hai như rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, khủng khoảng: “cúi gầm mặt xuống mà đi” vì thấy nhục nhã, xấu hổ...

⟶ Cảm giác chới với, lạc lõngế

- Ông tủi thân “nước mắt cứ giàn ra”, căm giận làng tại sao phản bội, đầu hàng giặc. Ông cố kiềm nén sự đau đớn, trở nên cáu gắt, trút sự bực dọc lên bà Hai.

- Suốt mấy ngày liền, ông không ngủ được, trằn trọc thở dài, lo lắng đến nhủn ra, nín thở khi nghe loáng thoáng tiếng cười nói xa xa.

⟶ Ông rơi vào tuyệt vọng.

d. Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Trong giây phút tuyệt vọng, trong ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...”

- Ông quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Nỗi uất hận tăng lên mãi, sự vật vã, khắc khoải, day dứt.

- Khi nghe tin cải chính: làng chợ Dầu không theo Tây, ông rất vui mừng. Thậm chí còn rất vui mừng khi nghe tin nhà mình bị đốt, vì điều đó chứng tỏ làng ông không theo Việt gian.

+ Tâm trạng: rạng rỡ, nhẹ nhõm, vui sướng, thể hiện qua ngoại hình (áo quần, vẻ mặt).

+ Niềm vui trào dâng mãnh liệt (qua lời thoại) như người chết sống lại.

+ “Lật đật, bô bô” loan tin cho mọi người biết tin làng chợ Dầu không theo Việt gian.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Phạm Ngọc Thạch. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF