OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Văn Linh có đáp án

06/04/2021 1.18 MB 305 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210406/62006194280_20210406_174844.pdf?r=8044
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Văn Linh có đáp án giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi?

b. Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?

c. Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

 

Câu 2

a. Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú.

b. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

 

Câu 3. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ

 

Câu 4

a. Người nam có nhóm máu O, người nữ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người nam mà không làm ngưng kết máu của người nữ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

 

Câu 5.

Một người bình thường, hô hấp thường 16 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 500 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 800 ml/phút.

 a. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.

  b. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Vì tim co dãn theo chu kỳ.

Mỗi chu kỳ gồm 3 pha (0,8 giây):

Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây;

pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây;

pha dãn chung mất 0,4 giây.

Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.

b. Máu chảy trong mạch không bao giờ đông là do:

- Thành mạch và màng các TB máu trơn

- Môi trường máu là môi trường lỏng → Tiểu cầu không bị vỡ → máu không đông

c. - Khi hầm xương bò, lợn,… chất cốt giao bị phân hủy vì vậy nước hầm xương sách và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.

- Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng

+ Thành phần hữu cơ (cốt giao) đảm bảo tính mềm dẻo đàn hồi của xương

+ Thành phần chất khoáng (chủ yếu là canxi) làm cho xương bền chắc

Sự kết hợp của hai thành phần cốt giao và chất khoáng làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo giúp xương thực hiện tốt chức năng nâng đỡ và vận động cơ thể.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra như thế nào?

b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

 

Câu 2: Tại sao những người làm việc ở những nơi có nhiều khí cacbonoxit ( khí CO) lại bị ngộ độc.

 

Câu 3: Sự khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật?

 

Câu 4:

Một người bình thường, hô hấp thường 18 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 400 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 600 ml/phút.

 a) Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.

 b) Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

 

Câu 5.

Nêu cấu tạo và chức năng của các dây thần kinh tủy? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Giải thích.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.

b) Mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá:

- Đồng hoá và dị hoá là hai quá tình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau:

Đồng hoá

Dị hoá

- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.

- Quá trình đồng hoá đòi hỏi cung cấp năng lượng (phải tiêu hao năng lượng), năng lượng này lấy từ NL mặt trời hoặc NL lấy từ quá trình dị hoá.

* Vật chất được tổng hợp nên có tích luỹ năng lượng ở dạng thế năng.

- Không có QT đồng hoá thì không có vật chất để sử dụng trong dị hoá.

- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của đã tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

 

- Không có QT dị hoá thì không có năng lượng cung cấp cho QT đồng hoá và các hoạt động sống của tế bào.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

         Miễn dịch nhân tạo là gì? Hãy nêu từng loại miễn dịch nhân tạo. Tại sao con người không miễn dịch được với vi rút HIV. Hãy nêu cách phòng chống HIV.

 

Câu 2. Giải thích hai cấp độ của quá trình trao đổi chất và qua đó nêu mối quan hệ của chúng.

 

Câu 3.

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

         a. Số lần mạch đập trong một phút?

         b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

         c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

 

   Câu 4.

Nêu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

 

   Câu 5.

Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Miễn dịch nhân tạo là con người có thể gây cho cơ thể có khả năng miễn dịch (không bị mắc một bệnh nào đó) bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.

- Có hai loại miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch chủ động: tiêm vào cơ thể những vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi hoặc một số chất độc của vi khuẩn đó tiết ra. Cơ thể con người khi được tiêm vào sẽ tạo ra một kháng thể có khả năng kháng độc dự trữ, khi có loại vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị tiêu diệt.

+ Miễn dịch thụ động: Là con người tạo ra những chất kháng thể các loại bệnh để tiêm vào cơ thể người. Chất kháng thể này được lấy từ huyết thanh của những con vật (ngựa, thỏ, chuột, …) được gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu vào các con vật để tạo ra chất kháng lại bệnh này.

- Đến nay vi rút HIV chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy cơ thể không tạo ra chất đề kháng để tiêu diệt loại vi rút này. (HIV tấn công ngay vào bạch cầu Limpo T gây rối loạn chức năng miễn dịch của bạch cầu này)

- Cách phòng chống HIV: (GV trình bày 3 con đường: qua tiêm trích, qua tình dục, qua truyền máu – mẹ sang con).


----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non? Khác biệt cơ bản giữa tiêu hóa ở dạ dày và ruột non là gì?

 

Câu 2

Trình bày cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện theo quan điểm Paplôp ?  Trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để hình thành một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn ?

 

Câu 3. Trình bày vai trò của các tế bào bạch cầu trong quá trình bảo vệ cơ thể ?

 

   Câu 4.

    Hoocmôn tuyến tụy có vai trò gì? Từ hiểu biết trên hãy trình bày nguyên nhân, biểu hiện và  hậu quả của bệnh tiểu đường?

 

    Câu 5. Máu có chức năng gì? Trình bày cơ chế cầm máu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.Giống nhau:

  • Biến đổi lý học có các hoạt động giống nhau: Co bóp nhờ các lớp cơ, tiết enzim có tác dụng để đảo trộn thức ăn thấm enzim, hòa loãng thức ăn.
  • Biến đổi hóa học với sự tham gia của các enzim tiêu hóa phân cắt thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn.
  • b.Khác nhau:

Điểm so sánh

Tiêu hóa dạ dày

Tiêu hóa ở ruột non

Biến đổi lý học

- Hoạt động:      

- Kết quả:

 

 

Mạnh nhờ có 3 lớp dày

Thức ăn được co bóp mạnh nên nhỏ 

 

Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ mỏng

Không có tác dụng làm nhỏ thức ăn

Biến đổi hóa học

-Hoạt động:

 

-Kết quả:

 

Chỉ có emzim pepsin phân cắt protein và enzim amilaza nước bọt hoạt động trong giai đoạn đầu phân cắt tinh bột

Chỉ có protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn 3-10axit amin và một phần tinh bột thành đường đôi trong giai đoạn đầu. Các sản phẩm này chưa có khả năng hấp thụ

 

Có đầy đủ các loại enzim phân cắt các loại thức ăn

Tất cả các loại thức ăn đều được phân cắt thành các phân tử chất dinh dưỡng. Các sản phẩm này có khả năng hấp thụ

c. Điểm khác nhau cơ bản:  Tiêu hóa ở ở dạ dày chủ yếu là biến đổi lý học còn tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi hóa học

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF