OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hà Lâm

26/03/2021 1.59 MB 995 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210326/32731922541_20210326_172153.pdf?r=1252
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hà Lâm có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 

 
 

TRƯỜNG THCS HÀ LÂM

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu I: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy cho biết tên của hình ảnh trên? Hoàn thành chú thích từ 1 – 11.

2. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

3. Trong trường hợp tim đập nhanh và mạnh sẽ làm tăng huyết áp còn khi tim đập chậm và yếu sẽ làm giảm huyết áp?

 

Câu II: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích?

  1. Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút làm tăng hiệu quả hô hấp.
  2. Người bị sốt rét có lượng hồng cầu tăng cao.
  3. Bệnh bướu cổ là do tuyến tụy không tiết được hoocmon Tiroxin.
  4. Nếu một người bị cắt bỏ túi mật thì việc tiêu hóa lipit bị ảnh hưởng.

 

Câu III:

1. Men Đen đã phát hiện ra quy luật phân li bằng cách nào? Phát biểu quy luật phân li của Men Đen?

2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).

 

Câu IV:

1. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị

thay đổi không? Giải thích.

2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này  nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các  kiểu gen có thể có của tế bào đó.

3. Ở một loài trong tế bào sinh dưỡng bộ NST 2n = 14. Một hợp tử của loài đó tiến hành nguyên phân phát triển thành phôi khi đang ở lần nguyên phân thứ 3 do tác động của coxisin gây ra sự không phân li của tất cả các NST ở tế bào. Các tế bào khác phân chia bình thường. Tất cả các tế bào con sau khi tạo thành lại tiếp tục nguyên phân 2 lần liên tiếp để tạo phôi. Xác định tỉ lệ % số tế bào bị đột biến có trong phôi khi tạo thành? Tính số NST trong tất cả các tế bào sau khi kết thúc quá trình nguyên phân nói trên?

 

Câu V:

1. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66x108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? 

2. Ở người, bệnh bạch tạng là do gen lặn trên NST thường quy định. A: Da bình thường, a: Da bạch tạng. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, sinh ra người con đầu tiên mắc bệnh bạch tạng. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa thứ 2, xác suất sinh ra đứa con này bình thường là bao nhiêu?

3. Hãy điền thông tin vào bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh

Tổng hợp ADN

Tổng hợp aa

Vị trí xảy ra

 

 

Khuôn mẫu tổng hợp

 

 

Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung

 

 

 

 

Câu VI: Cho bảng tư liệu sau:

Tuổi của các bà mẹ

Tỉ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao

20 – 24

2 – 4

25 – 29

4 – 8

30 – 34

11 – 13

35 – 39

33 – 42

40 và cao hơn

80 – 188

 
  1. Quan sát bảng trên, cho biết phản ánh điều gì? Nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
  2. Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
  3. Như ta đã biết những người mắc bệnh Đao đều không có con, tuy nhiên lại nói bệnh là bệnh di truyền? Cách nói như vậy có đúng không? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích?

 

Câu VII: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng:

Cột A

Cột B

1. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

a. Quan hệ cạnh tranh

2. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu

b. Quan hệ cộng sinh

3. Nấm sống bám trên da người

c. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh

4. Các loài cây thân gỗ trong rừng cùng vươn lên để nhận ánh sáng

d. Quan hệ hội sinh

 

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Đáp án

I

1. – Tên hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo trong của tim

- Chú thích:

1. tĩnh mạch chủ trên

2. tâm nhĩ phải

3. van động mạch chủ

4. van nhĩ - thất

5. tĩnh mạch chủ dưới

6. động mạch chủ ; 7. động mạch phổi ; 8. tĩnh mạch phổi

 9. tâm nhĩ trái ; 10. tâm thất trái ; 11. vách liên thất.
2. Giải thích: Tim người hoạt động suốt đời liên tục mà không mệt mỏi vì:

- Tim co bóp nhịp nhàng theo 1 chu kì gồm 3 pha: 2 tâm nhĩ co 0,1s rồi 2 tâm nhĩ dãn 0,7s; 2 tâm thất co 0,3s rồi nghỉ 0,5s => Thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo đủ thời gian để các cơ tim phục hồi để có thể hoạt động liên tục.

- Lượng máu nuôi tim lớn = 1/10 lượng máu nuôi cơ thể.

3. – Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.

- Khi tim đạp nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực mạnh lên động mạch làm huyết áp tăng.

- Ngược lại, khi tim đạp chậm, yếu thì làm lượng máu bơm lên động mạch ít, gây ra áp lực yếu lên động mạch làm huyết áp giảm.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a) Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể?

b)  Thực chất của quá trình thụ tinh là gì?

c) Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền?

Câu 2: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

Câu 3: Ở một loài thực vật có 2n = 20, người ta thấy trong 1 tế bào có 19 NST bình thường và 1 NST có tâm động có vị trí khác thường so với các NST còn lại. Hãy cho biết NST có tâm động vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào?

Câu 4:

  1. AND có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
  2. Thể đột biến là gì? Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì từ đột biến có thể chuyển thành thể đột biến?

Câu 5: Xét trường hợp 1 gen có 2 alen A và a, trong đó alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro. Alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hidro lớn hơn gen A là 1 liên kết. Cặp Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Vậy môi trường nội bào cần cung cấp số Nu từng loại là bao nhiêu?

Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai gà 2n = 78. Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 19812 NST nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 3,125%. Hãy cho biết:

  1. Tìm số đợt nguyên phân của tế bào trên?
  2. Tìm số hợp tử tạo thành?
  3. Tính số lượng tế bào sinh tinh cần cung cấp cho quá trình thụ tinh nói trên?

Câu 7: Cho lai cà chua quả vàng, cao với cà chua thấp, đỏ. Thu được F1 đồng loạt cà chua cao, đỏ. Tiến hành cho F1 tự thụ phấn thu được F2:

                             918 cao, đỏ

                             305 cao, vàng

                             320 thấp, đỏ

                            100 thấp, vàng

      a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?

      b) Tìm kiểu gen, kiểu hình P để ngay F1 thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?

Câu 8:

  1. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
  2. Cho 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen AA và aa lai với nhau thu được thế hệ lai F1 có cá thể mang kiểu gen AAA và cá thể mang kiểu gen OA. Biết rằng cá thể có kiểu gen AAA có hàm lượng ADN tăng 1,5 lần còn cá thể mang kiểu gen OA có số lượng NST giảm đi một chiếc. Trình bày cơ chế phát sinh thể OA? Nêu các biểu hiện của hai thể đột biến trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

a) Ý nghĩa nguyên phân:

- Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ.

- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, cơ thể, thay thế tế bào già, tế bào bị tổn thương.

b) Thực chất của thụ tinh:Là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.

c) Cần ARN trung gian vì:

- Đối với sinh vật  nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung gian.

- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di truyền.

- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu I:

  1. Hãy giải thích: Nơron là các tế đã được biệt hóa cao độ, mất khả năng phân chia nhưng có thể hoạt động trong suốt cuộc đời một con người?
  2. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g. Hoocmon tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có i-ốt, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
    1. Dựa vào phần kiến thức trên, em hãy cho biết nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta mà thiếu i-ốt thì sẽ gây hậu quả gì? Tại sao?
    2. Do những loại hoocmon nào mà uyến giáp có thể tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu?

 

Câu II:

  1. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?
  2. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con mình các tính trạng đã hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Giải thích?
  3. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? 

 

Câu III: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720NST đơn, các tế bào này thực hiện nguyên phân liến tiếp một số lần bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giảm phân các cá thể tạo hợp tử với số NST đơn 4608 lúc chưa nhân đôi.

  1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? Tên loài là gì? Vì sao?
  2. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực, số tế bào sinh tinh trùng?

 

Câu IV:

  1. Ruồi giấm 2n = 8 có khoảng 2,83x108 cặp Nu. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử AND?
  2. Gen B có chiều dài 2040A0, trên mạch 1 có 150A và 103T. Một đột biến gen dạng thay thế một cặp Nu xảy ra làm gen B thành gen b. Gen b có 1546 liên kết Hiđrô. Cặp Bb tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con nhân đôi lần thứ 2. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nucleotit từng loại là bao nhiêu?

 

Câu V: Trên một cánh đồng có các loài sinh vật sau: thỏ, rắn, sâu ăn lá, chim ăn sâu, diều hâu, nai, vi khuẩn. Cá thể thỏ sống trong môi trường đó chịu tác động nào?

 

Câu VI: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo từng mối quan hệ cùng và khác loài:

  1. Cua và hải quỳ
  2. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu
  3. Nấm sống bám trên da người
  4. Địa y sống bám trên thân cây gỗ
  5. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau
  6. Cá mập con khi mới sinh ra sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn
  7. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm,…
  8. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn

 

Câu VII: Hội chứng Đao là do thừa một NST số 21 (3 NST số 21) trong tế bào. Người mắc bệnh này thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra,……Khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu, còn lại có thể sống tới tuổi trưởng thành. Vậy em hãy giải thích tại sao đa số người mắc hội chứng Đao có thể sống tới tuổi trưởng thành?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

I

1. Giải thích: Vì noron tuy không thể phân chia nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương => Dây thần kinh bị đứt được nối lại => Hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương sẽ được phục hồi.

2.

a) Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến => Gây bệnh bướu cổ.

b) Nhờ tuyến giáp có hoocmon canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp nên tham gia vào quá trình điều hòa canxi và phôtpho trong máu.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu I:

  1. Trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Đặc biệt, ông đã chọn các cặp tính trạng tương phản trên cây đậu Hà Lan khi thí nghiệm. Từ đó, bằng phương pháp độc đáo của mình, MenĐen đã rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.
    1. Dựa vào phần thông tin trên, em hãy giải thích Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
    2. Hãy trình bày nội dung phương pháp độc đáo của MenĐen khi phân tích kết quả thí nghiệm lai của mình?
  2. Ngoài cây đậu Hà Lan, những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?
  3. Vì sao mỗi NST chứa 1 phân tử AND rất dài lại có thể xếp gọn được trong nhân có kích thước nhỏ?

 

Câu II:

  1. Ở vận động viên lúc nghỉ ngơi nhịp tim là 40 – 60 nhịp/phút, còn người bình thường là 75 nhịp/phút. Hãy giải thích sự khác nhau đó?
  2. Quan sát hình ảnh dưới đây và điền vào bảng so sánh sau:

Chỉ tiêu so sánh

Sự hình thành giao tử đực

Sự hình thành giao tử cái

Số lần giảm phân

 

 

Số lần nguyên phân

 

 

Bộ NST của Đại bào tử

 

 

Bộ NST của Tiểu bào tử

 

 

Kết quả (Số giao tử được tạo thành từ một tế bào ban đầu)

 

 

 

Câu III:

  1. Có ý kiến cho rằng: “Những người bị bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng máu cung cấp vào cơ thể”. Bằng kiến thức của mình, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Hãy giải thích vì sao?
  2. Trong cơ thể nam giới, số lượng tinh trùng được sản sinh ra là rất lớn, nhưng trong quá trình thụ tinh lại chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận? Hãy giải thích hiện tương trên?
  3. Một người ở đồng bằng lên sống ở vùng núi cao một thời gian, không khí vùng đó nghèo Oxi. Hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra nhưng thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và máu?

 

Câu IV:

  1. Cho những ví dụ sau: Chỉ ra trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến:
  1. Người có bàn tay 6 ngón
  2. Thỏ Himalaya ở 350C có bộ lông trắng, toàn bộ nuôi ở 50C bộ lông toàn đen, nuôi ở 20 – 300C thì thân trắng, mũi, tai, chân, đuôi đen
  3. Lợn có đầu và chân sau dị dạng
  4. Bò có 6 chân
  5. Gấu Bắc Cực có bộ lông dày, trắng, mùa hè lông thưa, mọc đậm
  1. Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân. Trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào II ở tế bào chứa gen a, giảm phân I bình thường các tế bào khác giảm phân bình thường.
    1. Xác định: Trong tổng số giao tử bình thường, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao nhiêu?
    2. Trong tổng số giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?

 

Câu V: Xét gen B có tỉ lệ \(\frac{A}{G} = \frac{1}{2}\) đã đột biến thành gen b. Gen b ngắn hơn gen B là 3,4A0 nhưng số liên kết Hidro của hai gen vẫn bằng nhau. Khi cặp Bb tự nhân đôi 2 lần môi trường nội bào đã 3594 nu các loại. Hãy cho biết:

  1. Đột biến đã diễn ra như thế nào? (Cho rằng tác nhân gây đột biến không quá 3 cặp nu)
  2. Tính số nu mỗi loài của gen?

 

Câu VI:

  1. Trong một ao nuôi cá, sinh vật sản xuất duy nhất trong ao là tảo lục. Giáp xác và ca mè trắng sử dụng trực tiếp tảo lục làm thức ăn. Cá mè hoa, cá mương, cá thòng đong, cá măng sử dụng thức ăn là giáp xác. Cá quả chuyên ăn cá mương, cá thòng đong, cá măng. Cá mè trắng và cá mè hoa là sản phẩm chính tạo nên hiệu quả kinh tế cho ao nuôi. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong ao nuôi? Theo em nên sử dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất để nâng cao tổng sản lượng sản phẩm trong ao nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao?
  2. Hãy trình bày chức năng của thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh?

 

Câu VII: Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X không có alen tương ứng trên Y, alen trội tương ứng quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình thường và không biểu hiện bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con bị hội chứng Tớc nơ và bị bệnh máu khó đông.

1. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này, nêu cơ chế hình thành NST giới tính và bệnh máu khó đông của đứa con.

2. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông thì cơ chế hình thành như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

I

1.

a) Vì:

+ Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được.

+ Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.

b)

+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều cặp tính trạng.

+ Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản của sinh vật.

2. Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác

- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định. ở nhiều loài khác nhau Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật.

3. + Vì NST được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hang chục ngàn lần cho nên nó có thể xếp gọn trong nhân tế bào.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (3,0 điểm):

a. Trình bày các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.

b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lởp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trởn đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trởn đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trởn đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:

- Hiện tượng trên được gọi là gì?

- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?

- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?

Câu 2. (3,0 điểm):

a. Huyết áp là gì? Hãy giải thích vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vởn chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim.

b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

Câu 3. (2,0 điểm):

Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

b. Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililít (ml). Hãy tính:

- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.

- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.

Câu 4. (3,0 điểm):

a. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → đường mantôzơ  → đường glucôzơ.

Hãy cho biết:

- Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phởn nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?

- Chặng (2) được thực hiện ở bộ phởn nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim  trong những dịch tiêu hoá nào?

b. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả.

Câu 5. (1,5 điểm):

Nêu những thói quen sống khoa học có tác dụng bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại.

Câu 6. (2,0 điểm):

Giải thích những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể.

Câu 7. (4,0 điểm):

a. Khi đi ngoài trời nắng mà không đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. Hiện tượng này thuộc loại phản xạ nào? Nêu các tính chất của loại phản xạ này.

b. Phân biệt tởt cởn thị với tởt viễn thị về khái niệm, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục.

Câu 8. (1,5 điểm):

Hoocmôn có những tính chất gì? Nêu tác dụng chính của kích tố nang trứng và kích tố thể vàng đối với nam và nữ.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

 

a. Trình bày các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.

b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lởp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trởn đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trởn đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trởn đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:

- Hiện tượng trên được gọi là gì?

- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?

- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?

a

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)

- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi.

b

- Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”.

- Nguyên nhân:

+ Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic; mất nước, muối và các chất điện giải → mỏi cơ.

+ Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột.

- Cách xử lí:

+ Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút.

+ Chườm lạnh lên vùng cơ đau.

+ Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi.

+ Uống bù nước có chứa muối.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hà Lâm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF