OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi giữa HKII môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Quyền

23/03/2021 1.02 MB 154 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210323/307569758915_20210323_135303.pdf?r=4513
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 Đề thi giữa HKII môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Quyền. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm và tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Sinh Học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể ?

A. Mật độ

B. Tỉ lệ đực/cái

C. Thành phần mhóm tuổi

D. Độ đa dạng

2. Các cá thể trong quần thể động vật cạnh tranh  với nhau những gì ?

A. Thức ăn

B. Chỗ ở

C. Tranh giành con cái giữa các con đực  với nhau

D. Cả A, B và C

3. Hình thức cạnh tranh (đấu tranh) cùng loài là

A. tự tỉa thưa ở thực vật.

B. các con vật trong đàn ăn thịt lẫn nhau,

C. hổ ăn cáo.

D. có dại lấn át cây trồng.

4. Quần thể duy trì được trạng thái cân bằng là nhờ

A. nguồn thức ăn ổn định.

B. sự cạnh tranh cùng loài,

C. sự tác động qua lại giữa quần thê và ngoại cảnh.

D. mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và ti lệ tử vong.

5. Độ đa dạng của một quần xã đươc thể hiên ờ

A. số lượng cá thể nhiều.

B. có nhiều nhóm tuổi khác nhau,

C. có số lượng loài phong phú.

D. có nhiều tầng phân bố.

Câu 2 (1,5 điểm) Ghép nội dung ờ cột 1  với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3.

Nhóm tuổi (1)

Ý nghĩa sinh sản (2)

Kết quả (3)

1. Nhóm tuổi trước sinh sản

A. Tăng khối lượng và kích thước của quần thể

1-

2. Nhóm tuổi sau sinh sản

B. Khả năng sinh sản cùa các cá thể quyết định mức sinh sản cua quần thể

2-

3. Nhóm tuổi sinh sản

C. Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hường tởi sự phát triển của quần thê

3-

Câu 3 (1 điểm) Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :

Dấu hiệu đặc trưng quan trọng nhất của quần thể sinh vật là……(1)……

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái có số lượng cá thể ổn định. Trạng thái này được điều hoà do sự thống nhất tương quan giữa 2 quá trình :…….(2)………

A. sinh trưởng và phát triển

B.  sản và tử vong

C. mật độ

D. thành phần nhóm tuổi

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Chuỗi thức ăn và lưởi thức ăn khác nhau như thế nào ?

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Cho các chuỗi thức ăn như sau :

Cỏ → Thỏ →Mèo → Vi sinh vật

Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật

 Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật

2. Hãy vẽ sơ đồ lưởi thức ăn.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1:

1

2

3

4

5

D

D

A

B

C

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Đặc trưng nào quy định tốc độ phát triển của quần thể ?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Sự sinh sản và sự tử vong,

C. Thành phần nhóm tuổi.

D. Mật độ

2. Thành phần không sống của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây ?

A. Các chất vô cơ : nưởc, khí cacbônic, khí ôxi

B. Các chất mùn bã

C. Các nhân tô khí hậu như : nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

D. Cả A, B và C

3. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã ?

A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo

B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ

C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào

D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè

4. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những điều kiện của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp  với khả năng của môi trường. Hiện tượng này được gọi là gì?

A. Sự bất biến của quần xã

B. Sự phát triển của quần xã

C. Sự giảm sút của quần xã

D. Sự cân bằng sinh học trong quần xã

5. Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của quần xã ?

A. Tỉ lệ giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi

C. Kinh tế - xã hội

D. Số lượng các loài trong quần xã

Câu 2 (1 điểm)

Chọn cụm từ phù hợp trong số những cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :

Khi một quần xã bao gồm nhiều loài sinh vật khác nhau thì quần xã này có…..(1)…..còn khi quần xã chỉ có một số ít loài nó có…..(2)……

A. độ đa dạng cao

B. độ đa dạng thấp

C. độ đa dạng nhiều

Câu 3 (1,5 điểm) Ghép nội dung ở cột 1  với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột 3.

Cột 1

Cột 2

Quần thể

Quần xã

Hệ sinh thái

Tập hợp các sinh vật khác loài sinh sống trong cùng khu vực, có mối quan hệ sinh thái

Gồm quần xã và môi trường sống của chúng

Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định

 

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái khác nhau như thế nào ?

Câu 2 (2 điểm) Cho các tập hợp sinh vật sau đây :

A. Các con khỉ sống trong vườn bách thú

B. Đàn voi sống ở trong rừng ở huyện Tánh Ninh tỉnh Ninh Thuận

C. Các con cá nuôi ở ao

D. Các con chim sống trong rừng nhiệt đới.

Trong các tập hợp trên tập hợp nào là quần thể ? Vì sao ?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1:

1

2

3

4

5

B

D

A

D

D

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là

A. do dân số tăng nhanh nên làm tăng nạn phá rừng.

B. do sự săn bắn động vật bừa bãi.

C. do nhu cầu của con người ngày càng tăng.

D. do sự thay đối của điều kiện khí hậu.

2. Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ?

A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên.

B. Việc sử dụng lửa nấu nưởng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bán đã gây rừng, tác hại xấu đến môi trường,

C. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn.

D. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó.

3. Những dấu hiệu của ô nhiễm môi trường là gì ?

A. Thành phần không khí, đất và nưởc thay đổi theo hưởng có hại

B. Sự gia tăng tiếng ồn

C. Sự gia tăng các chất bụi trong không khí

D. Cả A, B và C

4. Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững ?

A. Bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên

B. Khai thác, sử dụng và phục hồi tài nguyên thiên nhiên

C. Không tác động vào môi trường

D. Cả A, B và C

5. Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây ?

A. Phát triển dân số một cách hợp lí

B. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm ; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao

D. Cả A, B và C

Câu 2 (2,5 điểm) Chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp.

Một trong những tác động lởn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu.

Nền công nghiệp phát triển chỉ làm suy thoái môi trường.

Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các hoạt động của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa...

Việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động tốt đến hệ sinh thái.

 

 

 

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Ô nhiễm môi trường có tác hại là như thế nào đối  với sức khoẻ con người ?

Câu 2 (2,5 điểm)

Hãy trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

1

2

3

4

5

A

B

D

B

D

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây ?

A. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp

B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp

C. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ

D. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp

2. Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người tác động mạnh tới môi trường bằng hoạt động nào ?

A. Dùng lửa để nấu nưởng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn tới việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi D. nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiểu vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

3. Hoạt động đốt rừng lấy đất trồng trọt của con người đã tác động có hại tới thiên nhiên như thế nào ?

A. Làm mất đi nhiều loài động vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật

B. Làm mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn và thoái hoá đất, gây hạn

C. Gây ô nhiễm môi trường, gây cháy rừng

D. Cả A, B và C

4. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

A. bảo vệ các loài sinh vật.

B. xây dựng các vườn quốc gia.

C. bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

D. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

5. Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào sau đây ?

A. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt

B. Duy trì được cân bằng sinh thái

C. Khai thác, sử dụng và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên

D. Cả A, B và C

6. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?

A. Trồng nhiều cây xanh

B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải

C. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật

D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường

Câu 2 (2 điểm)

Chọn câu đúng và sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

  1. Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền.
  2. Một nguyên nhân bị nhiễm sán là do ăn gỏi cá có trứng sán.
  3. Để hạn chế ô nhiễm không khí người ta đã tiến hành không sử dụng các phương tiện giao thông, giảm xây dựng các nhà máy
  4. Để hạn chế ô nhiễm nguồn nưởc, cần xử lí nưởc thải sinh hoạt và công nghiệp

 

 

 

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng dẫn tới hậu quả gì ?

Câu 2 (2,5 điểm)

Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

1

2

3

4

5

6

A

B

D

C

C

D

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi giữa HKII môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF