OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Vân Hồ

13/10/2021 1.19 MB 838 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211013/205275507127_20211013_153634.pdf?r=1081
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Vân Hồ sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

TRƯỜNG THCS VÂN HỒ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (7đ)

Cho đoạn văn sau:

“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ)

Câu 2: Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ)

Câu 3: Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ)

Câu 4: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày. (4đ)

Phần II (3đ)

Trong một bài thơ có đoạn:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ)

Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I (7đ)

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25đ)

- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0,25đ)

- Tác giả: Nguyễn Dữ (0,25đ)

- Viết bằng chữ Hán (0,25đ)

Câu 2:

- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0,5đ)

- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0,5đ)

Câu 3:

- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niểm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0,5đ)

- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0,5đ)

Câu 4:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá 2 câu. (0,5đ)

- Nội dung (3,5đ)

+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).

+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…

+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.

+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).

+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I (4 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.

Câu 3: Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

Phần II (6 điểm)

Cho câu thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà.

Câu 1: Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?

Câu 3: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc”.

Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I (4 điểm):

Câu 1: (1 điểm)

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. (0,5đ)

- Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). (0,5đ)

Câu 2: (1 điểm)

- Lời nói của nhà vua “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. (0,5đ)

- Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

(Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư)

Câu 3: Viết đoạn văn (2điểm)

* Về hình thức (0,5 điểm):

- Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.

- Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi

* Về nội dung (1,5 điểm):

Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau.

Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo:

- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…

- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (2 điểm):

Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm

Câu 1: Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc về phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng;                                  

B. Phương châm về chất;

C. Phương châm quan hệ;                                    

D. Phương châm cách thức.

Câu 2: Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?

A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ;

B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao;

C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa họ;

D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Câu 3: Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?

A. Truyện Lục Vân Tiên;

B. Truyện Kiều;

C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh;

D. Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 4: Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây?

A. Truyện thơ;                              

B. Tiểu thuyết chương hồi;

C. Truyện ngắn;                            

D. Tiểu thuyết lịch sử.

II. Tự luận (8 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Ngữ văn 9 –tập 1)

Câu 2 (6 điểm): Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

1. A

2. B

3. B

4. A

II. Tự luận (8 điểm):

Câu 1:

* Đảm bảo các ý sau:

- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người.

- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.

- Thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm: Thúy Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.

 Câu 2:

* Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh xác định đúng thể loại tự sự, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ 3 phần MB, TB, KB.

- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không sai lỗi chính tả.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu tình huống cuộc gặp gỡ.

2. Thân bài:

- Chuyện về một giấc mơ - đó là những việc trong tưởng tượng. Trong đó có thể có những điều kì diệu, cách xa về không gian, vượt qua thời gian thực để trở về quá khứ hay hướng tới tương lai....

- Tuy nhiên câu chuyện trong mơ đó có thể được kể theo diễn biến các sự việc xảy ra và ý nghĩa của những sự việc đó đối với bản thân:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu, lúc nào?

- Người thân lâu ngày mới gặp là ai, có thể nhận ra người đó với những đặc điểm nào?

- Những thay đổi của bản thân và của người em gặp...

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.

Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.

Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà?

Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."

Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I

Câu 1. 

- Bài thơ Bếp lửa ra đời năm 1963, khi tác giả đang là du học sinh học ngành Luật ở nước ngoài.

- Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh)

Câu 2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 3. Bà đã vi phạm phương châm về chất. Việc vi phạm phương châm này giúp ta cảm nhận được bà là người giàu đức hy sinh cao cả, bà không muốn người ở tiền tuyến yên tâm công tác, không phải lo lắng cho hậu phương. Bà mạnh mẽ, kiên cường, là hậu phương vững chắc trong những năm tháng gian lao, bà sáng lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng.

Câu 4.

* Về hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu viết đúng hình thức Tổng – phân – hợp, trong đoạn sử dụng hợp lý và chú thích đúng câu ghép, thán từ.

* Về nội dung: HS đảm bảo làm sáng tỏ được nội dung: tác giả đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà.

- Cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà nhiều vất vả, thăng trầm nhưng bà luôn chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc.

+ Trong những năm tháng khó khăn của nạn đói 1945, bà vẫn âm thầm với khói bếp để nuôi dưỡng cháu

+ Trong những năm tháng tuổi thơ, khi bố mẹ xa nhà, bà đã thay thế vai trò của người cha, người mẹ, người thầy để nuôi dưỡng cháu về cả vật chất và tinh thần.

+ Trong những năm tháng bị giặc tàn phá, một mình bà già nua chống chọi với tất cả, là chỗ dựa cho cháu và người ở tiền tuyến.

- Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên.

+ Khi dặn cháu có viết thư cho bố thì chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

+ Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến.

- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa luôn cháy sáng bất diệt.

+ Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.

+ Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này.

+ Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn luôn nhớ bà, cảm phục, biết ơn bà và khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Vân Hồ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF