OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Đại Nghĩa

19/08/2021 1.06 MB 1120 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210819/50623936689_20210819_173506.pdf?r=9355
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện trong hè HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Đại Nghĩa được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 9 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Câu 1 : Cơ thể lớn lên nhờ quá trình

A. phân bào.

B. hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. trao đối chất và năng lượng.

D. vận động.

Câu 2 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Câu 3 : Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.

B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Câu 4 : Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Câu 5 : NST kép là

A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Câu 6 : Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Câu 7 : NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 8 : Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Câu 9 : Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là

A. 14.

B. 28.

C. 7.

D. 42.

Câu 10 : Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:

A. 8, 0 và 16.

B. 8, 8 và 8.

C. 16, 0 và 16.

D. 16, 16 và 16.

II. Tự Luận

Câu 1: Thế nào là KH, TT trội, TT lặn, KG, Thể đồng hợp, thể dị hợp?

Câu 2: Phát biểu vắn tắt nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

D

A

B

C

D

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: NST tồn tại trong tế bào ở những kỳ nào trong quá trình giảm phân?

A. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối I.

B. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối II.

C. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ sau I.

D. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ giữa II.

Câu 2: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

A. Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.

B. Kết quả đều tạo ra 2 tế bào có bộ NST 2n.

C. Đều là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng.

D. Kết quả đều tạo ra 4 tế bào có bộ NST 2n.

Câu 3: Trong giảm phân, NST nhân đôi

A. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.

B. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

C. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.

D. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau I.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau II.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Câu 6: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là

A. 5.     B. 10.     C. 40.     D. 20.

Câu 7: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là

A. 0.     B. 32.     C. 80.     D. 160.

Câu 8: Một loài có bộ NST 2n = 42. 2 tế bào đều trải qua giảm phân. Số NST trong tế bào ở kỳ đầu của giảm phân II là

A. 42.     B. 168.     C. 84.     D. 160.

Câu 9: Câu 6: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số cromatit trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là

A. 5.     B. 10.     C. 40.     D. 20.

Câu 10: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong kỳ sau của giảm phân I là

A. 240.     B. 320.    C. 80.     D. 160.

II. Tự Luận

Câu 1: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà lan trong thí nghiệm của Menđen là di truyền độc lập?

Câu 2: Trên cơ sở sự di truyền độc lập của hai tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, hãy cho biết công thức chung về tỉ lệ kiểu hình cho sự di truyền của n cặp tính trạng di truyền độc lập?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

D

D

D

D

D

D

D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật giống nhau ở

A. Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

B. Các tế bào mầm đều thực hirjn giảm phân liên tiếp nhiều lần.

C. Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.

D. Cả A và C.

Câu 2: Thụ tinh là

A. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.

D. Cả A và B.

Cău 3: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ nhờ

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Câu 4: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Câu 5: 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 5040 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 5120 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

A. 8.    B. 16.     C. 32.     D. 46.

Câu 6: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là

A. 64 và 64.

B. 64 và 4.

C. 64 và 16.

D. 16 và 16.

Câu 7: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.

A. 192.     B. 48.     C. 24.     D. 2048.

Câu 8: 5 tế bào sinh dục cái sơ khai đều nguyên phân 6 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín nhận của môi trường 5120 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là

A. 32.     B. 64.     C. 16.     B. 8.

Câu 9: Xét 8 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên

A. 128.     B. 384.    C. 512.     D. 8.

Câu 10: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp 5 lần. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Hãy xác định số giao tử tham gia thụ tinh.

A. 320.    B. 128.     C. 1280.    D. 4.

II. Tự Luận

Câu 1: Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích?

Câu 2: Menđen đã giải thích sự di truyền độc lập khi lai hai cặp tính trạng như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

C

D

B

C

B

C

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng khi nói về đặc điểm của NST giới tính.

A. Chỉ có ở tế bào động vật.

B. Luôn luôn chỉ có 1 cặp.

C. Mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng.

A. Cặp NST giới tính ở giới cái luôn tương đồng.

B. Cặp NST giới tính ở giới đực luôn không tương đồng.

C. Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loại động vật phân tính.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3 : Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở

A. vượn.     B. bướm tằm.    C. ruồi giấm.     D. mèo.

Câu 4 : NST thường và NST giới tính khác nhau ở

A. số lượng trong tế bào.

B. khả năng phân li trong phân bào.

C. hình thái và chức năng.

D. Cả A và C.

Câu 5 : Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.

C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.

D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 6 : Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1?

A. Tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y.

B. Tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất như nhau.

C. Do quá trình tiến hoá của loài.

D. Cả A và B.

Câu 7 : Sự phát triển giới tính của cá thể phụ thuộc vào

A. kiểu gen của hợp tử.

B. môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tử.

C. cặp NST giới tính của hợp tử.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8 : Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính?

A. Giải thích cơ sở phân hoá giứoi tính của sinh vật.

B. Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý muốn.

C. Cơ sở để chuyển đổi giới tính.

D. Cả A và B.

Câu 9 : Hiện tượng nào sau đây cho thấy giới tính của sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống?

A. Dùng thức ăn có chứa hoocmôn kích thích giới tính đực để tạo ra giống rô phi đơn tính đực

B. Trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.

C. Ở gia súc có sừng và loẹn, nếu cho ăn thức ăn thô sẽ sinh con với tỉ lệ cá thể đực cao hơn cá thể cái.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10 : Chọn phát biểu đúng.

A. NST thường và NST giới tính đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp và biến đổi hình thái trong quá trình phân bào.

B. NST thưởng và NST giới tính luôn tồn tại thành từng cặp.

C. NST chỉ có ở động vật.

D. Cặp NST giới tình ở giới cái tồn tại thành cặp tương đồng còn ở giới đực thì không.

II. Tự Luận

Câu 1: Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính trạng của Menđen như thế nào?

Câu 2: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

D

A

D

D

D

D

A

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Đại Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF