OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Xuân Hãn

17/05/2022 1.84 MB 332 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220517/748224867394_20220517_174625.pdf?r=4084
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Xuân Hãn có đáp án. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀNG XUÂN HÃN

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 150 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam không có

A. Dân tộc Kinh.

B. Việt Kiều.

C. Người Anh-điêng.

D. Dân tộc ít người.

Câu 2. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu người?

A. 1,0 triệu người.

B. 1,5 triệu người.

C. 2,0 triệu người.

D. 2,5 triệu người.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là

A. sản xuất công nghiệp.

B. sản xuất dịch vụ.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. các hoạt động thương mại.

Câu 4. Biện pháp cấp bách nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là

A. bố trí lại lao động cho hợp lí nhằm sử dụng tài nguyên.

B. tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.

C. đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.

D. nâng cao thể trạng và chuyên môn của nguồn lao động.

Câu 5. Trước đổi mới, thời kì nào sau đây nước ta gặp khủng hoảng về kinh tế?

A. Từ trước những năm 1954 đến đầu năm 1975.

B. Sau 1975 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.

C. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975.

D. Từ sau năm 1986 đến trước những năm 1996.

Câu 6. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện sự chuyển dịch nào sau đây?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Câu 7. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa.

B. Mùn núi cao.

C. Feralit.

D. Đất cát biển.

Câu 8. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.

Câu 9. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?

A. Mía.

B. Đậu tương.

C. Ca cao.

D. Đậu xanh.

Câu 10. Tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản?

A. Quảng Ninh.

B. Bình Thuận.

C. Cà Mau.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 11. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?

A. Than đá, dầu khí.

B. Mangan, Crôm.

C. Apatit, pirit.

D. Crôm, pirit.

Câu 12. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13. Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ không có nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ sản xuất.

B. Dịch vụ công cộng.

C. Dịch vụ tiêu dùng.

D. Dịch vụ kinh doanh.

Câu 14. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta là

A. đường sông.

B. đường biển.

C. đường bộ.

D. đường sắt.

Câu 15. Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?

A. Lễ hội truyền thống.

B. Công trình kiến trúc.

C. Hang động cacxtơ.

D. Làng nghề truyền thống.

Câu 16. Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ địa lí.

B. Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

C. Chịu tác động rất lớn của biển và đại dương.

D. Chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

Câu 17. Thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. Thái Nguyên.

B. Bắc Giang.

C. Hạ Long.

D. Lạng Sơn.

Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?

A. Giáp với vùng Bắc Trung Bộ.

B. Giáp Trung Quốc.

C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

D. Giáp vịnh Bắc Bộ.

Câu 19. Ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng Sông Hồng?

A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 20. Tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Thanh Hoá.

B. Đà Nẵng.

C. Nghệ An.

D. Quảng Bình.

Câu 21. Khó khăn trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ không phải là

A. nhiều thiên tai (bão, lũ, cát chảy,…).

B. Người dân có kinh nghiệm sản xuất.

C. đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt.

D. đất đai kém màu mỡ, nghèo phù sa.

Câu 22. Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.

B. Di tích Mĩ sơn, quan họ Bắc Ninh.

C. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.

D. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 23. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

A. các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi và trái phép.

B. đất rừng ngày càng thu hẹp do canh tác nông nghiệp.

C. công tác trồng và chăm sóc rừng gặp nhiều khó khăn.

D. tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.

Câu 24. Các loại nông sản nào sau đây nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt?

A. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.

B. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.

C. Chè, điều, hồ tiêu và mía.

D. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Đông Nam Bộ?

A. Giáp biển Đông, kề với 4 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

B. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Lào.

C. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

D. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

Câu 26. Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về

A. nguồn năng lượng.

B. vấn đề lương thực.

C. nguồn lao động.

D. thị trường tiêu thụ.

Câu 27. Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ

A. gần nhiều vùng giàu tiềm năng.

B. gần trung tâm Đông Nam Á.

C. nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

D. trung tâm kinh tế phía Nam.

Câu 28. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. tăng cường công tác dự báo lũ.

B. đầu tư cho các dự án thoát nước.

C. xây dựng hệ thống đê điều.

D. chủ động chung sống với lũ.

Câu 29. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là

A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.

B. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.

C. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.

D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.

Câu 30. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất nước ta?

A. Cửu Long - Nam Côn Sơn.

B. Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Thổ Chu - Mã Lai.

D. Cửu Long - Sông Hồng.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển?

A. Quảng Ninh.

B. Cao Bằng.

C. Hà Giang.

D. Lạng Sơn.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Khánh Hòa.

B. Hà Nam.

C. Đà Nẵng.

D. Hưng Yên.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng kinh tế nào có nhiều khu kinh tế ven biển nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007?

A. Khu vực nông, lâm và thủy sản tăng liên tục.

B. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng liên tục.

C. Khu vực nông, lâm và thủy sản giảm liên tục.

D. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, chưa ổn định.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?

A. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

C. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

D. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Câu 37. Cho biểu đồ về diện tích và năng suất lúa nước ta qua các năm

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.

B. Quy mô và cơ cấu diện tích, năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.

C. Tình hình thay đổi diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.

D. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.

Câu 38. Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2014

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và năm 2014?

A. Cây lương thực có hạt chiếm tỉ trọng nhỏ và đang giảm.

B. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng về tỉ trọng.

C. Cây ăn quả chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng.

D. Cây công nghiệp hàng năm luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 39. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 (Đơn vị: Tỉ USD)

Năm

2010

2014

2015

2017

Giày dép

5,1

10,3

12,0

14,7

Dệt may

11,2

20,1

22,8

26,0

Điện thoại và các linh kiện

2,3

23,6

30,2

45,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Kết hợp.

B. Miền.

C. Cột.

D. Đường.

Câu 40. Cho bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Cả nước

Thành thị

Nông thôn

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

2000

77.630,9

18.725,4

58.905,5

1,35

2005

82.392,1

22.332,0

60.060,1

1,17

2010

86.947,4

26.515,9

60.431,5

1,07

2015

92.228,6

30.881,9

61.346,7

1,12

2017

94.286,0

31.928,3

62.357,7

1,11

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng về tình hình dân số nước ta, giai đoạn 2000 - 2017?

A. Dân số nước ta có xu hướng giảm liên tục qua các năm.

B. Dân số thành thị tăng chậm hơn so với dân số nông thôn.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm liên tục.

D. Dân số thành thị tăng nhanh hơn so với dân số nông thôn.

ĐÁP ÁN

1 - C

2 - A

3 - C

4 - C

5 - B

6 - D

7 - C

8 - A

9 - D

10 - C

11 - A

12 - A

13 - D

14 - C

15 - C

16 - B

17 - B

18 - B

19 - C

20 - B

21 - B

22 - C

23 - D

24 - B

25 - D

26 - A

27 - C

28 - D

29 - A

30 - A

31 - A

32 - A

33 - C

34 - A

35 - A

36 - D

37 - C

38 - B

39 - D

40 - D

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS HOÀNG XUÂN HÃN- ĐỀ 02

Câu 1. Các dân tộc ít người nào sau đây ở nước ta có số dân trên một triệu người?

A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

B. Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Hrê.

C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Câu 2. Vùng nào ở nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số lớn nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng nào sau đây?

A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.

C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu làm năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới là do

A. trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp.

B. phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí.

C. phân công lao động xã hội theo ngành chậm chuyển biến.

D. trình độ đô thị hóa thấp, nền kinh tế chậm chuyển dịch.

Câu 5. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là

A. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.

B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam.

C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Nam.

D. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

Câu 6. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?

A. 1975.

B. 1983.

C. 1986.

D. 1999.

Câu 7. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?

A. Hợp tác xã nông – lâm.

B. Kinh tế hộ gia đình.

C. Nông trường quốc doanh.

D. Trang trại, đồn điền.

Câu 8. Tài nguyên nước ở nước ta có hạn chế nào sau đây?

A. Phân bố không đều giữa các vùng trên toàn lãnh thổ.

B. Chủ yếu là nước trên mặt và có ít nguồn nước ngầm.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khai thác khó khăn để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 9. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10. Nước ta gồm có những loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

B. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng.

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

ĐÁP ÁN

1 - A

2 - C

3 - B

4 - A

5 - D

6 - C

7 - B

8 - C

9 - A

10 - A

11 - D

12 - C

13 - D

14 - D

15 - C

16 - C

17 - D

18 - A

19 - C

20 - C

21 - B

22 - B

23 - D

24 - D

25 - C

26 - D

27 - C

28 - B

29 - B

30 - D

31 - B

32 - A

33 - B

34 - B

35 - A

36 - D

37 - A

38 - B

39 - C

40 - A

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS HOÀNG XUÂN HÃN- ĐỀ 03

Câu 1. Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?

A. 57 dân tộc.

B. 56 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

D. 55 dân tộc.

Câu 2. Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Câu 3. Nguyên nhân diễn ra đô thị hóa ở nước ta là do

A. tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.

B. nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.

C. di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.

D. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Câu 4. Nguồn lao động nước ta còn có những hạn chế nào sau đây?

A. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

B. Kinh nghiệm sản xuất ngành nông nghiệp.

C. Trình độ chuyên môn, tác phong lao động.

D. Khả năng tiếp thu khoa học và kỹ thuật.

Câu 5. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là

A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ.

B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.

C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.

D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

D. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Câu 7. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm là nhờ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.

B. Nguồn sinh vật phong phú.

C. Nhiều diện tích đất phù sa.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 8. Bên cạnh cây lương thực, một ngành khác cũng phát triển rất mạnh ở nước ta là

A. chăn nuôi gia cầm và bò sữa.

B. khai thác và chế biến lâm sản.

C. nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.

D. chăn nuôi đại gia súc.

Câu 9. Cây trồng nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?

A. Cây ăn quả và rau đậu.

B. Cây lương thực.

C. Cây hoa màu.

D. Cây công nghiệp.

Câu 10. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng nguyên sinh.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng phòng hộ.

ĐÁP ÁN

1 - C

2 - B

3 - D

4 - C

5 - C

6 - B

7 - D

8 - C

9 - B

10 - D

11 - B

12 - A

13 - C

14 - B

15 - C

16 - B

17 - C

18 - C

19 - D

20 - A

21 - A

22 - A

23 - B

24 - C

25 - D

26 - C

27 - D

28 - A

29 - A

30 - A

31 - B

32 - C

33 - B

34 - B

35 - A

36 - C

37 - B

38 - C

39 - C

40 - B

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Xuân Hãn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF