OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hòa Bình

06/05/2022 560.93 KB 1123 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220506/200215485170_20220506_210106.pdf?r=6876
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Luyện đề thi thử là một trong những phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh lớp 10 tiếp cận đề thi đồng thời ôn tập kiến thức cho kì thi tuyển vào lớp 10. Tài liệu Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hòa Bình​ dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp với đáp án đi kèm giúp các em dễ dàng kiểm tra lại kết quả làm bài. Hy vọng tài liệu sẽ bổ ích với các em!

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. (2,0 điểm) 

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

 “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...(5)”

a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?

c. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Câu 2. (1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

      (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Câu 3. (2,0 điểm)

Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.

Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:

…Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long…

(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - SGK Ngữ văn 9)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng.

- Tác giả là Kim Lân.

b. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.

- “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.

c. Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3).

- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5).

Lưu ý: Nếu xếp các nhóm câu văn không đúng như trên thì không cho điểm.

- Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng.

Câu 2: (1,0 điểm)

Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau:

- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.

- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Về hình thức:

- Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.

- Viết đủ số câu theo yêu cầu.

- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm)

b) Về nội dung:

Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau:

- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.

- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.

- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.

- Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.

Câu 4: (5,0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.

2. Yêu cầu về kiến thức:

   Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.

* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

Về nội dung

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:

    + Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.

    + Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:

    + Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.

    + Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.

    + Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

→ Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.

Về nghệ thuật

- Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:

    + Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.

    + Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.

    + Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.

ĐỀ THI SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

(Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu - SGK Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên (trả lời ngắn từ 5-7 dòng).

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

   Phương thức biểu đạt chính: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2:

   Đối lập với hiện thực khắc nghiệt của những đêm dài lạnh giá nơi “rừng hoang sương muối” là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững trãi thì cái gian khổ, khốc liệt cua cuộc chiến bị mờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí vì thế mà càng nổi bật

Câu 3:

   Bài thơ kết thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật có ý nghĩa. Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí cùng chung chiến hào. Tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang lại cho người lính nét lãng mạn và cảm hứng thi sĩ trong cái hiện thực khắc nghiệt qua hình ảnh:

"Đầu súng trăng treo"

Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau:

- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh: rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội: đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.

- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

→ Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.

→ Như vậy tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm sâu sắc chân thành của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung.

Câu 4:

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1:

1) Giải thích ý nghĩa

– Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.

2) Nghị luận

– Biểu hiện: Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm, là người luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.

– Ý nghĩa: Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách. Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

– Dẫn chứng:

    + Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.

    + Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm:

    + Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.

    + “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

- Nhân vật Vũ Nương:

    + Là người con gái hiền dịu nết na, là tấm gương cho nhiều nhiều phụ nữ noi theo.

    + Người đức hạnh, hiền thục rất tiếc rằng cuộc đời lại không cho cô gặp được một người chồng tốt, không cho cô được quyết định hạnh phúc của đời mình.

    + Thông qua nhân vật của mình tác giả Nguyễn Dữ muốn bày tỏ niềm xót xa với những người phụ nữ thời xưa, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả.

2. Thân bài

* Phân tích nhân vật Vũ Nương qua từng giai đoạn:

- Trương sinh hỏi cưới:

Vũ Nương tên cha mẹ đặt cho nàng là Vũ Thị Thiết, vốn là người con gái nết na, xinh đẹp, khéo tay được nhiều chàng trai để ý thầm thương trộm nhớ. Nhưng năm nàng tròn đôi chín, có chàng trai tên Trương Sinh, gia cảnh neo đơn, nhà chỉ có một mẹ một con đến xin hỏi cưới làm vợ với giá một trăm lạng vàng.

Chính trong phong tục cưới vợ ngày xưa đã cho thấy người phụ nữ không hề có quyền quyết định vận mệnh tương lai, hạnh phúc của mình. Nàng được hỏi cưới với giá một trăm lạng vàng chẳng khác nào được bán với một trăm lạng vàng.

→ Nàng tuy là một con người có suy nghĩ, tính cách của riêng mình nhưng chuyện cưới hỏi, chuyện hạnh phúc trăm năm nàng lại phải nghe lời cha mẹ hai bên.

- Khi Vũ Nương về nhà chồng:

Vũ Nương luôn hiếu thuận với mẹ chồng, là người vợ hiền dâu thảo, không để gia đình chồng chê trách điều gì. Nàng luôn chu đáo lo toan trong ngoài.

Nàng và Trương Sinh cũng tâm đầu ý hợp không bao giờ xảy ra to tiếng, cãi vã bất hòa bởi Vũ Nương luôn coi lời chồng và mẹ chồng là quan trọng nhất.

→ Với đức tính ngoan hiền, dịu dàng, thùy mị nết na của mình Vũ Nương luôn giữ gìn gia đình của mình hạnh phúc ấm êm.

- Trương Sinh gia nhập quân ngũ:

Vũ Nương vừa luôn giữ tròn đạo vợ hiền, dâu thảo, nàng chăm sóc mẹ chồng, giữ gìn đức hạnh mới mang thai.

   Mẹ chồng của nàng ốm bệnh, dù đã cố gắng chạy chữa thuốc thang nhưng bà không qua khỏi mà mất đi, bỏ lại Vũ Nương một mình với đứa con nhỏ.

→ Dù xa chồng nhưng Vũ Nương chờ chồng, thủy chung trước sau như một. Không một chút tà tâm, hay có lòng dạ không chung thủy, yếu lòng với ai đó. Nàng còn là nàng dâu hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng chu đáo như cha mẹ đẻ của mình.

Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ. Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .

→ Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ.

- Trương Sinh trở về và cái chết oan khuất của Vũ Nương

Liên hệ:

3. Kết bài

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

   (Ngữ văn 9, Tập một)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.

Câu 2. (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?

Câu 3. (1,5 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

   Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.''

      (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm

- Thể thơ: Lục bát

Câu 2:

- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Câu 3: Điệp ngữ “buồn trông" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.

    + Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng... vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

    + Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

⇒ Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Phần II ( điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Giới thiệu vấn đề: Tình bạn đẹp

2. Giải thích vấn đề:

- Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường là sự tương đồng về độ tuổi, tâm lí, tính cách,...

- Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,... nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự.

3. Bàn luận, mở rộng:

- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn đẹp?

    + Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ vững chắc ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn đẹp chính là một trong những mối quan hệ đó.

    + Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước. Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà không lo sợ sự toan tính,...

    + Tình bạn đẹp cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành và có ý nghĩa hơn.

- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê...

- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối.

- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn đẹp chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của em như thế nào?

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

“Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

2. Phân tích

- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”.

    + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình" là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

    + Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.

→ Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

3. Tổng kết

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hòa Bình​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF