OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Thoại Ngọc Hầu

21/06/2021 1.1 MB 3370 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210621/886222217685_20210621_101954.pdf?r=4030
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Thoại Ngọc Hầu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT THOẠI NGỌC HẦU

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc-hiểu: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hỡi những bạn trẻ mà tôi yêu mến. Các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mà mình mong muốn. Thay vì sống cuộc sống cha mẹ các bạn muốn, cuộc sống mà xã hội cho rằng có tương lai, các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mình thực sự muốn sống, cuộc sống mà các bạn cho rằng có ý nghĩa với bản thân mình. Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn? Khi bạn thấy mình yếu lòng và tự hỏi

“Thực sự sống như thế cũng được chăng?” hãy mỉm cười và trả lời “Có chứ!” Khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình. Nhưng chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói.

Tôi mong sao tất cả các bạn, dù chỉ một phút thôi, cũng có đủ dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điển khiển cuộc sống của mình, không phải sống cuộc sống chỉ lo đáp lại kỳ vọng của những người xung quanh. Các bạn hãy cố lên!

(Trích chương “Gửi những bạn trẻ tôi yêu mến”, sách “Yêu những điều không hoàn hảo” – Hae Min ; NXB Nhã Nam năm 2018, trang 131)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) Theo lý giải của tác giả, vì sao chúng ta không nên quá để tâm đến những lời ngăn cản của mọi người?

Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy tìm một dẫn chứng về một người dám sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngay cả khi cha mẹ, mọi người xung quanh ngăn cản họ. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện của họ trong vòng từ 3 – 4 câu.

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả: Chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói không? Vì sao ?

II. Phần làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn, không quá 200 chữ để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải có dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điều khiển cuộc sống của mình”?

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc - hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2. Lý do chúng ta không nên quá quan tâm đến những ngăn cản của mọi người xung quanh: Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn, khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình.

Câu 3.

- Học sinh lấy được ví dụ về những doanh nhân, danh nhân, nghệ sĩ… dám có bản lĩnh sống cuộc sống mà mình mong muốn/ tấm guong anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu em bé rơi từ tầng 12 và bản lĩnh của anh trước những thị phi từ mạng xã hội quanh sự việc.

- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, không quá dài dòng, trả lời được 2 câu hỏi: ai? Như thế nào?

Câu 4. Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể nêu theo 3 hướng:

- Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình

- Phản đối và giải thích được vì sao đồng tình

- Vừa đồng tình, vừa phản đối và giải thích được lí do trong mỗi yếu tố.

- Lưu ý: viết quá dài trừ 0.25 điểm

II. Phần làm văn 

Câu 1. 

A- Yêu cầu kĩ năng:

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, đầy đủ (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

- Bài làm có từ 1-2 dẫn chứng cụ thể trong đời sống

- Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B- Yêu cầu kiến thức:

- Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng của mình. HS có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý nhưng cần có những kiến giải hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý 1 hướng trả lời (những ý cần đạt):

+ Nguyên nhân khách quan:

Cuộc sống ngày càng thay đổi, đòi hỏi ta phải thích nghi. Ta chỉ thích nghi được khi ta tự làm chủ cuộc sống của mình.

Cha mẹ thường hay kì vọng vào con cái, có xu hướng sống hộ, lo hộ cho con. Ta phải tỉnh táo nhận ra để không có tư duy, thói quen sống ỷ lại, tâm lý trông chờ.

+ Nguyên nhân chủ quan: Khi ta làm chủ cuộc đời mình, ta mới có thể là con người tự do, được thỏa mãn nhu cầu là chính mình.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr155)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nét riêng trong cách thể hiện tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu

Câu 1

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều tốt đẹp sẽ giúp con người đứng lên sau thất bại

Câu 3

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Cầu vồng (thành công), cơn mưa (khó khăn, thất bại)

- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm. Nó cũng giúp chúng ta liên tưởng một điều: Muốn có được thành công, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ.

Câu 4

- Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Thí sinh lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lý.

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại

Có thể triển khai theo hướng:

- Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

- Phải đối diện với thất bại và thừa nhận nó.

- Có thái độ phù hợp: tích cực, không bi quan

- Từ thất bại rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi thêm để hoàn thiện bản thân

- Đừng ngồi yên quá lâu, đứng dậy tiếp tục lập kế hoạch và hành động…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Hình tượng sóng và em trong khổ 5,6,7 của bài thơ Sóng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và vấn đề nghị luận.

*Cảm nhận đoạn thơ :

- Nhân vật trữ tình thể hiện chiều sâu nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt. Nỗi nhớ đi cả vào tâm thức, tiềm thức khiến nhân vật trữ tình trăn trở: con sóng dưới lòng sâu…

- Người phụ nữ khẳng định tình yêu thuỷ chung, son sắt dù có đi về nơi nào cũng chỉ hướng về một phương – đó là phương anh : Dẫu xuôi về phương Bắc…

- Nhân vật trữ tình tiếp tục chiêm nghiệm về những con sóng ngoài khơi xa luôn tìm về bờ dù xa xôi cách trở cũng như em luôn hướng về anh, anh là bến bờ bình yên của đời em .Từ những chiêm nghiệm về quy luật của sóng. Con nào...cách trở nhân vật trữ tình thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, lòng thủy chung có thể chiến thắng mọi khoảng cách, trở ngại để cập bến bình yên

+ Đánh giá:

- Nội dung :

+ Đoạn thơ thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình – người phụ nữ đang yêu với tình yêu tha thiết thuỷ chung trọn vẹn trước sau không đổi dù bất kì hoàn cảnh nào.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)  

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới  

Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao ?‌Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ đem lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.  

(‌Đời ngắn đừng ngủ dài‌, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2018) 

Câu 1‌. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2‌. Theo tác giả, hành trình khiến  bạn phải phát huy những phẩm chất  nào? 

Câu 3‌. Vì sao tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó?  

Câu 4‌. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả:  Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công? Vì sao?  

II. Làm văn (7,0 điểm)  

Câu 1.  

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (‌khoảng 200 chữ‌) về tầm

quan trọng của  sự trải nghiệm  trong cuộc sống của mỗi người. 

Câu 2.  

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(‌Tây Tiến  – Quang Dũng,  Ngữ văn 12,  Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

1. 

Phương pháp:  căn cứ các phương thức biểu đạt đã học 

Cách giải:  

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 

2. 

Phương pháp:  phân tích, lý giải 

Cách giải:  

- Hành trình khiến  bạn phải phát huy những phẩm chất :  sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết 

3. 

Phương pháp:  phân tích, lý giải 

Cách giải:  

Tác giả cho rằng:  Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách  sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó  vì: chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. 

4. 

Phương pháp:  phân tích, lý giải 

Cách giải:  

- Đồng tình với quan điểm của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công. 

- Vì: Trong quá trình thử thách ta sẽ được tôi luyện ý chí, niềm tin, sự dẻo dai,… để vươn tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Tất cả sự tôi luyện đó chỉ có được khi ta trải qua thử thách còn khi đã thành công thì không còn nữa. Bởi vậy, trong thử thách con người sẽ học hỏi được nhiều hơn lúc thành công. 

II. Làm văn

Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề  

- Tầm quan trọng của sự trải nghiệm  trong cuộc sống của mỗi người. 

2. Giải thích:  

- Trải nghiệm là: 

=> Trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. 

3. Bình luận:  - Ý nghĩa sự trải nghiệm đối với mỗi cá nhân: 

+ Trải nghiệm đem lại cho mỗi cá nhân kinh nghiệm thực tế, trưởng thành trong suy nghĩ, hành

động. 

+ Trải nghiệm giúp mỗi chúng ta khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó lựa chọn con đường đúng đắn. 

+ Trải nghiệm giúp con người tôi rèn ý chí, bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. 

- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. 

- Mở rộng vấn đề: 

+ Trải nghiệm là một điều quan trọng tất yếu đối với mỗi cá nhân. Đừng chỉ vì thành tích, thi cử, điểm số mà quên đi trải nghiệm cuộc sống bổ ích, lí thủ bên ngoài. 

+ Con người đặc biệt là người trẻ tuổi cần trải nghiệm để khám phá thế giới và chính mình. 

4. Tổng kết vấn đề

Câu 2:

1. Mở bài:  

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. 

- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. 

2. Thân bài  

Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng. 

a. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:  

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

- Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây

Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động. 

+ Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến. 

b. Cảnh chia ly trên sông nước:  

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi… 

- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ".  "Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Thoại Ngọc Hầu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF