OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Thành Nhân

25/06/2021 1.08 MB 414 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210625/29580951252_20210625_144400.pdf?r=6545
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Thành Nhân đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT THÀNH NHÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu của văn bản và nêu tác dụng.

Câu 4 (1 điểm): Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: Nghị luận xã hội về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay. (2đ)

Câu 2: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi lấy Thị làm vợ. (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2 (0,5 điểm):

Câu văn khái quát chủ đề của văn bản: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (1 điểm):

Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc câu “bạn…nhưng” để nhấn mạnh những đặc điểm riêng của mỗi người. Chính đặc điểm đó tạo nên giá trị riêng của bản thân.

Câu 4 (1 điểm):

Mỗi học sinh tự nhận xét những đặc điểm, giá trị riêng của bản thân.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Dàn ý Nghị luận xã hội về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay

* Giải thích: Tinh thần yêu nước là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

* Phân tích:

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

- Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

- Phản đề: vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,…

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc.

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2 (0,75đ):

Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.

Câu 3 (0,75đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.

Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.

Câu 4 (1đ):

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…

Ngoài ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp lí vẫn tính điểm.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc

1. Mở bài

Hạnh phúc là điều con người luôn hướng đến trong xã hội.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước.

b. Phân tích

  • Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm.
  • Cảm giác hạnh phúc sẽ tạo động lực để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn.
  • Cuộc sống có hạnh phúc là một cuộc sống tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về hạnh phúc.

Lưu ý: Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.

d. Phản biện

Trong xã hội, bên cạnh những người biết tận hưởng hạnh phúc vẫn còn những người sống trong cảnh bất hạnh; lại có những người không biết hài lòng vơi cuộc sống nên không có được hạnh phúc.

3. Kết bài

Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có, tận hưởng hạnh phúc và vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu

1. Mở bài

Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người biết đến. Ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tập thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người cán bộ với người dân nơi đây mà còn miêu tả bức tranh thiên nhiên tứ bình vô cùng tươi đẹp.

2. Thân bài

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

2 câu thơ không chỉ là lời thắc mắc của người ra đi về tình cảm, tâm tư của người ở lại mà còn là lời khẳng định rằng người ra đi sẽ luôn nhớ về người ở lại, về thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

- Mở đầu bức tranh tứ bình là cảnh mùa đông ở Việt Bắc với những bông hoa chuối đỏ tươi tô điểm cho cả khu rừng xanh mướt. Những ngày đông bớt lạnh lẽo khi có những ánh nắng chiếu rọi xuyên qua những lá cây để sưởi ấm cho khu rừng.

- Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên, người chiến sĩ ra đi còn nhớ về nhưng người dân lao động nơi đây, trong thời tiết giá lạnh vẫn gài dao vào thắt lưng để đi rừng. Bức tranh Việt Bắc mùa đông trở nên tươi đẹp, ấm áp vì giữa thiên nhiên và con người có sự giao thoa, hòa hợp với nhau.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

- Bức tranh mùa xuân hiện ra với cảnh những bông hoa mơ nở trắng cả khu rừng, đây là đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Trong bức tranh trắng tinh khôi đó là hình ảnh con người chuốt từng sợi giang tỉ mỉ, khéo léo để đan nón. Dù là mùa đông lạnh lẽo hay mùa xuân tươi mới thì con người nơi đây vẫn luôn cần mẫn với công việc.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

- Mùa hạ Việt Bắc bắt đầu với tiếng ve kêu trong những khu rừng phách. Hoa gỗ phách bừng nở một màu vàng như đổ sơn vào màu xanh của núi rừng tạo ra một Việt Bắc sinh động, vui tươi, tràn đầy sức sống.

Giữa thiên nhiên tươi đẹp đó là hình ảnh “cô em gái” lên rừng hái măng một mình. Bức tranh mùa hạ nhiều màu sắc, xinh tươi đến mức chỉ cần tưởng tượng ra đó cũng làm ta xao xuyến.

“Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

- Khép lại bức tranh tứ bình là mùa thu với ánh trăng tròn vành vạch treo trên ngọn núi phía rừng xa. Bức tranh vô cùng yên bình, yên bình vì mùa thu vốn dĩ yên bình và hơn hết yên bình khi đất nước giành lại độc lập. Trong đêm trăng thu ấy là câu hát ân tình thủy chung của con người khiến ta phải thổn thức.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.

Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".

Những ai kia đang mười tám đôi mươi, ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng”. Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.

(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian là suy nghĩ cảm thán của những ai?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như”.

Câu 4. Lời khuyên Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ, gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2.

- Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian là suy nghĩ cảm thán của những người tuổi xế chiều và cả người trẻ cũng vậy

3.

Có thể hiểu:

+ Con người cần phát huy cao nhất năng lực của bản thân cho cuộc sống hiện tại, bằng những việc làm có ích; để không phải hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí, vì lẽ thời gian một đi không trở lại.

+ Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại cũng là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai

4.

Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng, song cần lí giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là vài gợi ý:

- Dám mơ ước và thực hiện mơ ước bằng hành động cụ thể, con người mới có cơ hội chạm đến thành công, cho dù đôi khi là dại khờ (…)

- Suy nghĩ của bản thân…

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Có thể triển khai theo hướng:

- Thời gian một đi không trở lại. Mỗi người chỉ có một quĩ đời ngắn ngủi; vì vậy thời gian càng quí giá, càng có ý nghĩa trong đời sống con người...

- Với thời gian, con người có thể lao động để sinh tồn, để yêu thương...; đóng góp tích cực cho cộng đồng…

- Phê phán những người lãng phí thời gian

d. Chính tả , ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ; cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

c/1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và đoạn

trích…:

c/2. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính:

* Về nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình

- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn, đa tình

- Thiên nhiên là nền cảnh làm nổi bật hình ảnh người lính. Qua đó, nhà thơ thể hiện nỗi nhớ, sự đồng cảm, niềm kiêu hãnh, tự hào về đồng đội

* Về nghệ thuật:

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, phối thanh độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ…

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Thành Nhân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF