OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hà Huy Tập

29/10/2023 473.64 KB 114 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231029/407347358436_20231029_193223.pdf?r=7383
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hà Huy Tập. Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

Phần Trắc nghiệm: 4 điểm

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện Chí công vô tư?

A. giải quyết công việc theo lẽ phải. 

B. giải quyết công việc theo cảm tính.

C. giải quyết công việc theo số đông.

D. giải quyết công việc theo tình cảm

Câu 2. Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.

B. không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.

D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.

Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

A. Luôn luôn hành động theo ý của mình, không nghe ý kiến của người khác.

B. Sống đơn độc, khép kín.

C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.

D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

Câu 4. Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật?

A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.

B. Ngồi học không nói chuyện riêng.

C. Đi học muộn vì mải xem phim.

D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 5. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài.

C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.

D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/ sinh hoạt Đội.

Câu 6. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được thể hiện ở:

A. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

B. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

C. quan hệ hai bên cùng có lợi giữa nước này với nước khác.

D. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.

Câu 7. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

B. Sống khép mình mới tránh được xung đột.

C. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng.

D. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.

Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.

II. Chọn các từ cho ở bên dưới và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ khái niệm hợp tác.

“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ,………………………………. lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở …………………......hai bên ………và không làm phương hại đến ……………………………….”.

(tương trợ nhau trong mọi công việc, bình đẳng, lợi ích chung của mọi người, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lợi ích của những người khác, cùng có lợi)

III. Hãy chọn một ý ở cột A nối với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.

A

Nối

B

1. Tự chủ

1 -

a. là lớp trưởng nhưng Quân không bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

2. Yêu hòa bình

2 -

b. có người rủ Tân hút thuốc là nhưng Tân từ chối không hút.

3. Chí công vô tư

3 -

c. trong giờ sinh hoạt lớp, Nam xung phong phát biểu, góp ý kiến vào kế hoạch hoạt động của lớp.

4. Dân chủ và kỉ luật

4 -

d. Hằng luôn tôn trọng bạn bè, lắng nghe và đối xử thân thiện với mọi người.

   

e. Vân hay tìm hiểu các phong tục tập quán và kiểu trang phục dân tộc độc đáo của Việt Nam.

TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Dân chủ là gì? Kể 2 việc làm của em thể hiện dân chủ.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?

Câu 3 (2 điểm): Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần Trắc nghiệm (4 điểm)

I) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

C

B

A

B

D

C

II) Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Thứ tự điền là: hỗ trợ lẫn nhau trong công việc; bình đẳng; cùng có lợi; lợi ích của những người khác

III) Nối đúng mỗi ý 0,25 điểm: Nối 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c

Phần Tự luận (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có lien quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

2

- Bạn lớp trưởng kêu gọi các bạn quyên góp sách, vở, tiền,… ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, em cùng với các bạn bàn bạc và cùng thống nhất thực hiện.

0,5

- Trong tiết sinh hoạt lớp, em tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tuần học tốt.

0,5

2

- Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.

0,5

- Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.

0,5

3

- Không đồng ý với ý kiến đó.

0,5

- Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm.

0,75

Hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.

0,75

2. Đề thi số 2

I/ TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong một trận bóng đá, các cầu thu xô xát nhau trên sân cỏ không tuân theo hiệu lệnh của trọng tài. Nếu em là trọng tài em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?

A. Xử lí các cầu thủ theo quy định. 

B. Khuyên nhủ các cầu thủ không nên sô sát.

C. Cho các cầu thủ tiếp tục thi đấu.

D. Đề nghị thay đổi trọng tài.

Câu 2: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình trong mọi tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống là người

A. tự trọng.

B. tự lập.

C. tự tin. 

D. tự chủ.

Câu 3: M là học sinh giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập của bản thân. Việc làm của M chưa thể hiện phẩm chất nào dưới đây ?

A. Trung thực.

B. Giữ chữ tín.

C. Chí công vô tư.

D. Liêm khiết.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không phải là bảo vệ hòa bình?

A. Các nước chạy đua vu trang.

B. Mít tinh phản đối chiến tranh.

C. Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia.

D. Đấu tranh chống khủng bố.

Câu 5: Tự chủ là

A. làm chủ gia đình. 

B. làm chủ bản thân.

C. Làm chủ cuộc sống.

D. làm chủ công việc.

Câu 6: Cách xử sự công bằng không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là nội dung của khái niệm nào

A. tự chủ

B. tôn trọng lẽ phải

C. liêm khiết 

D. chí công vô tư.

Câu 7: Mỗi lần thấy người da đen là M tỏ ra khó chịu. Thái độ của M thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Yêu chuộng hòa bình.

B. Phân biệt đối xử.

C. Tự hào dân tộc.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 8: Kết thúc năm học B được cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong lớp bầu làm học sinh xuất sắc. H là học sinh lớp bên cạnh đã trêu chọc B là con mọt sách . Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn lựa chọn cách ứng xử nào sau đây ?

A. Đánh bạn vì cảm thấy bị xúc phạm. 

B. Tranh cãi gay gắt với.

C. Giải thích bằng mọi lí lẽ để H hiểu. 

D. Kìm chế cảm xúc và cư xử bình tĩnh.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải.

B. Làm việc xuất phát từ lợi ích chung.

D .Làm giàu chính đáng bằng năng lực của mình.

C. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.

Câu 10: “ Phải để việc công, việc nước lên trên lên trước việc tư, việc nhà” ( Hồ chí Minh).  Câu nói đó thể hiện phẩm chất đạo đức nào ?

A. Tự chủ.

B. Chí công vô tư.

C. Tôn trọng người khác. 

D. Dân chủ kỉ luật.

Câu 11: Trong buổi học thêm V rủ T trốn học để đi chơi điện tử bạn ấy  sẽ chịu mọi chi phí.  Lúc đầu T còn chần chừ lo lắng chuyện bài vở nhưng V nói mai chép lại là được không ai biêt  đâu.  Thấy xuôi tai  T đồng ý tham gia cùng V. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ?

A. T không có lập trường vững chắc.

B. T lập trường kiên định, vững vàng.

C. T biết làm chủ bản thân. 

D. Trất biết chiều lòng bạn bè.

Câu 12: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư ?

A. Trong đợt bình xét cuối năm, X cho rằng  nên bình chọn những người đủ tiêu chuẩn.

B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình.

C. Luôn im lặng trước những hành động vụ lợi cá nhân.

D. Là lớp trưởng N thường bỏ qua khuyết điểm cho bạn thân của mình.

Câu 13: “Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Câu ca dao nói về đức tính nào?

A. Tự chủ.

B. Đoàn kết tương trợ.

C. Lễ độ.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 14: A là lớp trưởng.Hôm nay kiểm tra bài tập về nhà của các bạn. Phát hiện bạn thân của mình chưa làm bài tập. Nếu em là N trong tình huống trên em sẽ chọn cách ứng xử nào ?

A. Im lặng.

B. Báo cáo đúng sự thật.

C. Cho bạn mượn vở bài tập để chép. 

D. Báo cáo mất vở bài tập.

Câu 15: Thầy chủ nhiệm giao cho H điều khiển sinh hoạt lớp. Mọi người đãtích cực tham gia phát biểu ý kiến. Việc làm của tập thể lớp thể hiện thái độ nào dười đây ?

A. Tự chủ.                      B. Dân chủ.                    C. Tự lập.                       D. Kỉ luật.

Câu 16: Mỗi lần nói chuyện với người khác A luôn cãi vã, to tiếng. Cách cư xử của bạn A thể hiện việc làm nào sau đây ?

A. Ích kỉ hẹp hòi.

B. Thiếu tự lập.

C. Dựa dẫm, ba phải.

D. Thiếu tự chủ.

Câu 17: Những quy định chung của một cộng đồng, tập thể hoặc của tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc là

A. pháp luật.                  B. dân chủ.                     C. công bằng.                 D. kỉ luật

Câu 18: M là học sinh hiếu động mỗi khi có mâu thuẫn với ai, M thường dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Mặc dù được lớp trưởng nhiều lần nhắc nhở nhưng M không nghe. Hành vi của M thể hiện

A. Thể hiện việc học hỏi những  điều hay của người khác.

B. Biết lắng nghe người khác

C. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. 

D. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Câu 19: Kỉ luật là những quy định của

A. tổ chức.

B. chính phủ.

C. cộng đồng hoặc tổ chức xã hội. 

D. cá  nhân.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây không phải là dân chủ?

A. Bầu đại diện hoc sinh trong lớp đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ.

B. Lớp họp bàn kế hoạch tham quan du lịch.

C. Lớp trưởng đề nghị các bạn phát biểu ý kiến.

D. Ông K quyết định mỗi gia đình nạp 50000 đồng để làm quỹ thăm hỏi.

Câu 21: Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?

A. Ôn tồn, mềm mỏng khi giải quyết mâu thuẫn.

B. Gặp bài toán khó luôn tìm cách để giải.

C. Luôn hành động theo ý mình. 

D. Kiềm chế những ham muốn không chính đáng của bản thân.

Câu 22: Là cán bộ nhà máy ông N luôn đề bạt những người ủng hộ và đề bạt ông trong mọi việc. Việc làm của ông thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Làm việc theo lẽ phải.

B. Thiếu công bằng, thiên vị.

C. Xuất phát tự lợi ích chung.

D. Vì lợi ích tập thể.

Câu 23: A và B cùng tham gia chương trình viết thư gửi cho bạn bèQuốc tế. Việc làm của A và B thể hiện nội dung nào sau đây ?

A. Ủng hộ chiến tranh.

B. Bảo vệ cộng đồng.

C. Bảo vệ hòa bình.

D. Thể hiện mình trước bạn bè quốc tế.

Câu 24: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại là

A. hòa bình.

B. bảo vệ hòa bình.

C. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

D. hợp tác cùng phát triển.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm: (6.0 ĐIỂM) - Mỗi nội dung đúng được 0,25 điểm

1A 2D 3C 4A 5B 6D 7B 8D 9C 10B 11A 12A 13A 14B 15B 16D 17D 18C 19C 20D 21C 22B 23C 24A

II. Phần tự luận: (4 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người bởi vì bát kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

1,0

HS trình bày khái niệm hợp tác cùng phát triển.

1,0

Phải hợp tác để cùng nhau gải quyết vấn đề chung có tính toàn cầu,

Giúp đỡ hỗ trợ cho các nước nghèo phát triển,

Riêng Việt Nam thu hút được nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu KHKT…

1,0

HS liên hệ các công trình hợp tác của địa phương : Nhà máy đường, công ty đá Việt Nhật ..

Lưu ý: HS nêu được các ví dụ khác đúng với chủ đề cũng được tính điểm 

1,0

3. Đề thi số 3

Câu 1. Biểu hiện của người biết tự chủ là

A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.  

B. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.

C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.  

D. luôn làm theo ý kiến của người khác.

Câu 2. Người tự chủ là người

A. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.

B. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

C. luôn hành động theo ý mình.

D. làm việc gì cũng đúng.

Câu 3. Người chí công vô tư là người

A. im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân.

B. công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải,

C. đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.

Câu 4. Người tự chủ là người biết làm chủ

A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. 

B. hành vi của mình và của người khác.

C. suy nghĩ của mình và của người khác.

D. tình cảm của mình để chi phối người khác.

Câu 5. Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất

A. khoan dung.

B. tự chủ.

C. tự giác, sáng tạo.

D. chí công vô tư.

Câu 6. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

A. những nước đang phát triển.

B. tất cả các quốc gia trên thế giới. 

C. những nước đang có chiến tranh.

D. chỉ những nước lớn. 

Câu 7. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được  gọi là 

A. bảo vệ đất nước.

B. bảo vệ hoà bình.

C. hoạt động chính trị.

D. hoạt động ngoại giao.

Câu 8. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ

A. được mọi người tin cậy, kính trọng. 

B. bị ghét bỏ do quá thẳng thắn.

C. luôn sống trong lo âu, sợ hãi.

D. thêm phiền phức cho bản thân.

Câu 9. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

A. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.

B. uy lực để giải quyết mâu thuẫn. 

C. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. 

D. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 10. Người chí công vô tư là người luôn sống

A. gió chiều nào, xoay chiều nấy.

B. mánh khoé, vụ lợi.

C. công bằng, chính trực. 

D. ích kỷ, hẹp hòi.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

A. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.

B. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.

C. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.

D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự thiếu tự chủ?

A. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh.

B. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.

C. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.

D. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.

Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

A. Vội vàng quyết định mọi việc.

B. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.

C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.

D. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Câu 14. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. 

B. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

C. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. 

D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. 

Câu 15. Trong buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? 

A. Tôn trọng ý kiến của tập thể. 

B. Sôi nổi đề xuất ý kiến. 

C. Để cán bộ lớp quyết định. 

D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Câu 16. Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.

C. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.

D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.

Câu 17. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?

A. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.

B. Chỉ làm những việc đã được phân công. 

C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.

D. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. 

Câu 18. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.

B. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.

C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.

D. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.

Câu 19. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? 

A. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. 

B. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. 

C. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

D. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. 

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình. 

B. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác. 

C. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. 

D. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

Câu 21. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

A. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.

B. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. 

C. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.

D. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

A. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp.

B. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp.

C. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình.

D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thế là thiếu tôn trọng bạn.

Câu 23. Xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. chạy đua vũ trang                                                  B. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. 

C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân,                         D. đối đầu thay đổi thoại. 

Câu 24. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư?

A. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.

B. Góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.

D. Là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội.

Câu 25. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?

A. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. 

B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. 

C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.

D. Được quyền làm những điều mình thích. 

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hà Huy Tập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF