OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 7 CTST năm 2023 - 2024 Trường THCS Trừ Văn Thố có đáp án

24/10/2023 1.22 MB 124 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231024/504959385069_20231024_105628.pdf?r=6587
ADMICRO/
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 7 CTST năm 2023 - 2024 Trường THCS Trừ Văn Thố có đáp án​. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng đề thi giữa HK1 chương trình Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Đề thi số 1

Trường THCS Trừ Văn Thố

Đề 1

Đề thi giữa HK1 năm học 2023 – 2024

Môn Toán 7 – CTST

Thời gian: 60p

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án trả lời đúng nhất.

Câu 1. _NB_ Chu kỳ của số thập phân vô hạn tuần hoàn \(-3,15\left( 6 \right)\) là:

A.56                B. 6.                             C. 12.                          D. 5

Câu 2. _TH_ Giá trị của biểu thức \({{2}^{5}}.\frac{1}{{{2}^{2}}}\) là

A. 1.                                        B. 8.                             C. \({{9}^{2}}\).                           D. \({{9}^{4}}.\)

Câu 3. ­_NB_ Căn bậc hai số học của 81 là

A. \(9\).                            B. \(-9\).                         C. \(\pm 9\).                   D. \(81\).

Câu 4. ­_NB_ Số \(\sqrt{3}\) thuộc tập hợp số nào sau đây?

A. \(\mathbb{R}\).           B. \(\mathbb{Z}\).         C. \(\mathbb{Q}\).        D. \(\mathbb{N}\).

Câu 5. _NB_ Giá trị tuyệt đối của -7,5 là

A. \(8\).                            B. \(-7,5\).                      C. \(7,5\).                       D. \(-8\).

Câu 6. _NB­_Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương.            

B. Số 0 là số hữu tỉ dương.                                    

C. Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm.       

D. Tập hợp \(\mathbb{Q}\) gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Câu 7. _NB_ Cho các số sau: \(\frac{5}{4};3\frac{2}{5};\frac{-2}{7};\frac{0}{3};\frac{3}{0};\frac{-8}{-8};0,625\). Hãy cho biết số nào không phải là số hữu tỉ?

A. \({{\frac{5}{4} ; 3 \frac{2}{5} ; \frac{-2}{7} ;-\frac{13}{17} ; \frac{0}{3} ; \frac{3}{0} ; \frac{-8}{-8} ; 2,5 ; 0,625}}.\)                                       B. \(0,625.\)                      C. \(\frac{-2}{7}.\)                       D. \(3\frac{2}{5}.\)

Câu 8. _NB_ Khẳng định nào dưới đây là đúng

A. Hai góc đối đỉnh thì bù nhau.                              B. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

C. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.                          D. Hai góc đối đỉnh thì phụ nhau.

Câu 9. _TH_ Cho hình vẽ, biết \(x\,\text{//}\,y\) và \(\widehat{{{\mathrm{M}}_{1}}}\mathrm{=}55{}^\circ \). Tính số đo góc \({{N}_{1}}\).

A. \(\widehat{{{\mathrm{N}}_{1}}}\mathrm{=}35\mathrm{ }\!\!{}^\circ\!\!\text{ }\).     

B. \(\widehat{{{\mathrm{N}}_{1}}}\mathrm{=}55\mathrm{ }\!\!{}^\circ\!\!\text{ }\).

C. \(\widehat{{{\mathrm{N}}_{1}}}\mathrm{=}65\mathrm{ }\!\!{}^\circ\!\!\text{ }\). 

D. \(\widehat{{{\mathrm{N}}_{1}}}\mathrm{=}125\mathrm{ }\!\!{}^\circ\!\!\text{ }\).

Câu 10. _ NB_ Đọc tên các tia phân giác trong hình vẽ sau.

A. AB, BE là các tia phân giác.                            B. AD, BC là các tia phân giác.

C. AD, BE là các tia phân giác.                            D. AD, AB là các tia phân giác.

Câu 11. _NB_ Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó?

A. Không có.                   B. Có vô số.                  C. Có ít nhất một.          D. Chỉ có một.

Câu 12. _NB_ Chọn câu trả lời đúng.

Trong định lí: " Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia." Ta có giả thiết là:

A. "Nếu một đường thẳng vuông góc".

B. "Nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

C. "Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

D. "Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song".

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) _TH, VD_ Thực hiện phép tính

a) \(\frac{-3}{4}+\frac{11}{12}\)                            b) \(\frac{-8}{3}.\frac{2}{11}-\frac{8}{3}:\frac{11}{9}\)

c) \(0,1.\sqrt{9}+0,2.\sqrt{16}\)                            d) \({{\left( \frac{-1}{3} \right)}^{2}}-\frac{3}{8}:{{\left( 0,5 \right)}^{3}}+{{1234}^{0}}\)

Câu 2 (1 điểm)_VD_ Tìm x, biết:

              a) \(x-\frac{3}{5}=0,2\)                                                b) \(\left| x-2 \right|=5\)

Câu 3 (1 điểm) _NB_ Cho hình vẽ sau, hãy chỉ ra:

a) Các cặp góc kề bù.

b) Các cặp góc đối đỉnh.

Câu 4 (2 điểm) _TH, VD_ Cho \(\Delta ABC có \widehat{ABC}=70{}^\circ ,\,\,\widehat{ACB}=40{}^\circ\). Vẽ tia Cx là tia đối của tia CB. Vẽ tia Cy là tia phân giác của \(\widehat{ACx}\).

a) Tính \(\widehat{ACx},\,\,\widehat{xCy}\).              

b) Chứng minh rằng \(AB\,\text{//}\,Cy\).

Câu 5 _VDC_(1 điểm): Tính \(A=\frac{1}{-2}.\frac{1}{3}+\frac{1}{-3}.\frac{1}{4}+...+\frac{1}{-9}.\frac{1}{10}\)

 

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN TOÁN – LỚP 7

 

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

B

B

A

A

C

A

A

B

D

C

D

D

 

2. Đề thi số 2

Trường THCS Trừ Văn Thố

Đề 2

Đề thi giữa HK1 năm học 2023 – 2024

Môn Toán 7 – CTST

Thời gian: 60p

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)  

Câu 1. Chọn khẳng định đúng

A.  \(\frac{3}{-4}\in \mathbb{Q}.\).                B. \(\frac{3,2}{2}\in \mathbb{Q}\).                 C.   \(\frac{-9}{5}\notin \mathbb{Q}\).                   D.  \(-6\in \mathbb{N}\).

Câu 2.Trong các số hữu tỉ sau số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{-3}{\,4}\)

A.  \(\frac{-12}{\,15}\)                       B. \(\frac{-20}{\,28}\)                       C.  \(\frac{24}{\,-32}\)                     D. \(\frac{-28}{\,36}\)

Câu 3. Kết quả của phép tính: \(\left( \frac{11}{12}\text{:}\frac{\text{33}}{\text{16}} \right)\cdot \frac{9}{5}\!\!\!\!\text{ }\begin{align} & \\ & \\ \end{align}\)

A. \(\frac{4}{\text{5}}\)                    B. \(\text{ }\frac{1}{\text{5}}\)                         C. \(\text{  }\frac{\text{-1}}{\text{5}}\)               D. \(\ \ \frac{\text{-4}}{\text{5}}\)

Câu 4. Giá trị của \(x\) trong phép tính \(\frac{2}{5}-\frac{1}{5}x=\frac{1}{3}\) bằng

A. \(\frac{5}{3}.\)                    B. \(\frac{-5}{3}.\)                   C. \(\frac{-1}{3}.\)                  D. \(\frac{1}{3}.\)

Câu 5. Căn bậc hai số học của 49 là

A. \({{7}^{{}}}v{{\grave{a}}^{{}}}(-7)\)                   B. \(\frac{-1}{49}.\)                 C. \(-7.\)                       D. \(7.\)

Câu 6. Khẳng định đúng là

A. \(\left| -3,5 \right|=-3,5\)       B. \(\left| -3,5 \right|=3,5.\)       C. \(\left| -3,5 \right|=\pm 3,5\)             D. \(\left| -3,5 \right|>3,5.\)

Câu 7. Phân số nào có thể viết dưới dạng rút gọn?

A. \(\frac{20}{6}\)                                  B.  \(\frac{-6}{3}\)                   C. \(\frac{3}{10}\)                      D.  \(\frac{5}{10}\)

Câu 8. Giá trị  \(x \in Q\) thoả mãn đẳng thức \(\left| x-1,7 \right|=2,3\) là: 

A. x = 4  hoặc  x = - 0,6         B. x =  - 0,6            C. x =  4              D.  x = 1

Câu 9. Giá trị của đẳng thức \(\sqrt{{{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}}}\)

A. 36.                                      B. -36.                                      C. 6.                           D. -6.

Câu 10. Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì

A. a // b.                     B. a cắt b.                 C. a vuông góc với b.                          D. a trùng với b.

Câu 11. Cho hình vẽ số đo góc x ở hình vẽ là:

A. 900                                   B. 680                          C. 1120                        D. 800                                                                    

Câu 12:  Cho hình vẽ sau, Ax//By góc ACB có giá trị là

A. \(76^0\)                   B.  \(79^0\)                   C.  \(78^0\)                   D. \(77^0\)

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

3. Đề thi số 3

Trường THCS Trừ Văn Thố

Đề 3

Đề thi giữa HK1 năm học 2023 – 2024

Môn Toán 7 – CTST

Thời gian: 60p

 

PHẦN 1- TRẮC NGHIỆM (3điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1(NB).  Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên.                   B. Mọi số hữu tỉ dều là số nguyên.         

C. Mọi phân số đều là số nguyên.              D. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ.  

Câu 2 (NB). Trong các số hữu tỉ sau số nào biểu diễn số hữu tỉ  \(\frac{-1}{2}\)?

A . \(\frac{1}{2}\)          B.  \(\frac{2}{-4}\)                   C. \(\frac{5}{15}\)                   D. \(\frac{12}{24}\)

Câu 3(TH).  Kết quả phép tính \({{4}^{3}}{{.4}^{9}}\) bằng

A. \({{4}^{6}}\)             B. \({{4}^{10}}\)           C.\({{4}^{^{12}}}\)                D. \({{2}^{20}}\)

Câu 4. (TH) Kết quả phép tính: \(\frac{1}{4}+\frac{-1}{2}\)bằng 

A. \(\frac{-1}{4}.\)                            B.  \(\frac{1}{6}.\)                       C.  \(\frac{-1}{8}.\)                  D. \(\frac{-1}{6}.\)

Câu 5. (NB) Căn bậc hai  của 25 là.

A. \(5\) và \(-5\)                       B.  \(-5\)                C.  \(-25\)                        D. \(5\)

Câu 6. (TH) Kết quả làm tròn số 0,999 đến chữ số thập phân thứ hai là:

A.  0,10                   B.  0,910                C. 0, 99             D. 1,00

Câu 7. (NB) Trong các số sau số nào là số vô tỷ ?

A. 6.                     B. -5.                      C. \(\sqrt{6}.\)                       D. \(\frac{4}{5}.\)

Câu 8. (NB) Phân số nào sau đây biểu diễn được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. \(\frac{27}{512}\).                  B. \(\frac{13}{6}.\)                      C. \(\frac{3}{2}\).                        D. \(\frac{-1}{4}\).

Câu 9 (NB).  Quan sát hình vẽ bên. Số đo của góc \(\widehat{xOx'}\) bằng

A. \({{45}^{\text{o}}}\).                             B. \({{135}^{\text{o}}}\).

C. \({{90}^{\text{o}}}\).                             D. \({{180}^{\text{o}}}\).

Câu 10 (NB). Tia Ot là tia phân giác của góc xOy thì

A. \(\widehat{xOy}=\widehat{yOt}.\)                                           B. \(\widehat{xOt}+\widehat{tOy}=\widehat{xOy}.\)       

C. \(\widehat{xOt}=\widehat{tOy}=\frac{\widehat{xOy}}{2}.\)      D. \(\widehat{xOy}-\widehat{tOy}=\widehat{xOt}\)

Câu 11 (NB). Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua M mà song song với a ?  

A. Vô số                                               B. 2 đường.

C.  Có một và chỉ 1 đường.                 D. Không có đường nào.

Câu 12 (TH). Cho hình vẽ biết \(x//y\) thì

A. \({{\hat{M}}_{1}}={{\hat{N}}_{1}}.\)                   B. \({{\hat{M}}_{3}}={{\hat{N}}_{1}}.\)              C. \({{\hat{M}}_{4}}={{\hat{N}}_{4}}.\)              D. \({{\hat{M}}_{4}}={{\hat{N}}_{1}}.\)

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 7 CTST năm 2023 - 2024 Trường THCS Trừ Văn Thố có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF