OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2023-2024 trường THCS Trần Phú

19/10/2023 1 MB 169 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231019/858378807015_20231019_160747.pdf?r=5003
ADMICRO/
Banner-Video

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Phú dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt trước kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT

Thời gian làm bài : 45 phút

1. Đề thi

Phân môn Địa lí

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường hay có hiện tượng nào sau đây?

A. Nhiều phù sa.

B. Đóng băng.

C. Giàu thủy sản.

D. Gây ô nhiễm.

Câu 2. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây?

A. Nê-grô-it.

B. Môn-gô-lô-it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Ôt-xtra-lô-it.

Câu 3. Năm 2020, Liên minh châu Âu có diện tích khoảng

A. 4,1 triệu km2.

B. 4,2 triệu km2.

C. 4,3 triệu km2.

D. 4,4 triệu km2.

Câu 4. Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

A. dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

B. kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh, đồng.

C. dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

D. khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh).

Câu 5. Các chất khí gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là

A. NO2, CH4, SO2, PM2.5.

B. NO2, NH4, CFC, PM2.5.

C. NO2, NH3, SO2, PM2.5.

D. NO2, H2O, CO2, PM2.5.

Câu 6. Đường bờ biển của châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều đảo, các đảo, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, khúc khuỷu.

B. Dài, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, nhiều vũng vịnh.

C. Nhiều bán đảo, ô trũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, đầm phá rộng.

D. Ngắn, nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, nhiều đảo lớn.

Câu 7. Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hóa

A. thấp.

B. cao.

C. rất thấp.

D. rất cao.

Câu 8. Ở châu Âu, những đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu.

B. Nam Âu.

C. Tây Âu.

D. Đông Âu.

Câu 9. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng chưa gia nhập Liên minh châu Âu?

A. Thụy Sĩ.

B. Ba Lan.

C. Bun-ga-ri.

D. Hà Lan.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

A. Ba mặt tiếp giáp với biển, đại dương rộng lớn.

B. Lãnh thổ có dạng hình khối, nhiều dãy núi cao.

C. Tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu, châu Phi).

D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do

A. diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng.

B. ba mặt có biển và đại dương bao bọc.

C. nằm ở đới ôn hòa, nhiều dãy núi cao.

D. đường bờ biển bị cắt xẻ và nhiều đảo.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với đới ôn hòa ở châu Á?

A. Có rừng mưa nhiệt đới gió mùa điển hình.

B. Thành phần loài đa dạng, có nhiều gỗ tốt.

C. Vùng núi phổ biến thảo nguyên, băng tuyết.

D. Phổ biến hoang mạc cực và đồng rêu rừng.

II. Tự luận

Câu 1. Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Quốc gia/khu vực

Hoa Kì

EU

Trung Quốc

Nhật Bản

Thế giới

GDP

20 893,7

15292,1

14722,7

5057,8

84 705,4

a) Tính tỉ trọng GDP của các quốc gia/khu vực năm 2000.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của một số quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2020.

Phân môn Lịch sử

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 3. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”.

D. tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn

A. giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.

B. có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.

C. thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.

D. dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.

Câu 5. Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. công điền.

B. tịch điền.

C. quân điền.

D. doanh điền.

Câu 6. Dưới thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. tiểu thuyết chương hồi.

B. kinh kịch.

C. thơ.

D. văn biền ngẫu.

Câu 7. “Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối giữa

A. phương Đông và phương Tây.

B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. các nước Đông Nam Á với phương Tây.

D. Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến?

A. Tỳ bà hành (của Bạch Cư Dị).

B. Tây sương kí (của Vương Thực Phủ).

C. Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm Tài Nhân).

D. Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung).

Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ dưới thời Vương triều Mô-gôn là

A. chùa hang A-gian-tan.

B. Đại bảo tháp San-chi.

C. Lăng Ta-giơ-Ma-han.

D. đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 10. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì

A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.

B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.

D. Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 11. Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII),

nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ

A. Vương quốc Su-khô-thay.

B. Vương quốc A-út-thay-a.

C. Vương quốc Lan Xang.

D. Vương quốc Chăm-pa.

Câu 12. Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ Latinh của phương Tây.

II. Tự luận

Câu 1:

a. Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?

b. Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?

2. Đáp án

Phân môn Địa lí

I. Trắc nghiệm

1-B

2-C

3-A

4-C

5-C

6-B

7-B

8-A

9-A

10-D

11-B

12-C

II. Tự luận

Câu 2:

a) Tính toán

- Công thức: Tỉ trọng GDP = Giá trị thành phần / Tổng giá trị x 100 (%).

- Áp dụng công thức, ta tính được % Tỉ trọng GDP của Hoa Kì = 20893,7 / 84705,4 = 24,7%. Làm tượng tự, ta tính được của kết quả sau: EU (18,2%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản (6,0%).

b) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020

Phân môn Lịch sử

I. Trắc nghiệm

1-D

2-A

3-A

4-A

5-C

6-C

7-A

8-D

9-C

10-A

11-D

12-C

II. Tự luận

Câu 1:

a) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí:

- Tác động tích cực:

+ Mở ra những con đường hàng hải mới; tìm ra những vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển…

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa.

b) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, thế kỉ XVI – XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa Đại Việt tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế.

- Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị, như: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,...

- Cùng với các thuyền buôn phương Tây, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến Đại Việt truyền đạo, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây.

- Các nước tư bản phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đại Việt.

 

Trên đây toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024 ​có đáp án trường THCS Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF