OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 2 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

04/12/2020 1.09 MB 1218 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201204/92993243954_20201204_160334.pdf?r=2281
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5.5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai?

Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ mặt trong đoạn thơ trên. Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc; từ mặt nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Câu 3: Ở khổ đầu của bài thơ, tác giả cũng nhắc tới các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng. Theo em, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ thơ đầu và khổ thơ trên khác nhau như thế nào?

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích).

PHẦN II. TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân:

“Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Thành nghĩa là gì? - Nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa; việc phải dù tính mạng cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng.

Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; đem lòng thành ấy ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với người đồng loại, ở với hết mọi loài cũng nên người có nhân có nghĩa, có tín huệ. Thánh hiền, Tiên, Phật, cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.

Những người có tài mà hay khinh bạc, lời nói vẫn hay việc làm vẫn giỏi, đến khi hoạn nạn hay đổi lòng, gặp lúc kinh quyền hay biến tiết, cũng vì không có chí thành làm bản lĩnh.

Chí thành cũng có lúc xử trí, có lúc dụng mưu. Nếu cứ chắc như đười ươi, thẳng như ruột ngựa, như thế gọi là ngu thành, chỉ đủ cho người ta đánh lừa, hay người ta nói dối.

Người ta thường nói: "Không biết nói dối, không buôn bán được, cứ giữ thật thà không ra ngoài được", ấy là lời nói của những người quen lèo lá hàng chợ. Cho nên người nước ta ở với nhau không có đoàn thể, ra đến ngoài không có người tin, cũng vì tập nhiễm những câu hủ bại ấy mà mới mất hẳn cái đạo chí thành đi. Người có chí thành mới là người có giá trị, như ông tượng gỗ, vàng son rực rỡ là đồ trang sức bên ngoài; mà thần minh cảm ứng là cái chí thành ở trong. Nếu không có thần minh cảm ứng, thì có ai thờ chi ông tượng gỗ.

(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò), dẫn theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội 1951)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Đoạn văn nói về vấn đề gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu “Người có chí thành mới là người có giá trị” khi đặt trong các mối quan hệ?

II. LÀM VĂN (8.0 điểm)

 Cảm nhận của anh/chị về trích đoạn Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2:

Nội dung đoạn văn: nói về người chí thành và phân biệt rõ với người không chí thành. Chí thành có thể làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3:

- Câu nói: Người có chí thành mới là người có giá trị trong các mối quan hệ là: Sự tốt đẹp của người có chí thành trong tư cách của một người con đối với cha mẹ, một bề tôi đối với đất nước, một người anh đối với em, một người vợ đối với chồng, một người bạn đối với bằng hữu và một con người đối với đồng loại của mình.

- Lời khuyên đối với con người: ai cũng cần phải có chí thành dù trong cương vị, tư cách nào cũng có thể đạt tới sự chí thành.

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận vấn đề.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF