OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Hô hấp tế bào Sinh học 10 nâng cao

05/05/2020 1.08 MB 1747 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200505/30457835287_20200505_112013.pdf?r=1437
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Hô hấp tế bào Sinh học 10 nâng cao với các bài tập tính toán về kiến thức hô hấp tế bào như: khái niệm, cơ chế, ý nghĩa,... sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài môn Sinh học 10 để đạt kết quả cao cho các kỳ thi săp tới. 

 

 
 

BÀI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: HÔ HẤP TẾ BÀO SINH HỌC 10

Bài tập 1:   

1. Hệ số hô hấp là gì? Nêu ý nghĩa của hệ số hô hấp?

2. Quá trình hô hấp của cây đã sử dụng một nguyên liệu theo phương trình phản ứng sau:

            C18H36O2 + ? O2 →→→→ ?CO2 + ?H2O

 Cân bằng phương trình phản ứng và cho biết nguyên liệu sử dụng trong phản ứng thuộc loại chất nào?

Hướng dẫn giải

1.

  • Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 tạo ra trên số phân tử O2 lấy vào trong hô hấp
  • Ý nghĩa của RQ:
    • Thông qua RQ ta biết được nguyên liệu hô hấp à tình trạng hô hấp của cây
    • Dựa vào RQ ta quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây

2.

  • Cân bằng phương trình:  C18H36O2 +  26O2 →→→→→ 18CO2 + 18H2O
  • Hệ số hô hấp = 18/26 = 0,69 (<1)
  • Kết luận: Nguyên liệu trên có thể là lipit

Bài tập 2: Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa các phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi cơ thể hô hấp và trong quá trình hô hấp cứ 1phân tử NADH qua chuỗi chuyền eletron thì tế bào thu được 3 ATP; 1phân tử FADH2 qua chuỗi chuyền electron tế bào thu được 2 ATP.

a) Hãy tính (RQ) khi nguyên liệu hô hấp là C6H12O6 (Glucôzơ).

b) Tính số phân tử ATP mà tế bào thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp và tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ?

Hướng dẫn giải

a) Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp mà nguyên liệu là glucôzơ:

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

=> Chỉ số hô hấp (RQ) = 6/6 = 1

b) Quá trình hô hấp được chia làm 3 giai đoạn:

  • Đường phân: Tạo ra 2 ATP và 2 NADH
  • Chu trình crep:Tạo ra 2 ATP và 8 NADH, 2FADH2
  • Chuỗi chuyền electron hô hấp: Qua chuỗi chuyền electron: 1NADH  tạo 3 ATP; 1FADH2 tạo 2 ATP => Số phân tử ATP được tạo ra qua chuỗi chuyền điện tử = 34 ATP

→ Như vậy, tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ là 38 ATP.

Bài tập 3: Nấm dị hoá Glucôzơ giải phóng ATP bằng 2 cách:

  • Hiếu khí : C6H12O6 + O2 →→→→→ CO2 + H2O
  • Kị khí C6H12O6  →→→→→ C2H5 OH + CO2

Loài nấm này được nuôi cấy trong môi trường chứa Glucôzơ. Một nửa lượng ATP được tạo ra do hô hấp kị khí.

a) Tính tỉ lệ giữa tốc độ dị hoá Glucôzơ theo kiểu hiếu khí và kị khí?

b) Tính lượng O2 tiêu thụ được chờ đợi?

c) Tính lượng CO2 thải ra được chờ đợi?

Hướng dẫn giải

  • Hiếu khí: C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
  • Kị khí : C6H12O6 = 2C2H5OH + 2CO2 + 2 ATP.
  • Dị hoá gluco theo kiểu hiếu khí và kị khí là : 38/2 = 19 lần.
  • Lượng O2 tiêu thụ là : 6mol.
  • Lượng Gluco tiêu thụ là : 1mol + 19mol = 20 mol.
  • Lượng O2 tiêu thụ chờ đợi là: 6/20 = 0,3 mol O2/ mol gluco.
  • Lượng CO2 thải ra là: 19.2 + 6 = 44 mol.
  • Lượng CO2 thải ra chờ đợi là: 44/20 = 2.2 mol CO2/ mol gluco.

Bài tập 4: Tính năng lượng thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp khi oxi hóa hết 18g Glucozo?

Hướng dẫn giải

  • Tính hệ số hô hấp: 18g glucozo ứng với 0,1mol => có 0,1 * 6,02.1023 phân tử
  • Đường phân từ 1 phân tử glucozo tạo ra 2 ATP
  • Nếu không có oxi thì từ 1 glucozo tạo 2ATP
  • Nếu có oxi thì ở chu trình Creps tạo ra 2 ATP
  • Chuỗi chuyền electron tạo ra 34 ATP

Bài tập 5: So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep.

Hướng dẫn giải

So sánh

  • Đường phân tạo 2ATP 7,3 x 2 / 674 2,16%
  • Chu trình Crep 2ATP 7,3 x 2 / 674 2,16%             
  • Chuỗi truyền electron 7,3 x 34 / 674 36,82%
  • Hô hấp hiếu khí 38ATP 7,3 x 38 / 674 41,15%

Bài tập 6: Trong quá trình hô hấp nội bào có 7 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra?

Hướng dẫn giải

Số NADH và FADH2 tạo ra:

  • Số NADH tạo ra: 7 x 10 = 70
  • Sô FADH2 tạo ra: 7 x 2 = 14

Bài tập 7: Tính hệ số hô hấp của các chất sau và rút ra kết luận gì về những kết quả thu được: Glucôzơ  (C6H12O6), Glixerin (C3H8O3), Axit Tartric (C6H4O6), Axit Oxalic (C2H2O4), - Axit panmitic: C15H31COOH; - Axit stearic: C17H35COOH; - Axit sucxinic: HOOC - CH2 - CH2 – COOH; - Axit malic: HOOC - CH2 - CHOH – COOH

Hướng dẫn giải

Cách giải

Kết quả

Glucôzơ

C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O

RQ = 6/6 =1

Axit Oxalic

2 C2H2O4 + O2 = 4 CO2 + 2 H2O

RQ = 4 : 1 = 4

Axit Malic

2 C4H6O5 + 6 O2 = 8 CO2 + 6 H2O

RQ = 8 : 6 = 4/3

Glixerin

2 C2H8O3 + 7 O2 = 6 CO2 + 8 H2O

RQ = 6: 7 = 0,86

Axit Stearic

C18H36O2 + 26 O2 = 18 CO2 + 18 H2O

RQ=18: 26=0,69

Axit Tartric

C6H4O6 + 4 O2 = 6 CO2 + 2 H2O

RQ = 6 : 4 = 1,5

Axit sucxinic

C4H6O4 + 5 O2 = 4 CO2 + 6 H2O

RQ = 4 : 5 = 0,8

 

Bài tập 8: Sau đây là phản ứng tổng quát của quá trình ôxi hoá một loại thức ăn hữu cơ (được kí hiệu là X) trong cơ thể: X + 80 O2 = 57 CO2 + 52 H2O + Năng lượng. Hª số hô hấp bằng bao nhiêu? X thuộc loại chất gì? Nêu ý nghĩa của hệ số hô hấp.

Hướng dẫn giải

  • Chỉ số hô hấp (RQ) = 57/80 <1 (Là tỉ số CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
  • Chất X là Lipit hoặc Prooteein

*Ý nghĩa:

  • Biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm Chất gì.
  • Biết được tình trạng hô hấp của cây để có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.
  • RQ > 1 nhiều chất hưu cơ đang được tạo thành cây đang hô hấp sáng

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Hô hấp tế bào Sinh học 10 nâng cao. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF