OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập tự luận bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 năm 2020

29/12/2020 1.01 MB 551 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201229/716269026788_20201229_172739.pdf?r=3137
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập tự luận bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 năm 2020 được biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BÀI TẬP TỰ LUẬN BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

Câu 1: Giảm phân là gì ? Vì sao gọi là giảm phân ?

TL:

- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kỳ chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n).

- Gọi là giảm phân vì số NST ở tế bào con (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

Câu 2:

a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?

TL:

a.

- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.

- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Ở kì sau I:

+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.

+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân  là sự phân li đồng đều.

b.

-  Qua giảm phân I, số lượng NST ở  tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.

- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn.

- Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm.

Câu 3:

- Bộ NST có tính đặc trưng cho từng loài sinh vật. Em hãy chứng minh?

- Tại sao diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?

- Trong giờ thực hành một học sinh đếm được trong tế bào sinh dưỡng của một người chứa 45 nhiễm sắc thể. Người này thuộc giới tính nào, hãy nêu đặc điểm của người có bộ NST nói trên? Cho rằng các NST thường, tồn tại thành cặp tương đồng.

TL:

*NST có tính đặc trưng cho từng loài sinh vật về hình dạng và số lượng

NST:

a

- Số lượng :

+ Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST lưỡng bội của tế bào là 2n.

Ví dụ : ở người 2n = 46

            ở ruồi Giấm: 2n = 8

+ Trong tế bào giao tử, số lượng NST giảm đi một nửa:

ví dụ : ở người 2n = 46 thì số lượng NST trong tế bào giao tử là n = 23, ở ruồi Giấm: n = 4

Tuy nhiên số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài. ví du ở người 2n = 46 ; ở gà 2n =78

b.

- Về hình dạng kích thước:

+ NST có hình dạng khác nhau: hình que, hình chữ V, hình hạt.

+ Ở các loài khác nhau NST có kích thước khác nhau

+ NST có hình dạng đặc trưng nhất ở kì giữa của quá trình phân bào.

- Vì ở kì sau của giảm phân I diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng, chúng có thể bắt chéo với nhau, nên có sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân, tạo ra vô số biến dị tổ hợp phong phú.

- Người có 45 NST đã cho là nữ

- Đặc điểm:

+ Cặp NST giới tính bị khuyết 1 chiếc (OX)

+ Bị mắc hội chứng Tớcnơ: Nữ lùn, cỏ ngắn, tuyến vú không phát triển, trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, si đần vô sinh.

Câu 4: Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân

TL:

Các kì

Những biến đổi cơ bản của NST

Kì đầu

- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.

 

- NST duỗi xoắn cực đại ở kỳ trung gian để NST có thể thực hiện được các hoạt động chức năng như: Nhân đôi NST chuẩn bị cho nguyên phân, tổng hợp mARN.

- NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa của nguyên phân có tác dụng giúp NST phân li dễ dàng về 2 cực của tế bào.

Câu 5:

- Một giao tử của một cơ thể ruồi giấm có kiểu di truyền  AbDdY

- Xác định các loại giao tử của cơ thể ruồi giấm trên có thể tạo ra.

TL:

Phân tích:

1- GT này chứa NST giới tính tính Y chứng tỏ cơ thể ruồi giấm mang loại GT này là giới đực.

2- GT này mang cả cặp gen Dd vì vậy đây là GT đột biến dị bội thể

3- Ngoài loại GT đột biến thì cơ thể này vẫn có thể tạo GT bình thường

( kí hiệu AbDd hiểu là gen hay NST đều được)

4- Để tạo GT AbDdY cơ thể mang loại GT này có thể có kiểu gen:

AABbDdXY: Cho 8 loại GT bình thường và 8 loại GT đột biến

AAbbDdXY: Cho 4 loại GT bình thường và 4 loại GT đột biến

AaBbDdXY: Cho 16 loại GT bình thường và 16 loại GT đột biến

AabbDdXY: Cho 8 loại GT bình thường và 8 loại GT đột biến

Câu 6:

a/ Có ý kiến cho rằng bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh của nam giới vì bệnh

chỉ xuất hiện ở người nam. Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.

b/ Hai hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp một số lần không bằng nhau, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 612 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử hai có số lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của hợp tử một. Ở kì giữa của nguyên phân, trong mỗi tế bào có 34 nhiễm sắc thể kép. Hãy tìm:

b.1/ Số lần nguyên phân của hợp tử một và hợp tử hai.

b.2/ Số loại giao tử tối đa có thể thu được qua giảm phân.

b.3/ Số kiểu hợp tử tối đa có thể thu được qua thụ tinh.

Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường.

TL:

a/ Sai

- Bệnh mù màu, máu khó đông do gen lặn / nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.

- Kiểu gen nam bệnh XaY, / kiểu gen nữ bệnh XaXa

- Bệnh thường xuất hiện ở nam, ít xuất hiện ở nữ / vì ở nữ tồn tại cặp NST XX nên gen lặn khó biểu hiện ra kiểu hình

b.1/ Mỗi tế bào ở kỳ giữa có 34 NST kép à 2n = 34

Gọi k là số lần nguyên phân của hợp tử 1 (k > 0)

→ số lần nguyên phân của hợp tử 2 là 2k

Theo đề bài ta có: 2n.(2k  + 22k - 2) = 612

→ 2 k  + 2 2k = 20

→ 2 k  + 2 2k – 20 = 0

Đặt 2 k = t

→ t +  t 2 – 20 = 0

Giải phương trình ta được: k = 2 → 2k = 4

Vậy số lần nguyên phân hợp tử 1 là 2 số lần nguyên phân hợp tử 2 là 4

b.2/   Số loại giao tử là 2n  = 2 17

b.3/   Số kiểu hợp tử  = 2n x 2n = 2 34

Câu 7

Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân? Bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân có ý nghĩa như thế nào?

TL:

- Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.

- Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân:

+ Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần.

+ Có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.

- Ý nghĩa

+ Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bµo và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính.

+ Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài.

+ Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trùy ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính

Câu 8

a. Trình bày hoạt động chính của NST ở kì trung gian của phân bào, kì giữa nguyên phân, kì sau nguyên phân, kì giữa giảm phân I, kì sau giảm phân I.

b. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử. Giải thích?

c. Quan sát hình ảnh hai kì phân bào liên tiếp  của tế bào một loài sinh vật.

 - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài? Giải thích?

 - Viết kí hiệu NST của giao tử sinh ra từ tế bào này?

 - Đây là cơ chế của loại biến dị nào?

TL:

a. Trình bày hoạt động chính của nhiễm sắc thể

Kì trung gian của phân bào:

+ NST đang ở dạng sợi mảnh nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động

+ NST co ngắn hiện rõ dần.

Kì giữa nguyên phân:

+ NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài.

+ NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động.

- Kì sau nguyên phân: Tâm động tách đôi, mỗi NST kép tách thành hai NST đơn phân li về một cực của tế bào.

- Kì giữa giảm phân I:

+ NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài.

+ NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động, trong mỗi hàng chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng.

- Kì sau giảm phân I:Xảy ra sự phân li 2 NST kép trong cặp tương đồng về hai cực tế bào.

b. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử:

- Kì đầu của GPI có thể xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép khác nguồn gốc trong cặp tương đồng tạo nhóm gen liên kết mới.

-  Kì sau GP I có sự phân li độc lập của NST kép trong cặp tương đồng, tiếp theo có sự tổ hợp tự do của bộ NST kép đơn bội tại mỗi cực tế bào. Vì vậy từ 1 tế bào sinh giao tử (2nNST) qua giảm phân I tạo ra 2n loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST(nếu không có đột biến và TĐC).

c. Quan sát hình ảnh hai kì phân bào liên tiếp của tế bào một loài sinh vật:

 - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội: 2n = 8 NST.

- Giải thích: TB có NST xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi vô sắc vậy TB đang ở kì giữa GPI, kì này số NST trong tế bào là 2n kép (8NST kép).

- Viết kí hiệu giao tử sinh ra từ tế bào: (n – 1), (n+1)

- Đây là cơ chế của loại biến dị: Đột biến dị bội.

Câu 9. Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu  có bộ NST 2n?

TL:

- Cơ chế hình thành TB n: Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST

- Cơ chế hình thành TB 2n:

+ Cơ chế nguyên phân: Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST.

+ Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST, qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST.

- Cơ chế hình thành TB 3n Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân không bình thường tạo giao tử mang 2n NST (0.25 điểm), qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF