OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm quần thể Sinh học 12 mức độ nhận biết

20/07/2019 575.11 KB 966 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190720/676961335537_20190720_163327.pdf?r=920
ADMICRO/
Banner-Video

Bài tập nhận biết quần thể do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TẬP NHẬN BIẾT QUẦN THẾ

 

Câu 1: 1 Quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối.

A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa                                                    B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA  : 0,24Aa : 0,40aa                                                   D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Câu 2: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:

A.46,8750 %                  B.48,4375 %                         C.43,7500 %                 D.37,5000 %

Câu 3: Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa ,thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :

A.51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa       

B.57, 250 % AA : 6,25 % Aa :  36,50 %aa

C.41,875 % AA  : 6,25 % Aa : 51,875 % aa    

D.0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

Câu 4: Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?

A. n = 1                        B. n = 2                            C. n = 3                      D. n =  4

Câu 5: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là:  0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào?

A.0,25AA + 0,15Aa +  0,60aa  = 1                    B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1

C.0,625AA + 0,25Aa +  0,125 aa = 1                     D.0,36AA +  0,48Aa + 0,16aa = 1

Câu 6: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu?

A. n = 1                        B. n = 2                            C. n = 3                      D. n =  4

Câu 7: Một quần thể Thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:

A.0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa                                              B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA  : 0,24Aa : 0,40aa                                                   D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Câu 8: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2

A. 12,5%.                          B. 25%.                       C. 75%.                      D. 87,5%.

Câu 9: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?

A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.                                                

B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.

C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.                                                

D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

BÀI TẬP NGẪU PHỐI: ( GIAO PHỐI TỰ DO, TẠP GIAO )

Câu 1: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. QT I : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.                               B.QT II:  0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.                  D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

Câu 2: Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là :

A.0,265 và 0,735                  B.0,27 và 0,73                       C.0,25 và 0,75               D.0,3 và 0,7

Câu 3: Gen BB qui định hoa đỏ, Bb qui định hoa hồng, bb qui định hoa trắng. Một quần thể có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1

A) 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1.                 B) 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1

C) 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1.                 D) 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1

Câu 4: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu gen dị hợp là:

A. 1,98.                            B. 0,198.                      C. 0,0198.                 D. 0,00198

Câu 5: Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 1020 chuột lông xám đồng hợp, 510 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể.

Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a) và b) sau đây:

  1. Tần số tương đối của mỗi alen là:

A. A: a  =  1/6  : 5/6        B. A: a  =  5/6  : 1/6       C. A: a  =  4/6  :  2/6     D A: a  =  0,7  : 0,3 

      b) Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:

      A. AA = 1000;  Aa = 2500;   aa = 100                     B.  AA = 1000;  Aa = 100;   aa = 2500 

      C. AA = 2500;  Aa = 100;   aa = 1000                    D.  AA = 2500;  Aa = 1000;   aa = 100

Câu 6: Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen qui định lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như  thế  nào ?

A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.      B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.

C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.      D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.

Câu 7: Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có hoa đỏ chiếm 84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào (B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui định hoa trắng)?

A)0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1.                        B)0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.

C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1.                        D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.

Câu 8: Quần thể người có tỷ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. Tần số tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?

A)p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30       B)p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30

C)p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30      D)p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30

Câu 9: Cho cấu trúc di truyền của 1 quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O: 0,25 IA IA + 0,20 IA IO + 0,09 IB IB + 0,12 IB IO + 0,30 IA IB + 0,04 IO IO = 1. Tần số tương đối mỗi alen IA , IB, IO là:

A) 0,3 : 0,5 : 0,2          B) 0,5 : 0,2 : 0,3            C) 0,5 : 0,3 : 0,2        D) 0,2 : 0,5 : 0,3

Câu 10: Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O chiếm 48,3%, máu A chiếm 19,4%, máu B chiếm 27,9%, máu AB chiếm 4,4%. Tần số tương đối của IA là bao nhiêu?

A)0,128.              B)0,287.              C)0,504.          D)0,209.

Câu 11: Về nhóm máu A, O, B của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số alen IA = 0,1 , IB = 0,7, Io = 0,2.Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:

A. 0, 3; 0, 4; 0, 26; 0, 04              B. 0,05; 0,7 ; 0,21; 0,04

C. 0, 05; 0, 77; 0, 14; 0, 04        D. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04

Câu 12: Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở
F3?

A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.

B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.

C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P.

D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.

Câu 13: Ở người gen qui định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen qui định dạng tóc có 2 alen (B, b) gen qui định nhóm máu có 3 alen ( IA. IB, IO ). Cho biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen nói trên ở quần thể người là:

A.54           B.24             C.10            D.64

Câu 14: Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:

A.30           B.60            C. 18           D.32

Câu 15: Ở người gen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy
định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là:
A.42           B.36           C.39            D.27

{-- Từ câu 16 - 25 của tài liệu Bài tập nhận biết quần thể vui lòng Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập nhận biết quần thể để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF