OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương I Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 có đáp án

31/03/2020 965.93 KB 658 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200331/82465234354_20200331_003700.pdf?r=9596
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương I Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm các kiến thức về các thành phần hóa học trong tế bào trong chương trình Sinh học 10 như: axitnucleotit, protein,... nhằm giúp các em có thể vừa ôn tập kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng làm bài môn Sinh học 10.  

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO SINH HỌC 10

(Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất)

Câu 29. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P.             B. C, H, O, N.     C. O, P, C, N.     D. H, O, N, P.

Câu 30. Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

B. chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.

C. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).

D. cả A, B, C .

*Câu 31. Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

A. phần lớn chúng đã có  trong các hợp chất của thực vật.

B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.

C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.

D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định.

Câu 32: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A. lipit, enzym.

B. prôtêin, vitamin.

C. đại phân tử hữu cơ.

D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.

*Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại đây là hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng

A. kali.

B. can xi.

C. magie.

D. photpho.

* Khi cây trồng thiếu photpho sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dưìng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

* Khi cây trồng thiếu ka li sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quỏ trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

* Khi cây trồng thiếu magie sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quỏ trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

* Khi cây trồng thiếu can xi sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quỏ trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

Câu 33. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A- Cacbon.

B- Hydro.

C- Oxy.

D- Nitơ.

*Câu 34. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố  chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là

A. ni tơ.

B. các bon.

C. hiđrrô.

D. phốt pho.

Câu 35. Các chức năng của cácbon trong tế bào là

A. dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.

B. cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.

C. điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.

D. thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.

Câu 36. Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì

A. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống .

B. chúng có tính phân cực.

C. có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.

D. chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

Câu 37. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.                                              B. lực gắn kết.

C. nhiệt bay hơi cao.                                                   D. tính phân cực.

Câu 38. Nước đá có đặc điểm

A- các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.

B- các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.

C- các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.

D- không tồn tại các liên kết hyđrô.

Câu 39. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

A. rất nhỏ.

B. có xu hướng liên kết với nhau.

C. có tính phân cực.

D. dễ tách khỏi nhau.

Câu 40. Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A.tĩnh điện.

B. cộng hoá trị

C. hiđrô.

D. este.

Câu 41. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.                                            

B. lực gắn kết.

C. nhiệt bay hơi cao.                                      

D. tính phân cực.

Câu 42. Nước có tính phân cực do

A. cấu tạo từ oxi và hiđrô.

B. electron của hiđrô yếu.

C. 2 đầu có tích điện trái dấu.

D. các liên kết hiđrô luôn bền vững

Câu 43. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do

A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.

B. liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.

C. liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vì đã giải phóng nhiệt.

D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.

*Câu 44. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.

B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

Câu 45. Cácbonhiđrat là hợp chất hưũ cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

A. C, H, O, N.               B. C, H, N, P.                                   C. C, H, O.          D. C, H, O, P.

{-- Nội dung đề từ câu 46-59 và đáp án của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Chương I Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương I Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF