OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hàng Hải

07/05/2020 964.96 KB 371 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200507/574789724881_20200507_150253.pdf?r=3464
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài tập trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hàng Hải dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÀNG HẢI

 

BÀI LUYỆN TẬP OXI – OZON 

Câu 1. Mô tả nào sau đây không đúng với vị trí và cấu tạo của oxi ?

          A. Nguyên tử oxi thuộc nhóm VIA.                           B. Thuộc chu kì 2. 

          C. Nguyên tử có 8 electron, 8 proton, 8 nơtron.       D. Phân tử oxi gồm 2 nguyên tử, chứa liên kết đôi.

Câu 2. Mô tả nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của O2 ?

          A. Khí không màu, không mùi, không vị.                   B. Sôi ở - 183oC. 

          C. Hơi nặng hơn không khí.                                       D. Tan nhiều trong nước.

Câu 3. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí O2 ?

          A. Chỉ cách 1                     B. Chỉ cách 2                     C. Chỉ cách 3                     D. Cách 2 hoặc Cách 3

Câu 4. Cho các phi kim: Si, N2, S, F2. Số phi kim tác dụng trực tiếp với O2 ở điều kiện thích hợp là

          A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 5. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nhau, vì

          A. chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi.      

          B. đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau. 

          C. đều có tính oxi hóa.     

          D. có cùng số proton và nơtron.

Câu 6. Nhận định nào sau đây về tính chất của oxi và ozon là đúng ?

          A. Là chất khí ở điều kiện thường.                              B. Không màu. 

          C. Không mùi.                                                              D. Oxi tan trong nước nhiều hơn ozon.

Câu 7. Khi cho băng giấy tẩm dung dịch kali iođua và hồ tinh bột vào bình khí đựng ozon thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do có xảy ra

          A. quá trình oxi hoá ozon.                                           B. quá trình oxi hoá kali.  

           C. quá trình oxi hoá iođua.                                          D. quá trình oxi hoá tinh bột.

Câu 8. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do

          A. mưa axit.                                                                  B. khí CO2 

          C. clo và các hợp chất của clo                                     D. quá trình sản xuất gang thép

Câu 9. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

          A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.                                      B. Chữa sâu răng. 

          C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.                    D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 10.(2014) Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây ?

          A. Ozon không tác dụng được với nước.                     B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

          C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.                        D. Ozon trơ về mặt hóa học.

Câu 11. Kết luận nào sau đây là đúng đối với O2 ?

          A. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất nhóm VIA.                  

          B. Phân tử khối của khí oxi là 16.                              

          C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực.    

          D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh.

Câu 12. Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào dưới đây ?

          A. H2O2.                            B. K2O.                              C. OF2.                    D. (NH4)2SO4.

Câu 13. Oxi không phản ứng trực tiếp với chất nào dưới đây ?

          A. Crom.                            B. Flo.                                C. Lưu huỳnh.                   D. Cacbon

Câu 14. Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô ?

          A. Na.                                B. Bột S.                            C. CuSO4.5H2O.               D. Bột CaO.

Câu 15. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi ?

          A. Al2O3.                           B. H2SO4 đặc.                    C. nước vôi trong.             D. dung dịch NaOH.

Câu 16. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nhau, vì

          A. chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi.            

          B. đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau. 

          C. đều có tính oxi hóa.     

          D. có cùng số proton và nơtron.

Câu 17. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p4 . Sau phản ứng hóa học, ion oxit O2− có cấu hình electron là

          A. 1s2 2s2 2p4 3s2 .             B. 1s2 2s2 2p2 .                   C. 1s2 2s2 2p6 3s2 .             D. 1s2 2s2 2p6

Câu 18. Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các câu sau :

          A. Oxi chiếm phần thể tích lớn nhất trong khí quyển.

          B. Oxi chiếm phần khốilượng lớn nhất trong vỏ trái đất.                                  

          C. Oxi tan nhiều trong nước.  

          D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí.

Câu 19. Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3, MnO2 theo tỉ lệ 4:1 về khối lượng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn hồng vào miệng ống nghiệm, thì

          A. tàn đóm tắt ngay.          B. có tiếng nổ lách tách.    C. tàn đóm bùng cháy.      D. không thấy hiện tượng gì.

Câu 20. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi ?

          A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.         

          B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.       

          C. Oxi tham gia vào các quá trình cháy, gỉ, hô hấp.  

          D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa – khử.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BÀI LUYỆN TẬP LƯU HUỲNH

Câu 1. Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

          A. –2; +4; +5; +6               B. –3; +2; +4; +6.              C. –2; 0; +4; +6                 D. +1 ; 0; +4; +6

Câu 2. Xét phản ứng :  Lưu huỳnh đóng vai trò là :

          A. chất oxi hoá                                                             B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử 

          C. Chất khử                                                                  D. Chất lưỡng tính.

Câu 3. Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6.

          A. H2S, H2SO3, H2SO4     B. K2S, Na2SO3, K2SO4    C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4      D. SO2, SO3, CaSO3

Câu 4. Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:

          A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4        B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 3d2         D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2

Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

          A. chất rắn màu vàng, giòn                                           B. không tan trong nước          

          C. có tnc thấp hơn ts của nước                                      D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic

Câu 6. So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có

          A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh                            B. tính khử của lưu huỳnh > oxi         

          C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S               D. tính khử của oxi = tính khử của S

Câu 7. Cho các phản ứng sau :

          (1)  S + O2 → SO3;                                                 (2)  S + H2 → H2S

          (3)  S + 3F2 → SF6                                                  (4)  S + 2K → K2S

S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?

          A. Chỉ (1)                          B. (2) và (4)                       C. chỉ (3)                           D. (1) và (3)

Câu 8. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?

          A. S + O→ SO2                                                    B.   S + 6HNO3 → H2SO4 +   6NO2 + 2H2O

          C.   S + Mg   →  MgS                                            D. S + 6NaOH  → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

Câu 9. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?

          A. Cl2, O3, S                      B. S, Cl2, Br2                     C. Na, F2, S                       D. Br2, O2, Ca.

Câu 10. Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?

          A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.                 B. Làm chất lưu hóa cao su.    

          C. Khử chua đất.                                                          D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là

          A. 3s2 3p4 .                         B. 2s2 2p4 .                         C. 3s2 3p6 .                         D. 2s2 2p6 .

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh ?

          A. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.                  

          B. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.          

          C. ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa. 

          D. ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

Câu 13. Để tách được lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp bột gồm S, CuSO4 và ZnCl2 người ta dùng cách nào sau đây ?

          A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch Ba(OH)2 dư rồi lọc.               B. Hòa tan hỗn hợp vào nước dư rồi lọc.                          

          C. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư rồi lọc.                  D. Thêm H2SO4 đặc.

Câu 14. Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là

          A. S2O5                              B. SO                                 C. SO2                               D. SO3

Câu 15. So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon, lưu huỳnh:

          A. lưu huỳnh > Oxi > Ozon.                                      B. Oxi > Ozon > lưu huỳnh                   

          C. lưu huỳnh < Oxi < Ozon.                                       D. Oxi < Ozon < lưu huỳnh

Câu 16. Cặp chất nào là thù hình của nhau ?

          A. H2O và H2O2                                                         B. FeO và Fe2O3.              

          C. SO2 và SO3.                                                          D. Lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương.

Câu 17. Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hóa?

          A. SO2                               B. H2SO4                           C. KHS                              D. Na2SO3

Câu 18. Trong các hợp chất, lưu huỳnh, selen, telu có các số oxi hóa là:

          A. –2, +4, +6.                    B. –2, +3, +4                     C. – 2, +2, +4                    D. +2, +4, +6

Câu 19. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất?

          A.  S + O2 → SO2                

          B.  S + Na2SO3 → Na2S2O          

          C. S + HNO3  →  SO2 + NO2 + H2O                                   

          D.   S + Zn → ZnS

Câu 20. Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S ở điều kiện thường:

          A. Fe                                  B. Cacbon                          C. Oxi                                D. Hg

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hàng Hải. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF