OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bài tập tổng quát về Biến Dị môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

04/01/2021 944.99 KB 322 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210104/278195236498_20210104_153636.pdf?r=8237
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bài tập tổng quát về Biến Dị môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BÀI TẬP TỔNG QUÁT VỀ BIẾN DỊ SINH HỌC 9

 

Câu 1:

a) Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị?

b) Nêu khái niệm các dạng của đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản than sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi?

TL:

a/ Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác ở nhiều chi tiết.

Biến dị gồm hai loại: biến dị di truyền và biến dị không di truyền

b/ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu

Đột biến gen gồm 3 loại: Mất một hoặc một số cặp Nu

Thêm một hoặc một số cặp Nu

Thay thế một hoặc một số cặp Nu

Đột biến gen thường có hại cho bản than sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein.

Còn đột biến gen nhân tạo lại tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người.

Câu 2: so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

TL:

Giống nhau:

Đều là những biến đổi trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào AND hoặc ARN của cơ thể.

Đều phát sinh từ tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể.

Phần lớn thường có hại cho bản thân sinh vật.

Khác nhau:

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Là những biến đổi trong cấu trúc của các gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu.

Gồm có các dạng: mất them hoặc thay thế 1 hoặc một số cặp Nu…

Là những biến đổi về cấu trúc NST.

 

Gồm có các dạng mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn, (chuyển đoạn)…

 

Câu 3: Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng, giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào?

TL:

*Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

*Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi thường khác nhau.

*Khác nhau:

Thường biến

Mức phản ứng

Là những biến đổi về kiểu hình của một kiểu gen trước tác động của môi trường cụ thể.

Không di truyền.

Phụ thuộc vào tác động của môi trường

Là giới hạn các biểu hiện thường biến khác nhau của 1 KG trước các điều kiện khác nhau của môi trường.

Di truyền (do KG quy định)

Phụ thuộc vào kiểu gen.

 

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa KG, MT, KH của sinh vật và môi trường ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tính trạng của sinh vật.

TL:

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào KG mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của tính trạng trước những môi trường khác nhau.

Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. KH là kết quả của sự tương tác giữa KG và MT

Các tính trạng chất lượng phụ thuộc vào KG. VD:số hạt lúa trên 1 bông.

Các tính trạng số lượng phụ thuộc vào MT. VD: hạt gạo thơm dẻo.

Câu 5: Trình bày cơ chế diễn biến sự hình thành thể đa bội (4n) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.

TL:

Do nguyên phân: hợp tử 2n=6 qua nguyên phân bị đột biến tạo thành 4n=12 và nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo thành cơ thể 4n=12.

Do giảm phân: Bố mẹ đều có 2n=6, qua giảm phân bị đột biến đều cho giao tử đột biến 2n=6, hai giao tử 2n=6 kết hợp tạo thành hợp tử 4n=12. Hợp tử 4n=12 qua nguyên phân bình thường nhiều đợt liên tiếp tạo thành cơ thể 4n=12. (vẽ hình trang 70 minh họa

Câu 6: Sự biến đổi số lượng một cặp NST thường gặp ở dạng nào? Cơ chế hình thành ra sao?

TL:

Dị bội chỉ xảy ra ở thể 1 nhiễm và 3 nhiễm: 2n-1, 2n+1

Thể dị hợp bội chỉ xảy ra ở thể thực vật (cây cà độc dược, cây lúa, cây cà chua)

Hiện tượng biến đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST gọi là thể dị bội. h.23.2 trang 68

*giải thích: do trong quá trình giảm phân, trong tế bào sinh giao tử của 1 cơ thể bố hoặc mẹ không phân li để tạo ra 2 giao tử đột biến n+1 và n-1

2 loại giao tử này không kết hợp với giao tử bình thương n của giao tử bố hoặc mẹ sẽ tạo ra 2 loại hợp tử dị bội. đó là 2n+1 (thể 3 nhiễm). (vd: bệnh đao) thể 1 nhiễm 2n-1 (vd: bệnh tocno).

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tổng quát về Biến Dị môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm các nội dung khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để xem và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF