OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bài tập ôn tập Học kì môn Vật lý 9 năm 2020 có lời giải chi tiết trường THCS Hoàng Việt

23/05/2020 93.16 KB 2890 lượt xem 15 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200523/690358028983_20200523_154849.pdf?r=4467
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài tập ôn tập Học kì môn Vật lý 9 năm 2020 có lời giải chi tiết trường THCS Hoàng Việt là tài liệu tham khảo cần thiết mà HỌC247 giới thiệu đến các em, nhằm giúp các em tăng cường khả năng tự luyện tập, đồng thời ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀNG VIỆT

BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN VẬT LÝ 9 NĂM 2020

Câu 1: Hai điện trở R1,R2 mắc nối tiếp.Biết R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, UAB = 12V.Tìm:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch

b. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

c. Hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở

HD:

a. Điện trở tương đương R= R1+R2 = 3+6 = 9Ω

b. Cường độ dòng điện

I = U/R= 12/9 = 4/3A

Vì R1 nt R2 suy ra I1 = I2 = I = 4/3A

c.

U1 = I1.R1 = 4/3. 3= 4V

U2 = I2.R= 4/3.6 = 8V

Câu 2.Cho R1,R2,R3 mắc nối tiếp, biết:R1= 1Ω, R2 = 2, R3 = 2Ω; UAB = 16V. Tìm:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch

b. Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở

HD:

a.Điện trở tương đương: R= R1+R2+R3 = 1+2+1 = 4Ω

b.I=U/R=16/4=4A

U1,U2,U3=?

•Theo định luật Ôm: I = U/R= 16/4=4 A

•R1 nt R2 nt R3 nên: I1= I2= I3= I= 4A

•U1 = I1.R1 = 4.1 = 4V

•U2 = I2.R2 = 4.2 = 8V

•U3 = I3.R3 = 4.1 = 4V

Câu 3. Hai điện trở R1,R2 mắc nối tiếp.Biết R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, UAB = 12V.Tìm:

a.Điện trở tương đương của đoạn mạch

b.Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

c.Hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở

HD:

a.Điện trở tương đương R= R1+R2 = 3+6 = 9Ω

b.Cường độ dòng điện

I = U/R= 12/9 = 4/3A

Vì R1 nt R2 suy ra I1 = I2 = I = 4/3A

c.

U1 = I1.R1 = 4/3. 3= 4V

U2 = I2.R= 4/3.6 = 8V

Câu 4. Cho R1,R2,R3 mắc nối tiếp, biết:R1= 1Ω, R2 = 2, R3 = 2Ω; UAB = 16V.Tìm:

a.Điện trở tương đương của đoạn mạch

b. Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở

HD:

a.Điện trở tương đương: R= R1+R2+R3 = 1+2+1 = 4Ω

b.I=U/R=16/4=4A

U1,U2,U3=?

•Theo định luật Ôm: I = U/R= 16/4=4 A

•R1 nt R2 nt R3 nên: I1= I2= I3= I= 4A

•U1 = I1.R1 = 4.1 = 4V

•U2 = I2.R2 = 4.2 = 8V

•U3 = I3.R3 = 4.1 = 4V

Câu 5. Thí dụ: Phòng học cần sử dụng 1 đèn dây tóc và 1 quạt trần có cùng hiệu điện thế định mức là 220V. Hiệu điện thế nguồn 220V. Mỗi dụng cụ có công tắc và cầu trì bảo vệ riêng.

a.Phải mắc các dụng cụ đó như thế nào để chúng hoạt động bình thường

b.Vẽ sơ đồ mạch điện khi đó

            HD:

a.Đèn và quạt phải mắc song song vào nguồn 220V

b.Vẽ sơ đồ

Câu 6. Cho R1=3Ω, R2=6Ω mắc song song với nhau.

a.Tính R.

b.Mắc thêm R3=2Ω. Song song với R2. Tính R

                HD:

a.R1 // R2 <=> 1/R = 1/R1 + 1/R2 = 1/3 + 1/6 = 1/2 =>R = 2Ω

b. R1 // R2 // R3
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 = 1/3 + 1/6 + 1/2 = 1 => R = 1Ω

Câu 7. Tính điện trở của đoạn dây đồng dài  100m có tiết diện tròn đường kính 30mm. điện trở suất 1,7.10-8 Ωm.

HD:

Tóm tắt đề bài:

Đề cho: l = 100m; d = 30mm;

Cần tính: R

Diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn:

\(S = \frac{{{d^2}\pi }}{4} = \frac{{0,{{03}^2}.3,14}}{4} = 7,{1.10^{ - 4}}{m^2}\)

Điện trở của đoạn dây dẫn:

\(R = \frac{{\rho .l}}{S} = \frac{{1,{{7.10}^{ - 8}}.100}}{{7,{{1.10}^{ - 4}}}} = 0,{24.10^{ - 2}}\Omega \)

Câu 8. Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm.

HD:

Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.

Câu 9. Vì sao khi muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta lại phải dùng hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện?

HD:

Muốn giảm hao phí phải tăng hiệu điện thế lên, do đó phải đặt một máy biến thế ( tăng thế) ở đầu đường dây tải điện. Ở nơi sử dụng điện, chỉ thường sử dụng hiệu điện thế là 220V. Như vậy phải có một máy biến thế thứ hai (hạ thế) đặt ở nơi sử dụng để giảm hiệu điện thế.

Câu 10. Một máy tăng thé gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện nhất định, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V.

a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.

b, Nếu sử dụng máy tăng thế khác để tăng hiệu điện thế lên 500000V thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ thay đổi như thế nào?

HD:

 a, Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp

\(\begin{array}{l} \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\\ = > {U_2} = \frac{{{U_1}{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{2000.50000}}{{500}} = 200000V \end{array}\)

b, Công suất hao phí giảm đi:

\({\left( {\frac{{500000}}{{200000}}} \right)^2} = 6,25\) lần

Câu 11. Chiều đường sức từ của nam châm được cho trên hình vẽ . Nhìn hình vẽ hãy cho biết tên các từ cực của nam châm.                

HD:

Trên hình vẽ đã cho đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của nam châm là cực Bắc.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập ôn tập Học kì môn Vật lý 9 năm 2020 có lời giải chi tiết trường THCS Hoàng Việt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF