OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập ôn tập Chương 6 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Lai

13/05/2020 813.73 KB 205 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200513/155396026155_20200513_163237.pdf?r=6871
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập thật tốt kiến thức môn Hóa học, chuẩn bị nền tảng thật tốt cho các kì thi sắp tới HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập ôn tập Chương 6 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Lai. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG VI NHÓM OXI MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LÊ LAI

 

Bài 41: OXI

1. Điền vào bảng sau để so sánh hai thí nghiệm về điện phân cac dung dịch:

Điều chế

Dung dịch ban đầu

Sản phẩm ở cực dương

ớngản phẩm ở cực âm

Khí oxi

......

....

....

Khí clo

.....

....

....

Viết các phương trình hoá học của quá trình điện phân.

2. Khí có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi ?

A. Nhôm oxit

B. Axit sunfuric đặc

C. Nước vôi trong

D. Dung dịch natri hiđroxit.

3. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau phản ứng hoá học, ion oxit O2- có cấu hình electron là

A. 1s22s22p42p2

B. 1s22s22p43s2

C. 1s22s22p6

D. 1s22s22p63s2.

Hãy chọn đáp án đúng.

4. Điều chế oxi bằng cách phân huỷ KMnO4. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau :

Thời gian

(giây)

Thể tích O2 thu được

(cm3)

Thời gian

(giây)

Thể tích O2 thu được

(cm3)

0

10

20

30

0

8

28

57

40

50

60

70

78

87

90

90

 

a. Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí oxi thu được (trục tung là thể tích khí, trục hoành là thời gian)

b. Trong khoảng thời gian nào phản ứng là nhanh nhất ? chậm nhất ?

A. Từ 0 đến giây thứ 10

B. Từ giây thứ 20 đến 30

C. Từ giây thứ 50 đến 60

D. Từ giây thứ 60 đến 70.

c. Dùng đồ thị để tìm thể tích khí sinh ra:

A. sau 25 giây

B. sau 45 giâ

d. Sau thời gian bao lâu thì phản ứng kết thúc?

e. Khi phản ứng kết thúc, thể tích khí oxi thu được là bao nhiêu?

Bài 42: OZON VÀ HIĐRO PEOXIT

1. Cho biết phương trình hoá học:

2KMnO4  +  5H2O2  +  3H2SO4  →  2MnSO4  +  5O2  +  K2SO4  +  8H2O

Số phân tử chất oxi hoá và số phân tử chất khử trong phản ứng trên là

A. 5 và 2.

B. 5 và 3.

C. 3 và 2.

D. 2 và 5.

Hãy chọn đáp án đúng.

2. Cho biết phản ứng:  H2O2  +  KI  →  I2  +  KOH

Vai trò của từng chất tham gia phản ứng này là gì?

A. KI là chất oxi hoá, H2O2 là chất khử

B. KI là chất khử, H2O2 là chất oxi hoá

C. H2O2 là chất bị oxi hoá, KI là chất bị khử

D. H2O2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

3. Trong phản ứng hoá học :

Ag2O  +  H2O2  →  Ag  +  H2O  +  O2

Các chất tham gia phản ứng có vai trò là gì ?

A, H2O2 là chất oxi hoá, Ag2O là chất khử

B. H2O2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

C. Ag2O là chất oxi hoá, H2O2 là chất khử

D. Ag2O vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

4. a. Cho biết tên hai dạng thù hình của nguyên tố oxi

b. So sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của hai dạng thù hình. Dẫn ra các phản ứng hoá học để minh hoạ.

5. Dung dịch hiđro peoxit có nồng độ 3,00% theo thể tích, khối lượng riêng là 1,44 g/cm3. Dung dịch hiđro peoxit bị phân huỷ theo phản ứng sau:  2H2O2  → 2H2O  +  O2

Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc khi có 1 lít dung dịch hiđro peoxit bị phân huỷ.

6. Hỗn hợp khí gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

7. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 g chất rắn màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp.

Bài 43: LƯU HUỲNH

8. Cấu hình electron lơp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là

A. 3s23p4

B. 2s22p4

C. 3s23p6

D. 2s22p6

9. Hãy cho biết:

a. Dạng thù hình nào của lưu huỳnh bền ở nhiệt độ phòng?

b. Trường hợp nào phân tử lưu huỳnh có cấu tạo dạng vòng 8 nguyên tử S?

c. Trường hợp nào phân tử lưu huỳmh có cấu tạo mạch thẳng có n nguyên tử S?

d. Trường hợp nào phân tử lưu huỳnh có 1 hoặc 2 nguyên tử S?

10. Từ những chất khí sau: Hiđro sunfua, lưu huỳnh đioxit, oxi. Hãy trình bày các phương pháp điều chế chất rắn là lưu huỳnh, viết phương trình hoá học (có ghi điều kiện của phản ứng). Phân tích vai trò của các chất tham gia phản ứng.

11. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 g bột lưu huỳnh và 15 g bột kẽm trong môi trường kín không có không khí.

a. Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b. Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

c. Chất nào còn lại sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?

12. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,24 g bột magie và bột lưu huỳnh dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 có nông độ 0,1 M.

a. Viết các phương trình hoá học

b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng chất khí được dẫn vào.

13. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất của phản ứng là 100%).

a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A

b. Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M để trung hoà HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.

1. Biết công thức hoá học của một hợp chất của lưu huỳnh, ta có thể xác định được đại lượng sau:

a. Số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.

b. Thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất.

c. Những nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất

d. Số phân tử của hợp chất.

2. Từ những chất sau: Cu, C, S, Na2SO3, FeS2, O2, H2SO4 hãy viết tất cả những phương trình hoá học của phản ứng có thể tạo ra lưu huỳnh đioxit. Ghi các điều kiện của phản ứng, nếu có.

3. Có những chất sau: Cu, CuO, CuCO3, Al2O3, Fe2O3 và Fe(OH)3.

Hãy cho biết những chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 thì sinh ra:

A. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

B. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

C. Dung dịch màu xanh

D. Dung dịch màu nâu nhạt

E. Dung dịch không màu.

Viết tất cả các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

4. Chất nào nói trên không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc ? Viết phương trình hoá học của phản ứng và xác định vai trò các chất tham gia.

5. Trong tiết thực hành về tính chất của axit H2SO4 có những hoá chất sau: Cu, MgO, dung dịch NaOH, CuCO3, Fe, CuSO4.5H2O, dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. Hãy lập kế hoạch làm thí nghiệm để chứng minh rằng:

a. Dung dịch H2SOloãng có những tính chất hoá học chung của một axit.

b. H2SO4 đặc có những tính chất hoá học đặc trưng. Đó là những tính chất nào?

6. Cần điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat khan. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric:

a. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit?

b. Axit sunfuric tác dụng với đồng kim loại?

c. Giải thích và viết phương trình hoá học của phản ứng.

7. Cho những hoá chất sau: Na2SO3, CaSO3, BaSO3, CuSO3 và dung dịch H2SO4. Lựa chọn những hoá chất nào để điều chế SO2 được thuận lợi nhất? Giải thích sự lựa chọn và viết phương trình hoá học của phản ứng.

8. Khi cho chất rắn A tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng sinh ra chất khí B không màu. Khí B tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch axit mạnh. Nếu cho dung dịch B đậm đặc tác dụng với mangan đioxit thì sinh ra khí C màu vàng nhạt, mùi hắc. Khi cho một mẩu natri tác dụng với khí C trong bình, lại thấy xuất hiện chất rắn A ban đầu.

9. Ba chất A, B, C là chất nào trong các dãy sau?

Chất rắn A Chất khí B Chất khí C

Natri cacbonat       

Natri clorua  

Natri sunfit

Canxi cacbonat

Natri sunfat                  

Lưu huỳnh đioxit

Cacbon đioxit

Hiđro clorua

Cacbon monooxit

Hiđro sunfua

Oxi

Hiđro sunfua

Hiđro

Clo

Hiđro clorua

10. Khi cho axit sunfuric đặc tác dụng với natri clorua rắn trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, các sản phẩm chỉ là

A. Một muối axit và một muối trung hoà.

B. Một muối, một bazơ và nước

C. Một muối axit và một khí dễ tan trong nước.

D. Một muối trung hoà và nước

E. Một bazơ và một khí có tính axit

11. Trong công nghiệp sản xuất sunfuric, người ta dùng

A. lưu huỳnh đioxit vào nước.

B. lưu huỳnh trioxit vào axit sunfuric đặc.

C. lưu huỳnh trioxit vào nước.

D. lưu huỳnh trioxit vào axit sunfuric loãng.

12. Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

A. Đồng và đồng (II) hiđroxit

B. Sắt và sắt (III) hiđroxit

C. Lưu huỳnh và hiđro sunfua

D. Cacbon và cacbon đioxit.

13. Axit sunfuric đặc nguội không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Kẽm

B. Sắt

C. Canxi cacbonat

D. Đồng (II) oxit.

14. 0,5 mol axit sunfuric tác dụng vừa đủ với 0,5 mol natri hiđroxit, sản phẩm là

A. 1mol natri sunfat

B. 1 mol natri hiđrosunfat

C. 0,5 mol natri sunfat

D. 0,5 mol natri hiđrosunfat.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập ôn tập Chương 6 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Lai, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF