OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập Lưu Huỳnh và Hợp chất của Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020

07/12/2019 669.56 KB 528 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191207/403097023860_20191207_145154.pdf?r=6104
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập Lưu Huỳnh và Hợp chất của Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020 được trình bày hoàn chỉnh với đáp án rõ ràng, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao và bổ trợ kiến thức trong quá trình học tập của mình, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

 

 
 

Bài tập Lưu Huỳnh và Hợp Chất lưu Huỳnh

 

Dạng 1: Bài tập kim loại tác dụng với lưu huỳnh

Bài 1: Cho 5,4 gam 1 kim loại A chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 9,6 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m  muối khan.

a. Tìm m muối khan

A. 15,5 gam                   B. 15  gam           C. 16 gam               D. 17,5 gam

b. Xác định kim loại A.

A. Fe                              B. Al                      C. Cr                        D. Zn

Bài 2: Cho 14 gam 1 kim loại B chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 8 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m muối khan.

  a. Tìm m muối khan 

A. 22 gam                   B. 12,5  gam           C. 20,5 gam          D. 30,6 gam

b. Xác định kim loại B.

A. Fe                          B. Zn                         C. Mg                         D. Cu

Bài 3: Cho 12,8 gam 1 kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 6,4 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m muối khan.

a. Tìm m muối khan

A. 24 gam                    B. 13  gam                C. 31 gam                  D. 42 gam                       

b. Xác định kim loại M.

A. Al                               B. Ca                       C. Fe                          D. Cu

Bài 4: Cho 48,75 gam 1 kim loại M có chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với m gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được 72,75 gam muối khan.

a. Tìm m gam bột lưu huỳnh.

A. 27 gam                     B. 35,5  gam                 C. 19,2 gam          D. 28,5 gam  

b. Xác định kim loại M

A. Fe                               B. Mg                          C. Al                        D. Zn

Bài 5: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với bột lưu huỳnh dư thì thu được 30 gam muối. Hãy xác định kim loại M

  A. Fe                              B. Al                                       C. Cr                        D. Cu

Bài 6: Cho 22,75 gam 1 kim loại M có chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với m bột lưu huỳnh . Sau phản ứng thu được 33,95 gam muối khan.

a. Giá trị của m là:

A. 11,2 gam                B. 6,72  gam                 C. 4,48 gam                D. 8,96 gam                        

b. Xác định kim loại M

A. Pb                               B. Mg                          C. Ca                        D. Zn

Bài 7: Bao nhiêu gam lưu huỳnh tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 67,5 gam Al2S3?

A. 21,3 gam                  B.  42,3 gam.               C.  43,2 gam.              D.  23,5 gam.

Bài 8:  Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với lưu huỳnh tạo ra 48 gam CuS?

A. 32,4 gam                   B.  32 gam.                  C.  6,4 gam.                D.  25,6 gam.

Bài 9: Cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với m gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m1 gam muối khan.Tìm giá trị của m, m1:

A. 3,2 và 8,8 gam                  B. 6,4 và 12,5 gam      C. 9,6 và 10,5 gam      D. 12,8 và 18,6 gam 

Bài 10: Cho 9,45 gam Al tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí. Giá trị của V là:

A. 4,48                  B. 8,96                       C. 11,76                 D. 11,2

Bài 11: Cho 28,8 gam Cu tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí. Giá trị của V là:

A. 10,08                  B. 13,44                       C. 5,6                 D. 8,96

Bài 12: Cho m gam Fe tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí. Giá trị của m là:

A. 11,2                     B. 5,6                           C. 8,4                      D. 19,6

Bài 13: Cho m gam Al tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được 13,44 lít khí. Giá trị của m là:

A. 3,2                     B. 2,7                           C. 5,4                      D. 10,8

Dạng 2. Bài tập cơ bản axit Sunfuric (H2SO4):

Bài 1: Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).

a. Giá trị của a là:

A. 2M                          B. 1,5M                      C. 1M                      D. 4M

b. Khối lượng muối khan m là:

A. 25,5g                       B. 25,4g                      C. 30,4g                  D. 26,9g

c. Thể tích khí H2 (V) là:

A. 11,2l                        B. 22,4l                       C. 3,36l                   D. 4,48l

Bài 2: Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).

a. Giá trị của a là:

A. 3M                          B. 4M                         C. 2M                      D. 2,5M

b. Khối lượng muối khan m là:

A. 26,7g                       B. 34,2g                      C. 22,1g                  D. 28,4g

c. Thể tích khí H2 (V) là:

A. 13,44l                        B. 2,24l                       C. 6,72l                   D. 3,36l

Bài 3: Cho m gam Zn tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).

a. Giá trị của m là:

A. 13g                        B. 6,5g                             C. 16,25g                     D. 20,5g

b. Khối lượng muối khan m là:

A. 24,4g                       B. 19,5g                      C. 32,2g                  D. 25,4g

c. Thể tích khí H2 (V) là:

A. 4,48l                        B. 2,24l                       C. 6,72l                   D. 5,6l

Bài 4: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 1lít dung dịch H2­SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 16,8 lít H2(đktc).

a. Giá trị của m là:

A. 10,8g                        B. 5,4g                             C. 13,5g                     D. 10,56g

b. Khối lượng muối khan m là:

A. 36,4g                                  B. 29,59g                               C. 33,65g                  D. 85,5g

c. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:

A. 0,75                        B. 2,0                               C. 3,2                   D. 1,3

Bài 5: Cho 19,5 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 6,72 lít H2(đktc).

a. Kim loại cần tìm là:

A. Ca                        B. Al                            C. Zn                             D. Cu

b. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:

A. 4,0                        B. 2,0                                  C. 1,5                   D. 3,5

c. Khối lượng muối khan m là:

A. 26,9g                       B. 48,3g                      C. 39,5g                  D. 40,8g

Bài 6: Cho 4,05 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 5,04 lít H2(đktc).

a. Kim loại cần tìm là:

A. Fe                       B. Al                               C. Mg                            D. Pb

b. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:

A. 2,5                        B. 2,25                                C. 1,0                   D. 1,5

c. Khối lượng muối khan m là:

A. 20,025g                       B. 19,05g                      C. 34,255g                  D. 25,65g

Bài 7: Cho 14 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và  Vlít H2(đktc).

a. Kim loại cần tìm là:

A. Zn                       B. Fe                              C. Cu                             D. Mg

b. Thể tích khí H2 (V) là:

A. 4,48l                        B. 11,2l                            C. 5,6l                   D. 3,36l

c. Khối lượng muối khan m là:

A. 15,6g                       B. 35,5g                      C. 38,0g                  D. 25,5g

Bài 8: Cho 8 gam đồng II oxit tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.

a. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:

A. 2M                          B. 1M                           C. 1,5M                  D. 0,5M

b. Khối lượng muối khan (m)là:

A. 16,0g                       B. 13,5g                      C. 21,7g                  D. 25,9g

Bài 9: Cho 4 gam 1 oxit kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.

a. Kim loại cần tìm là:

A. Cu                         B. Al                                C. Fe                     D. Mg

b. Khối lượng muối khan (m)là:

A. 9,5g                       B. 10,2g                      C. 8,0g                  D. 15,0g

Bài 10: Cho 6,4 gam 1 oxit kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 120ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.

a. Kim loại cần tìm là:

A. Fe                          B. Al                                C. Cu                     D. Ca

b. Khối lượng muối khan (m)là:

A. 10,23g                       B. 18,75g                      C. 21,6g                  D. 16,0g

Bài 11: Cho 7,2 gam FeO phản ứng với 150ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.

A. 19,05                     B. 20,1                      C. 15,2                            B. 13,4

Bài 12: Cho 25,5 gam Al2O3 phản ứng với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.

A. 25,65                     B. 68,4                      C. 33,375                            B. 23,356

Dạng 3. Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4

Bài 1: Hoà tan 6,75 gam hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch H2SO4 dư thu được 3,36 l khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp là:

A. 30% và 70%.                                       B. 40% và 60%.

C. 35% và 65% .                                      D. 50% và 50%.

Bài 2:  Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối Sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 63,5 gam.                                           B. 64,0 gam.

C. 65,5 gam .                                          D. 60,5.

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 1M thì thu được 3,36 lít H2 (đktc).

a. Tính thành phần % của Mg trong hỗn hợp:

A. 46,15                 B. 21,56                       C. 56,5                       D. 48,9

b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần dùng:

A. 1,0                    B. 0,15                         C. 0,3                        D. 0,35

c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.

A. 19,6                  B. 20,5                         C. 11,56                    D. 36,4                 

Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 14,9 gam hỗn hợp Fe và Zn bằng dung dịch H2SO4 2M thì thu được 5,6 lít H2 (đktc).

a. Tính thành phần % của Fe trong hỗn hợp:

A. 64,5                 B. 56,375                       C. 55,8                       D. 24,8

b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng:

A. 0,23                  B. 0,25                          C. 1,0                          D. 0,125

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 2M thì thu được 6,72 lít H2 (đktc).

a. Tính khối lượng Mg và Zn trong hỗn hợp:

A. 2,4 và 13,0                 B. 2,54 và 11,2                       C. 3,65 và 9,6                      D. 5,6 và 9,4

b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng:

A. 0,3                         B. 0,15                                    C. 1,0                          D. 0,5

c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.

A. 15,56                     B. 24,3                                    C. 44,2                                    22,4

Bài 6: Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch H2SO4 thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :

A. 26%, 54%, 20%.                                       B. 20%, 55%, 25%.

C. 19,4%, 50%, 30,6%.                                 D. 19,4%, 26,2%, 54,4%.

Bài 7: Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch H2SO4 dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là :

A. 32,15 gam.                        B. 31,45 gam.              C. 42,74 gam.             D. 30,35gam.

Bài 8: Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối Sunfat tạo ra trong dung dịch là :

A. 80.                                   B. 140,5.                           C. 104,5.                     D. 117,5.

Bài 9. Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch H2SO4 dư, thu được 1,68 lit khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

A. 0,60 gam                         B. 0,90 gam                   C. 0,42 gam                D. 0,48 gam

Bài 10. cho 4,3g hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 4,48 lít khí  H2 bay ra. Khối lượng muối thu được là:       

A. 18,50g                              B. 23,50g                      C. 18,5g                      D. 11,4g

Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Sn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Thể tích khí oxi (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hh X là

A. 2,8 lit                    B. 1,68 lit                    C. 4,48 lit                    D. 3,92 lit

Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam X gồm Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Thể tích khí oxi (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 8,9 gam hỗn hợp X.

A. 2,24 lit                  B. 1,12 lit                    C. 4,48 lit                    D. 3,36 lit

Bài 13. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là

A. 40% và 60%.                  B. 50% và 50%.                C. 35% và 65%.     D. 45% và 55%.

Bài 14. Hoà tan 1,19 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch X và V lít khí Y (đktc). Cô cạn dung dịch X được 5,03 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 0,224.                       B. 0,448.                              C. 0,896.                                    D. 1,792.

 

---(Để xem nội dung chi tiết dạng 4, 5, 6 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Dạng 7. Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit sufuric đặc.

Bài 1. Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 đặc 98%, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 ở đktc.         

a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu.

Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 22,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong 160 gam dung dịch H2SO4 đặc a%, nóng vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B.

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A.

b. Tính C% của dung dịch H2SO4 ban đầu.

Bài 3.  Hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch H­2SO4­ đặc 98%, nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc).

a. viết phương trình phản ứng xảy ra ?

b. xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ?

c. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu.

Bài 4. Cho 40 gam hoãn hôïp Fe – Cu taùc duïng vöøa ñuû vôùi m gam dung dòch H2SO4 98% noùng thu ñöôïc 15,68 lit SO2 (ñkc).

a.Tính % khoái löôïng moãi kim loaïi trong hoãn hôïp?

b.Tính khoái löôïng dung dòch H2SO4 ñaõ duøng?

Bài 5. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn vào dung dịch HCl (loãng, dư ) thu được 4,48 lit khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên vào m gam dung dịch H2SO4 98% , vừa đủ , đun nóng thu được 5,6  lít SO2 duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn .

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?        

b. Tính  m gam dd H2SO4 98% đã dùng.

Bài 6. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Mg vào dung dịch HCl (loãng, dư ) thu được 6,72 lit khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên vào m gam dung dịch H2SO4 98% , vừa đủ , đun nóng thu được 8,4  lít SO2 duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn .

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ?        

b. Tính  m gam dd H2SO4 98% đã dùng.

Bài 7. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Al vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư ) thu được 11,2 lit khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên vào m gam dung dịch H2SO4 98% , vừa đủ , đun nóng thu được 13,44 lít SO2 duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn .

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ?        

b. Tính  m gam dd H2SO4 98% đã dùng.

Bài 8. Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng khí không màu thu được là 2,24 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn  hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 4,48 lit (đktc).             

a. Viết phương trình hóa học xảy ra

b.Tính m gam.

Bài 9. Hỗn hợp B chứa Fe và Cu. Cho m gam hỗn hợp B tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng khí không màu thu được là 3,36 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 8,4 lít (đktc).               

a. Viết phương trình hóa học xảy ra

b. Tính m gam.

Bài 10. Hỗn hợp B chứa Al và Cu. Cho m gam hỗn hợp B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì lượng khí không màu thu được là 3,36 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 8,4 lít (đktc).                              

a. Viết phương trình hóa học xảy ra

b. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp B.

 c. Tính m gam

Bài 11. Cho hỗn  hợp X gồm 14,4 gam Cu và CuO tác dụng  với dung dịch H2SO4  đặc, nóng, dư thì thu được 6,4 g SO2.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính thành phần phần trăm mỗi kim loại có trong hỗn hợp X

c. Cho toàn bộ khí SO2 thu được ở trên vào 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng  muối thu được?

Bài 12.  Cho 10,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào H2SO4 đặc nóng thu được  1,68 lít khí đktc.

a. Viết ptpư xảy ra

b. Tính % khối lượng Fe, CuO

c. Dẫn toàn bộ lượng khí trên vào 100ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Bài 13. Cho 20,8 gam hoãn hôïp Cu vaø CuO taùc duïng vöøa ñuû dung dòch H2SO4 ñặc, noùng 80% thu ñöôïc 4,48 lit khí (ñkc).

a. Tính % khoái löôïng moãi kim loaïi trong hoãn hôïp?

b.Tính khoái löôïng dung dòch H2SO4 80% caàn duøng.

c. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.

Bài 14. Cho 3,2 gam hoãn hôïp Cu vaø CuO taùc duïng vöøa ñuû dung dòch H2SO4 ñặc, noùng 98% thu ñöôïc 0,672 lit khí (ñkc).

a. Tính % khoái löôïng moãi kim loaïi trong hoãn hôïp?

b.Tính khoái löôïng dung dòch H2SO4 98% caàn duøng.

c. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.

Bài 15. Cho 5,8 gam hỗn hợp Fe,Cu vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 3,08 lít SO2 đkc và dd A.

a. Tính % m Fe

b.Dẫn khí thu được vào 100ml dd Ca(OH)2 1,5M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Bài 16. Cho 18,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe và FeO vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đktc. Cũng lượng  rắn A trên nhưng cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí đkc.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp ban đầu

Bài 17. Cho 48 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe và FeO vào H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí đkc. Cũng lượng  rắn A trên nhưng cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 13,44 lít khí đktc.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp ban đầu

Bài 17B. Cho 57,6 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe và Fe3O4 vào H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí đkc. Cũng lượng  rắn A trên nhưng cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 4,48 lít khí H2 đktc.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của Fe và Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu

Bài 18. Cho 18 gam hỗn hợp rắn A gồm Cu và Fe3O4 vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đkc. Cũng lượng rắn A trên nhưng cho vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,4 gam chất rắn B.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của Cu

c. Tính khối lượng muối sunfat tạo thành.

Bài 19. Cho 61,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu và FeO vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đkc. Cũng lượng rắn X trên nhưng cho vào dd H2SO4 loãng thu được 25,6 gam chất rắn Y.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của FeO

c. Tính khối lượng muối sunfat tạo thành.

Bài 20. Cho 36 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu và Fe vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đkc. Cũng lượng rắn A trên nhưng cho vào dd H2SO4 loãng thu được 19,2 gam chất rắn B.

a. Tính V

b. Tính % khối lượng của Fe

c. Tính khối lượng muối sunfat tạo thành.

Bài 21. Cho 17,2 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 3,92 lít SO2 đktc và dung dịch A.

a. Tính % mFe

b. Dẫn khí thu được vào 100ml dd Ca(OH)2 1,5M. Tính khối lượng muối tạo thành.

c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.

Bài 22. Cho 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít SO2 đktc và dung dịch A.

a. Tính % mFe

b. Dẫn khí thu được vào 100ml dung dịch NaOH 3M. Tính khối lượng muối tạo thành.

c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.

Bài 23. Cho 27,2 gam hỗn hợp FeO và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít SO2 đktc và dung dịch A.

a. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp.

b. Dẫn khí thu được vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng muối tạo thành.

c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.

Bài 24. Cho 10,38 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lit khi (đkc).

- Phần 2:  Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,912lit khí SO2 (đkc).

Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 25. Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Cu chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 5,6 lit khi (đkc).

- Phần 2:  Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí SO2 (đkc).

Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 26. Cho 28,2 gam hỗn hợp X bao gồm Fe, Mg và Ag.

- Cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lit khi (đkc).

- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 10,08 lit khí SO2 (đkc).

Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 27. Cho 8,3 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại Đồng, Nhôm và Magiê tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% (loãng). Sau phản ứng còn chất không tan B và thu được 5,6 lít khí (đkc). Hoà tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng, dư; thu được 1,12 lít khí SO2 (đkc).

- Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

- Tính C% các chất có trong dung dịch B, biết lượng H2SO4 phản ứng là vừa đủ.

Bài 28. Hòa tan 11,5 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí(đkc). Phần không tan cho vào  H2SO4 đặc,nóng thu được 2,24 lít khí(đkc). Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp .

Bài 29. Hoà tan 29,4 g hh Al, Cu, Mg vào dung dịch HCl dư tạo 11,2 lít khí ở đktc. Phần không tan cho tác dụng với dung dịch  H2SO4 đđ tạo 6,72 lít khí SO2 ở đkc. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 30. Cho 8,9g hỗn hợp Zn, Mg tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 0,1 mol SO2 ; 0,01 mol S ; 0,005 mol H2S. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Bài 31. Cho m gam Zn tan vào H2SO4 đặc nóng th được 6,72 lít hỗn hợp hai khí H2S và SO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5.

a, Tính số mol của mỗi khí trong hỗn hợp?

b, Tính giá trị của m?

c, Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?

Bài 32. Cho 11g hỗn hợp Al, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 4,032 lít hỗn hợp hai khí H2S, SO2 có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X,

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Bài 33. Cho 4,5g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp SO2, H2S có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?

Bài 34.  Cho 1,44g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đăc nóng thu được 0,672 lít hỗn hợp SO2, H2S có tỉ khối so với H2 là 27. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?

....

Trên đây là trích dẫn nội dung Bài tập Lưu Huỳnh và Hợp chất của Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF