OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bài tập chuyên đề đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hàn Thuyên

07/07/2020 768.71 KB 348 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200707/777054516834_20200707_205632.pdf?r=1573
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Hóa học 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập chuyên đề đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hàn Thuyên. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt

 

 
 

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

 

Câu 1: Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p4. Vị trí đúng của X trong bảng tuần hoàn là:

     A. Chu kì 4, nhóm IVA.                                            C. Chu kì 4, nhóm IVA. 

     B. Chu kì 3, nhóm IVA.                                            D. Chu kì 3, nhóm VIA. 

Câu 2: Kim loại có các tính chất vật lý chung là:

     A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim                                   

     B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim

     C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi                                     

     D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng

Câu 3: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lư­ợng riêng nhỏ nhất) trong số tất cả các kim loại?

     A. Liti (Li)                         B. Natri (Na)                   C. Kali (K)                        D. Rubiđi (Rb)

Câu 4: Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

     A. Fe, Zn, Li, Sn               B. Cu, Pb, Rb, Ag           C. K, Na, Ca, Ba               D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 5: Kim loại Ni phản ứng được với dung dịch của tất cả muối ở dãy nào sau đây?

     A. NaCl, AlCl3, ZnCl2                                               B. MgSO4, CuSO4, AgNO3

     C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl                                      D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2

Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là:

     A. Na, Al, Cu, Mg                                                     B. Al, Mg, Fe, Na, Ba

     C. Na, Fe, Cu, Ba, Mg                                              D. Ba, Na, Al, Ag

Câu 7: Cho các ion: Fe2+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là:

     A. (2) < (3) < (1).               B. (1) < (3) < (2).             C. (1) < (2) < (3).               D. (2) < (1) < (3).

Câu 8: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất mà không làm tăng khối lương Ag?

     A. Dung dịch FeCl3.                                                  B. Dung dịch AgNO3.      

     C. Dung dịch FeCl2.                                                  D. Dung dịch CuCl2.

Câu 9: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

     A. bị oxi hoá.                   B. bị khử.                           C. nhận proton. D. nhường proton

Câu 10: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

     A. HNO3.                        B. Fe(NO3)2.                      C. Fe(NO3)3.     D. Cu(NO3)2.

Câu 11: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì đối với lượng khí thoát ra?

     A. Không đổi.                 B. Nhiều hơn.                    C. Ngừng thoát ra.        D. Ít hơn.

Câu 12: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách

     A. điện phân dung dịch MgCl2.

     B. chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …

     C. cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.

     D. dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.

Câu 13: Cho các kim loại sau: Fe, Cu, Zn, Na, Ag, Al. Số kim loại tác dụng được với các dung dịch HCl và H2SO4 loãng là

     A. 5.                                   B. 6.                                 C. 3.                                   D. 4.     

Câu 14: Cho các kim loại sau: Fe, Ni, Cu, Na, Ba, Be. Số kim loại tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là

     A. 2.                                   B. 4.                                 C. 3.                                   D. 1.

Câu 15: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?

     A. Sắt tây (sắt tráng thiếc).                                        B. Sắt nguyên chất.

     C. Hợp kim gồm Al và Fe.                                        D. Tôn (sắt tráng kẽm).

Câu 16: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

     A. Al.                                 B. Ag.                              C. Zn.                                D. Fe.

Câu 17: Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. Vị trí đúng của X trong bảng tuần hoàn là:

     A. Chu kì 4, nhóm IVA.                                            B. Chu kì 4, nhóm IVA. 

     C. Chu kì 3, nhóm IVA.                                            D. Chu kì 3, nhóm VIA. 

Câu 18: Những tính chất vật lí chung của kim loại được gây ra bởi

     A. Khối lượng nguyên tử kim loại.                           B. Cấu trúc mạng tinh thể kim loại.

     C. Tính khử của kim loại.                                          D. Các electron tự do trong kim loại.

Câu 19: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại?

     A. Vàng.                            B. Bạc.                            C. Đồng.                            D. Nhôm.

Câu 20: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

     A. Tính khử.                      B. Tính oxi hoá.               C. Tính bazơ.                     D. Tính axit.

Câu 21: Trong các kim loại Pb, Zn , Ni, Sn  và các ion Pb2+, Zn2+, Ni2+, Sn2+ thì

     A. Ni có tính khử mạnh nhất và Ni2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

     B. Sn có tính khử mạnh nhất và Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

     C. Zn có tính khử mạnh nhất và Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

     D. Pb có tính khử mạnh nhất và Zn2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

Câu 22: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là:

     A. Na, Al, Cu, Mg.                                                    B. Al, Mg, Fe, Na, .      

     C. Na, Fe, Cu, Ba, Mg.                                             D. Ba, Na, Al, Ag.

Câu 23: Dãy các ion được xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là:

A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.                                           B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.   

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.                                           D. Fe3, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 24: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

     A. 1s22s22p6.                      B. 1s22s22p63s23p4.          C. 1s22s22p63s23p5.              D. 1s22s22p63s1.

Câu 25: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ sắt khử yếu hơn nhôm?

A. Phản ứng với CuCl2.                                             B. Phản ứng với H2O.  

C. Phản ứng với ZnSO4.                                          D. Phản ứng với HNO3.

Câu 26: Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc

     A. Chu kì 2, nhóm VI.                                               B. Chu kì 3, nhóm IA.     

     C. Chu kì 4, nhóm IA.                                               D. Chu kì 4, nhóm VIA.  

Câu 27: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại như thế nào?

     A. Đều là chất khử.

     B. Kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử.

     C. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá. 

     D. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử.

Câu 28: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa những muối sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng, NH4NO3. Tổng số trường hợp tạo ra muối Fe(II) là

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 5.                                   D. 6.

Câu 29: Cho Na vào dung dịch CuSO4, nhận định nào sau đây đúng?

     A. Không hiện tượng.                                               B. Có kết tủa xanh lam.

     C. Có kim loại Cu được sinh ra.                                D. Có sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lam.

Câu 30: Để loại bỏ tạp chất kẽm, chì, đồng có lẫn trong bạc (ở dạng bột) mà không làm thay đổi khối lượng bạc người ta dùng một lượng dư dung dịch

     A. AgNO3.                        B. Pb(NO3)2.                   C. Cu(NO3)2.                     D. Fe(NO3)3.

Câu 31: Trường hợp nào sau đây không tạo ra kim loại?

     A. Na + dd CuSO4.           B. Mg + dd Pb(NO3)2.      C. Fe + dd CuCl2.             D. Cu + dd AgNO3.

Câu 32: Dãy gồm các kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4

A. Na, Mg, Zn, Pb.            B. Mg, Zn, Fe, Pb.          C. Mg, Zn, Fe, Al.             D. Na, Mg, Zn , Fe.

Câu 33: Phương trình phản ứng được viết đúng là:

  A. Fe2+ + Ag+  → Fe3+  + Ag.                                     B. Ni + Mg2+   → Mg + Ni2+.

  C. Cu + Pb2+   → Cu2+ + Pb.                                      D. Sn + Mg2+  →  Mg + Sn2+.

Câu 34: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu vào  dung dịch AgNO3 lấy dư thì sau khi kết thúc phản ứng dung dịch thu được có chất tan là

  A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.                                        B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.

  C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3.                           D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3 và Ag.

Câu 35: Nhận định nào đúng?

     A. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.

     B. Fe có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.

     C. Cu có khả năng đẩy được Fe khỏi  dung dịch FeCl3.

     D. Fe có khả năng tan được trong dung dịch FeCl3.

Câu 36: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra?

     A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.                                  B. Ánh kim.

     C. Tính dẻo.                                                               D. Tính cứng.

Câu 37: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

     A. Cu.                                B. Ag.                              C. Au.                                D. Al.

Câu 38: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa. Chất X là

     A. Fe(NO3)3.                      B. Al(NO3)3.                    C. Fe(NO3)2.                      D. Cu(NO3)2.

Câu 39: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

     A. Mg.                               B. K.                                C. Al.                                 D. Cu.

Câu 40: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là

     A. Cu và Fe.                      B. Fe và Cu.                    C. Zn và Al.                      D. Cu và Ag.

Câu 41: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

     A. 1.                                   B. 2.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 42: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

     A. 2.                                   B. 4.                                 C. 3.                                   D. 5.

Câu 43: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

     A. sự khử ion Cl-.                                                      B. sự oxi hóa ion Cl-.        

     C. sự oxi hóa ion Na+.                                               D. sự khử ion Na+.

Câu 44: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

     A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.        

     B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4         

     C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

     D. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

Câu 45: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

     A. bị khử.                          B. nhận proton.               C. bị oxi hoá.                     D. cho proton.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập chuyên đề đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hàn Thuyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF