OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bài tập chuyên đề Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thống Nhất A

01/07/2020 1.04 MB 435 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200701/944284679606_20200701_145158.pdf?r=597
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bài tập chuyên đề Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thống Nhất A. Đề thi bao gồm các hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong 60 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

 

TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

Câu 1. Nhận định đúng là

  A. Tất cả nguyên tố s là kim loại.                 B. Tất cả nguyên tố p là kim loại.

  C. Tất cả nguyên tố d là kim loại.                 D. Tất cả nguyên tố nhóm A là kim loại.

Câu 2. Cấu hình electron nào dưới đây đúng của các ion hoặc nguyên tử Cu (Z = 29)?

  A. Cu2+: 1s² 2s²2p6 3s²3p63d7 4s².                 B. Cu: 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s1.

  C. Cu+: 1s² 2s²2p6 3s²3p63d8 4s².                  D. Cu: 1s² 2s²2p6 3s²3p63d9 4s².

Câu 3. Nguyên tố Cr có số hiệu nguyên tử là 24. Ion Cr³+ có cấu hình electron là

  A. Cr³+: 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d5 4s1.               B. Cr³+: 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d4 4s².

  C. Cr³+: 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d4.                    D. Cr³+: 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d³.

Câu 4. Trong số các nguyên tử hoặc ion sau, nguyên tử hay ion vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là

  A. Cu                         B. Ca²+ .                       C. H+.                          D. Fe²+.

Câu 5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại M và X là 94, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn của M là 18. Hai kim loại M và X lần lượt là

  A. Na, Ca.                  B. Mg, Ca.                  C. Be, Ca.                    D. Na, K.

Câu 6. Nguyên tử của kim loại X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kim loại X là

  A. Mg                        B. Al                           C. Fe                           D. Ca

Câu 7. Nguyên tố sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong bảng tuần hoàn, sắt thuộc

  A. chu kì 4 nhóm VIIIA.                              B. chu kì 4 nhóm VIIIB.

  C. chu kì 4 nhóm IVA.                                 D. chu kì 5 nhóm VIIIB.

Câu 8. Một nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 31 thì vị trí của nguyên tố đó thuộc

  A. chu kì 4, nhóm IIIA                                 B. chu kì 3, nhóm IIIA

  C. chu kì 4, nhóm IA                                    D. chu kì 3, nhóm IA

Câu 9. Dãy các ion kim loại nào sau đây có cùng cấu hình electron?

  A. 11Na+, 12Mg²+, 13Al³+.                               B. 19K+, 11Na+, 12Mg²+.

  C. 11Na+, 19K+, 37Rb+.                                    D. 19K+, 20Ca²+, 21Sc³+.

Câu 10. Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là

  A. Ag                         B. Cu                           C. Al                           D. Fe

Câu 11. Kim loại có độ cứng lớn nhất là

  A. Cr                          B. W                            C. Fe                           D. Cu

Câu 12. Ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là

  A. Na                         B. K                            C. Hg                          D. Ag

Câu 13. Người ta quy ước kim loại nhẹ là kim loại có tỉ khối

  A. lớn hơn 5              B. nhỏ hơn 5               C. nhỏ hơn 6               D. nhỏ hơn 7

Câu 14. Nguyên nhân tạo nên tính chất vật lí chung các kim loại gồm tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim là do

  A. cấu tạo mạng tinh thể kim loại                 B. các electron tự do của kim loại

  C. tỉ khối của kim loại                                               D. độ bền liên kết của kim loại

Câu 15. Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy

  A. Al, Fe và Cu.        B. Mg, Fe và Ag.        C. Mg, Zn và Fe.         D. Al, Hg và Zn.

Câu 16. Đa số kim loại có cấu tạo theo ba kiểu mạng tinh thể

  A. lập phương tâm khối, tứ diện đều, lập phương tâm diện.

  B. lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối.

  C. lục phương, tứ diện đều, lập phương tâm diện.

  D. lục phương, tứ diện đều, lập phương tâm khối.

Câu 17. Liên kết kim loại là liên kết

  A. hình thành do lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

  B. hình thành nhờ các cặp electron giữa các nguyên tử.

  C. sinh ra do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, các electron kết dính ion dương với nhau.

  D. sinh ra do sự nhường cặp electron chưa liên kết của nguyên tử này cho nguyên tử kia để hình thành liên kết.

DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI

Câu 1. Một học sinh viết các sơ đồ phản ứng sau

a. Zn + Cu²+ → Zn²+ + Cu                  b. Cu + Ag+ → Cu²+ + Ag

c. Cu + Fe²+ → Cu²+ + Fe                   d. Ag + H+ → Ag+ + H2.

Những trường hợp có xảy ra phản ứng là

  A. a và b.                   B. c và d.                     C. a và c.                     D. b và c.

Câu 2. Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hóa của các ion kim loại tăng theo chiều:

  A. Fe²+; Cu²+; Fe³+.    B. Fe³+; Cu²+; Fe²+.     C. Cu²+; Fe³+; Fe²+      D. Fe³+; Fe²+; Cu²+.

Câu 3. Ion nào có khả năng oxi hóa yếu nhất?

  A. Zn²+.                     B. Cu²+.                       C. H+.                          D. Ag+.

Câu 4. Dãy ion kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng tính oxi hóa?

  A. Mg²+, Fe²+, Ag+, Al³+.                               B. Al³+, Fe²+, Zn²+, Ag+.

  C. Mg²+, Zn²+, Fe²+, Ag+.                              D. Mg²+, Zn²+, Ag+, Fe²+.

Câu 5. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

  A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.                            B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

  C. AgNO3 và Zn(NO3)2.                               D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 6. Trong dãy nào sau đây, tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải?

  A. Cu, Zn, Fe, Mg.    B. Cu, Fe, Zn, Mg.      C. Fe, Zn, Cu, Mg.      D. Mg, Zn, Fe, Cu.

Câu 7. Cho các cặp oxi hóa khử Fe²+/Fe, Zn²+/Zn, Cu²+/Cu, Pb²+/Pb. Có thể lập được bao nhiêu cặp pin điện hóa từ các cặp oxi hóa khử trên?

  A. 2                B. 3                             C. 4                             D. 6

Câu 8. Trong các dung dịch: CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl, ZnSO4, AgNO3, những dung dịch tác dụng được với Zn là

  A. CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl.                                   B. CuSO4, FeCl3, ZnSO4, AgNO3.

  C. CuSO4, FeCl2, KCl, AgNO3.                    D. CuSO4, FeCl3, FeCl2, AgNO3.

Câu 9. Kim loại X tác dụng với dung dịch muối sắt (III) tạo ra kim loại Fe. X có thể là

  A. Na                         B. Cu                           C. Mg                          D. Ni

Câu 10. Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe³+, Zn²+, Cu²+, Pb²+, Mg²+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là

  A. 4                B. 5                             C. 3                             D. 6

Câu 11. Cho hỗn hợp bột Mg và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 2 kim loại, dung dịch gồm 3 muối là

  A. Zn(NO3), AgNO3 và Mg(NO3)2.            B. Mg(NO3)2, Cu(NO3 và AgNO3.

  C. Mg(NO3)2, Zn(NO3 và Cu(NO32.         D. Zn(NO3)2, Cu(NO3 và AgNO3.

Câu 12. Cho hỗn hợp bột Zn và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 3 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là

  A. Zn(NO3)2 và AgNO3.                               B. Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.

  C. ­Zn(NO3)2 và Al(NO3)3.                            D. Al(NO3)3 và AgNO3.

Câu 13. Chọn các phản ứng sai trong số các phản ứng sau

1. 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg

2. Al + 6HNO3đ, nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

3. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

4. 2Al + Fe2O3→ Al2O3 + 2Fe

5. 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2.

  A. 3 và 4.                   B. 1 và 2.                     C. 1 và 3.                     D. 2 và 5.

Câu 14. Cho các phản ứng hóa học sau

Fe + Cu²+ → Fe²+ + Cu;          Cu + 2Fe³+ → Cu²+ + 2Fe²+.

Nhận xét SAI là

  A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu.                B. Tính oxi hóa của Fe³+ mạnh hơn Cu²+.

  C. Tính oxi hóa của Fe²+ yếu hơn Cu²+.        D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe²+.

Câu 15. Dãy gồm các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là

  A. Zn²+, Cu²+, Fe²+, Ag+.                               B. Zn²+, Cu²+, Fe²+, Ag+.

  C. Zn²+, Fe²+, Cu²+, Ag+.                               D. Fe²+, Zn²+, Cu²+, Ag+.        

Câu 16. Thứ tự của các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là Ag+/Ag, Fe³+/Fe²+, Cu²+/Cu, Fe²+/Fe. Cặp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

  A. Ag+ + Fe²+ →.      B. Ag+ + Cu →.          C. Cu + Fe³+ →.          D. Cu²+ + Fe²+ →.

Câu 17. Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây?

  A. FeCl3.                   B. CuSO4.                   C. AgNO3.                  D. MgCl2.

Câu 18. Dãy các kim loại chỉ khử được Fe³+ về Fe²+ trong dung dịch muối là

  A. Mg, Al.                 B. Fe, Cu.                    C. Cu, Ag.                   D. Mg, Fe.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là

  A. 11,92.                    B. 16,39.                     C. 8,94.                       D. 11,175.

Câu 2. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) là

  A. 336 ml.                  B. 448 ml.                   C. 224 ml.                   D. 112 ml.

Câu 3. Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là

  A. 7,2.                                    B. 12,0.                       C. 10,2.                       D. 11,2.

Câu 4. Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

  A. (m + 8) gam.         B. (m + 16) gam.         C. (m + 24) gam.         D. (m + 32) gam.

Câu 5. Nung a gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hòa tan hoàn X trong H2SO4 đặc, nóng thoát ra 4,48 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc). Giá trị của a là

  A. 22,4.                      B. 19,2.                       C. 16,0.                       D. 9,6.

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Thêm NH3 dư vào dung dịch B thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 16,8.                      B. 34,55.                     C. 25,675.                   D. 17,75.

Câu 7. Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hòa tan hết X vào dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra ở đktc là

  A. 50 ml; 1,12 lít.      B. 50 ml; 2,24 lít.        C. 500 ml; 1,12 lít.      D. 250 ml; 3,36 lít.

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc). Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 99,30.                    B. 115,85.                   C. 104,20.                   D. 110,95.

Câu 9. Hỗn hợp X có tỉ khối so với hiđro là 27,8 gồm metylxiclopropan, butan, but–2–en, but–1–in và buta–1,3–đien. Khi đốt cháy hoàn toàn 8,34 gam X, tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là

  A. 36,66 g.                 B. 46,92 g.                  C. 24,50 g.                  D. 35,88 g.

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp X là

  A. 40,24%.                B. 30,7%.                    C. 20,97%.                  D. 37,5%.

Câu 11. Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là

  A. 11,2 gam.              B. 10,2 gam.                C. 7,2 gam.                  D. 6,9 gam.

Câu 12. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là

  A. 35,7 gam.              B. 46,4 gam.                C. 15,8 gam.                D. 77,7 gam.

Câu 13. Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. A hòa tan vừa vặn trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3, bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Số mol NO bay ra là

  A. 0,01.                      B. 0,04.                       C. 0,03.                       D. 0,02.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch Y là

  A. 160 gam.               B. 140 gam.                 C. 120 gam.                 D. 100 gam.

Câu 15. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

  A. 9,75 gam.              B. 8,75 gam.                C. 7,80 gam.                D. 6,50 gam.

Câu 16. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

  A. 0,23 lít                  B. 0,08 lít.                   C. 0,18 lít.                   D. 0,16 lít.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thống Nhất A. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF