OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

9 Dạng bài tập ôn tập Chương 1 Nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2020

03/09/2020 793.72 KB 501 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200903/600526192413_20200903_084244.pdf?r=3931
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu 9 Dạng bài tập ôn tập Chương 1 Nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2020. Tài liệu bao gồm các hỏi trắc nghiệm có đáp án. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

9 DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN ÔN TẬP CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

Dạng 1: Tổng số hạt (hai dữ kiện)

1. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R.

2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 57, biết số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố X.

3. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Tính số khối của Y.

4. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52 và có số khối là 35. Xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử X.

5. Nguyên tử X có tổng hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Viết kí hiệu X.

Tổng số phần tử trong nguyên tử Z là 52 trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1. Tìm kí hiệu nguyên tử Z.

7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số hạt proton và số khối của nguyên tử nguyên tố X.

8. Nguyên tử của kim loại M có số proton ít hơn số nơtron là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định M.

9. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định X, viết cấu hình electron của X.

10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tố X.

11. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Tìm số khối nguyên tử X ?

Dạng 2: Tổng số hạt (một dữ kiện)

1. Tổng số hạt của nguyên tử X là 21. Xác định số khối X. Biết rằng X là một phi kim và có p < n < 1,33 p

2. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 58 và có số khối nhỏ hơn 40. Viết kí hiệu của Y.

3.Tổng số hạt trong 1 nguyên tử R là 54 và có số khối nhỏ hơn 38. Xác định số khối, kí hiệu của R.

4. Tổng số hạt trong nguyên tử M là 58. Tìm tên M biết rằng sự chênh lệch giữa số khối và nguyên tử trung bình không quá 1 đơn vị.

5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 19 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X.

6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 13 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X.

7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 28 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X.

8. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 40 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X.

9. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 16 (biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của Y.

10. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của hai nguyên tố X và Y lần lượt là 16 và 58. Xác định các nguyên tố và kí hiệu chúng.

Dạng 3: Tổng số hạt phức tạp

1. Phân tử XY3 có tổng số proton, nơtron, electron bằng 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76. Xác định X,Y và XY3.

2. Cho ba nguyên tử A, B, C có cùng số proton. Tổng số các lọai hạt của ba nguyên tử là 129. Số nơtron của A và B hơn kém nhau một hạt. Nguyên tử C có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử A có số khối bằng trung bìng cộng của hai nguyên tử còn lại. Tìm nguyên tử khối của mỗi nguyên tử?

3. Có 3 nguyên tử X, Y, Z , tổng số hạt proton, nơtron, electron của ba nguyên tử này là 51. Nguyên tử Z nhiều hơn nguyên tử Y 11 hạt. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn số hạt mang điện của X là 8 hạt. Nguyên tử X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt của Y là 17. Tìm số p, n của X, Y, Z.

4. Nguyên tố X có 3 đồng vị X1, X2, X3. Số khối của X1 bằng trung bình cộng số khối của X2 và X3. Hiệu số nơtron của X2 Và X3 gấp 2 lần số proton của nguyên tử hiđro. Nguyên tử X1 có tổng số hạt là 126, số nơtron nhiều hơn số electron là 12 hạt. Tính số khối của X1, X2, X3.

5. Tổng số hạt nơtron, proton, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Xác định hai kim loại A và B.

6. Hợp chất Z tạo bởi 2 nguyên tố M,R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng, trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron=số proton + 4 còn trong hạt nhân R có số nơtron=số proton, tổng số hạt proton trong Z là 84 và a+b=4. Tìm công thức phân tử của Z.

Viết phương trình phản ứng giữa Z với HNO3 đặc nóng.

7. Hợp chất B tạo bởi 1 kim loại hóa trị II và 1 phi kim hóa trị I.

Trong phân tử B có :

– Tổng số hạt là 290.

– Tổng số hạt không mang điện là 110.

– Hiệu số hạt không mang điện của phi kim và kim loại là 70.

– Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim là 2/7.

Tìm A,Z của kim loại và phi kim.

8. Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p,n,e) là 92 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28  hạt,Số khối của M  lớn hơn số khối của X là 7.Tổng số hạt (p,n,e) trong nguyên tử M nhiều hơn X là 10 . Xác định M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất.

9. Hợp chất Y có công thức là MX2 trong đó M chiếm 46,67% vế khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X ó số nơtron bằng số proton.Tổng số proton trong MX2 là 58. Tìm AM và AX.

10. Cho 3 nguyên tử M,X,R trong đó R là đồng vị .

Trong nguyên tử M có : số nơtron–số proton = 3.

Trong nguyên tử M và X có :         

số proton của M – số proton của X = 6.

số nơtron của M + số nơtron của X = 36.

Tổng số khối của các nguyên tử trong phân tử MR là 76.

Xác định số proton, nơtron, electron trong M,X và viết kí hiệu nguyên tử của chúng.

11. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron và electron là 34. Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron và electron là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.

a)Xác định số proton, số nơtron và số electron của X và Y.

b)Y còn 1 đồng vị khác là Y’ có số nơtron nhiều hơn Y 2 hạt và hỗn hợp A gồm Y và Y’có nguyên tử khối trung bình bằng số khối của Y + 0,5. Xác định phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị trong hỗn hợp A.

12. Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8.

Xác định 2 kim loại A và B.

13.a) Một kim loại M có số khối là 54, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M2+ là 78. Xác định M.

b)Một kim loại M có số khối 54, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M2+ là 78.Xác định M.                 

c)Ion PxOy3– và SnOm2– đều có tổng số electron là 50. Xác định x,y,n,m và suy ra các ion trên. Cho biết x

14. X,Y đều là phi kim . Trong nguyên tử X ,Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14,16.

Hợp chất XYn có đặc điểm:

–X chiếm 15,0486% khối lượng.

–Tổng số proton là 100.

–Tổng số nơtron là 106.

Xác định số khối và tên X,Y.

15.a)Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X , tổng số hạt (proton , nơtron , electron) trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số khối của ion M2+ nhiều hơn X–‑ là 21. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X là 27 hạt. Xác định M,X, MX2.

b)Nguyên tử R có tổng số hạt là 54 và số khối nhỏ hơn 36. Xác định R.

16. a)Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 là 63 . Số hạt mang điện trong hạt nhân B nhiều hơn  số hạt mang điện trong hạt nhân A là 1. Xác định A,B, AB3 .

b)Hợp chất A tạo bởi 2  ion X2+ và YZ32–. Tổng số electron của YZ32– là 32 hạt, Y và Z đều có số proton bằng số nơtron. Hiệu số nơtron của 2 nguyên tố X và Y bằng 3 lần số proton của Z. Khối lượng phân tử A bằng 116. Xác định X,Y,Z và công thức của A.

17. A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2 là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28  trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện. Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y.

18. Một hợp chất tạo thành từ các ion M+ và X22–. Trong phân tử M2X2 có tổng số proton, nơtron, elctron bằng 164  trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong X22– là 7. Xác định nguyên tố M,X và công thức phân tử M2X2. Viết cấu hình electron (dạng chữ và dạng obitan) của M+; viết công thức electron của ion X22–.

19. A và B là 2 hợp chất ion tạo nên bởi các  ion đều có cấu hình electron của Agon và có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 164. Xác định A và B biết rằng khi cho dung dịch A trong nước tác dụng với dung dịch HCl có khí mùi trứng thối bay lên.

20. Hợp chất A2B6 có tổng số hạt là 392 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120 hạt. Số khối của A ít hơn số khối của B là 8. Tổng số hạt trong A3+ nhiều hơn trong B là 13. Xác định A,B, AB3, A2B6.

21. Phân tử XY2 và X2Y có tổng số proton, nơtron,electron lần lượt là 69 và 66. Số nơtron của Y nhiều hơn của X là 1. Phân tử X2Y4 có tổng số hạt mang điện là 92. Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử, phân tử, ion : X, Y, X2, Y2, Y3, XY, XY2,XY32–.

22. Một hợp chất ion cấu tạo từ M+ và ion X2-. Trong phân tử M2X có tổng hạt ( P, N, E ) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt ( P, N, E ) trong ion M+nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất.

Dạng 4 : Tìm nguyên tử khối trung bình

1. Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp đồng vị:

16O (99,757%)   17O (0,039%)     18O (0,204%)

a. Tính nguyên tử khối trung bình của Oxi.

b. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có một nguyên tử đồng vị 17O.

c. Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử Oxi (biết phân tử Oxi có 2 nguyên tử)

2.* Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố 12Mg, 27CO, 28Ni theo các số liệu sau:

a) 24Mg(78,7%), 25Mg (10,1%), 26Mg (11,2%)

b) 59Co (100%)

c)58Ni (67,76%), 60Ni (26,16%), 61Ni (2,42%), 62Ni (3,66%)

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 9 Dạng bài tập ôn tập Chương 1 Nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF